Xung đột là phần tự nhiên tất yếu của bất kỳ nơi làm việc nào, đặc biệt là ở những nơi có nhiều cá nhân với những trách nhiệm và cá tính khác nhau cùng làm việc. Điều quan trọng là phải quản lý xung đột để nơi làm việc có thể tiếp tục là một môi trường tích cực và hợp tác, nơi nhân viên vui vẻ và làm việc hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quản lý xung đột là gì, xem xét các ví dụ về kỹ năng quản lý xung đột và những cách bạn có thể cải thiện kỹ năng của mình với tư cách là người lãnh đạo tại nơi làm việc.
📌KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT LÀ GÌ?
- Kỹ năng quản lý xung đột giúp bạn quản lý mức độ ảnh hưởng của xung đột đến bạn, những người bạn làm việc cùng và toàn bộ nơi làm việc.
- Biết rằng xung đột là không thể tránh khỏi, quản lý xung đột nhằm mục đích biến xung đột trở thành một phần hữu ích tại nơi làm việc và nếu bạn có kỹ năng làm điều đó, bạn có thể đóng góp vào một môi trường nơi xung đột được chấp nhận, quản lý và sử dụng một cách tích cực.
📌MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
Dưới đây là 6 ví dụ về các kỹ năng được sử dụng trong việc quản lý xung đột.
- Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp hiệu quả có nghĩa là bạn chú ý đến người mà bạn đang giao tiếp và điều chỉnh ngôn ngữ cũng như các tín hiệu phi ngôn ngữ của mình. Tránh sử dụng ngôn ngữ gây tổn thương hoặc không phù hợp.
- Chủ động lắng nghe: Khi bạn biết chủ động lắng nghe, bạn sẽ cho người khác thấy bạn coi trọng những gì họ nói và điều quan trọng là bạn phải hiểu suy nghĩ của họ. Khi bạn dành thời gian để lắng nghe, bạn đang học được những quan điểm khác có thể giúp bạn quản lý xung đột tốt hơn.
- Mang đến sự đồng cảm: Sự đồng cảm có nghĩa là bạn hiểu cảm giác của người khác vì bạn có dành thời gian để nhìn nhận quan điểm của họ. Với sự đồng cảm, bạn cũng có thể hiểu thêm nhu cầu, mong muốn, động cơ và mục tiêu của đối tác, nhưng bạn cũng có thể xem xét những điểm yếu của họ.
- Giải quyết vấn đề: Để thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn có thể động não tìm giải pháp cho vấn đề, cộng tác với người khác, tìm cách hiểu hoàn toàn vấn đề cơ bản và sau đó đưa ra giải pháp hợp lý.
- Thái độ tích cực: Duy trì thái độ tích cực có thể giúp bạn xử lý và giải quyết xung đột để đạt được kết quả là một nơi làm việc gắn kết hơn. Sự tích cực giúp bạn nhận ra rằng sai lầm vẫn xảy ra và do đó, bạn có thể tìm ra cách tránh xung đột về nó và đi tiếp.
- Giữ bình tĩnh: Khi bạn bình tĩnh, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình ở nơi làm việc. Mức độ trí tuệ cảm xúc này có thể giúp giữ cho xung đột không trở nên tồi tệ hơn một cách không cần thiết.
📌QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Dưới đây là một số cách bạn có thể thể hiện kỹ năng quản lý xung đột của mình tại nơi làm việc:
- Hãy kiên nhẫn
- Quản lý xung đột đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn với mọi người mà bạn đang giao tiếp về xung đột hiện tại hoặc tiềm ẩn. Bạn cần có đủ kiên nhẫn để hiểu quan điểm của mọi người và kiên nhẫn dành thời gian cần thiết để giải quyết xung đột trong tương lai.
- Sự kiên nhẫn cũng có thể giúp bạn tránh được xung đột vì bạn ít có khả năng rơi vào tình huống khó chịu.
- Hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ
- Bạn có thể nhận biết tín hiệu từ người khác thông qua cách họ hành động và phản ứng.
- Bạn có thể hiểu được họ đang thất vọng, tức giận, buồn bã hay vui vẻ chỉ bằng cách quan sát họ và ghi lại những gì họ có thể giao tiếp không lời với bạn.
- Hãy khách quan
- Một trong những cách tốt nhất để quản lý xung đột là giữ thái độ khách quan, ngay cả khi xung đột là giữa một người bạn thân và một nhân viên mới mà bạn không biết rõ.
- Nếu bạn không cảm thấy mình có thể vô tư thì hãy cân nhắc nhờ người khác can thiệp và giải quyết xung đột.
- Hãy cởi mở để thảo luận
- Để quản lý xung đột, bạn phải sẵn sàng thảo luận về hoàn cảnh và tình huống mà bạn đang gặp phải.
- Thảo luận là một phần có giá trị trong việc quản lý xung đột để nơi làm việc không hấp thụ những tác động tiêu cực của xung đột.
- Nó còn giúp mọi người hiểu được quan điểm của nhau và cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến riêng của mình.
- Tham khảo giá trị công ty
- Mọi người được tuyển dụng đều hiểu rõ các giá trị của công ty và điều quan trọng là phải tuân thủ các giá trị đó khi giải quyết xung đột.
- Giá trị của công ty đóng vai trò như một lời nhắc nhở về loại hình văn hóa mà doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng và cách mọi người có trách nhiệm tuân thủ chính sách của công ty.
📌CÁCH ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
- Đăng ký tham gia workshop:
Bạn có thể sẽ tìm thấy nhiều lớp học và hội thảo do các chuyên gia về quản lý xung đột tổ chức. Họ sẽ có thể cung cấp cho bạn các công cụ để tiếp cận xung đột tại nơi làm việc và quản lý chúng để văn phòng có thể hoạt động tốt nhất.
- Thực hiện một vài tình huống nhập vai:
Thông qua việc nhập vai, bạn sẽ nhận thức rõ hơn về cảm giác của một người ở một vị trí cụ thể, điều này có thể giúp bạn hiểu những người bạn làm việc cùng và những khách hàng mà bạn hỗ trợ.
- Yêu cầu sự nhận xét, phản hồi:
Khi bạn đang thực hiện quy trình quản lý xung đột, hãy hỏi cấp trên để có phản hồi về cách bạn xử lý tình huống. Họ sẽ có thể cho bạn những lời khuyên về cách tiếp cận quản lý xung đột tốt hơn trong tương lai.
- Hợp tác:
Khi bạn có kinh nghiệm cộng tác và biết tầm quan trọng của nó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với những người khác để giải quyết vấn đề và tìm ra giải pháp để tiếp tục.
Nguồn: Indeed
Người dịch: Mùa
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/25165
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 364