“Điều quan trọng nhất là không ngừng học hỏi. Sự tò mò cũng có lý do riêng cho sự tồn tại của nó.” – Albert Einstein
“Tôi không muốn sống nữa. Tôi không muốn ở đây. Tôi không thể làm điều này. Đau quá. Nó quá khó.”
Tôi thực sự tò mò không biết mình đã nghe những từ này bao nhiêu lần trong đời. Từ những người khác nhau, độ tuổi, giới tính, sắc tộc và tầng lớp xã hội khác nhau. Lời nói giống nhau, sự phiền muộn không khác gì nhau từ người này sang người khác. Sự vô vọng có một giai điệu cụ thể gắn liền với nó. Thật buồn tẻ, chán nản và trống rỗng.
Là con của một phụ huynh đã tự tử, có một nỗi sợ hãi quen thuộc bao trùm lấy tôi khi tôi nghe những lời này. Điều chỉnh sự cảnh giác lên cao độ vì biết rằng đã đến lúc phải xắn tay áo lên và đối mặt với những nỗi sợ hãi đó.
Là một nhà trị liệu tâm lý, có một bản liệt kê những mục cần kiểm tra lướt qua đầu tôi để đảm bảo rằng tôi hỏi tất cả các câu hỏi đúng khi tôi đánh giá mức độ đau đớn mà họ đang trải qua.
Là một con người, có một làn sóng ấm áp của lòng trắc ẩn trong tôi ngập tràn khi tôi cảm thấy xung quanh những gì mà tâm hồn đặc biệt này cần.
Sau khi hỏi những câu hỏi an toàn điển hình và xác định rằng người này không có nguy cơ kết liễu cuộc sống của anh ấy/cô ấy, tôi hỏi, “Vậy mục tiêu cuối cùng của bạn là gì? Bạn nghĩ điều gì xảy ra sau khi bạn chết? Bạn sẽ đi đâu? Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Cảm giác khi bạn chết sẽ khác gì so với cảm giác của bạn lúc này? ”
Các câu trả lời khác nhau từ “Nó tăm tối, không cảm giác, không tồn tại” đến “Tôi sẽ ở trên thiên đường và không còn làm việc gì” nhưng thường thì họ nói, “Tôi không biết”.
Đôi khi tôi lại hỏi, “Chà, nếu bạn không biết thì làm thế nào bạn có thể đảm bảo nó sẽ tốt hơn thế này? Nếu nó tệ hơn thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn phải nhớ lại tất cả những gì đã trải qua một lần nữa? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị mắc kẹt trong một vực thẳm tăm tối và không thể thoát ra ngoài?”
Còn hơn nhiều lần họ không nghĩ kỹ về điều này. Họ không nghĩ về điều gì tiếp theo, chủ yếu là vì những gì họ thực sự đang nói là “Tôi không muốn cảm thấy như thế này nữa.”
Tôi hiểu điều đó. Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc đó.
Sau đó, tôi đào sâu hơn:
“Làm thế nào bạn biết phép màu không ở xung quanh bạn? Nếu bạn cho phép một ngày nữa lại đến thì làm sao bạn biết sự nhẹ nhõm sẽ không đến vào ngày mai? Sẽ như thế nào nếu tò mò về những gì tiếp theo thay vì cho rằng tất cả đều sẽ khốn khổ như vậy?
Vì không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy như vậy, liệu một ngày nào đó bạn có thể lại cảm thấy niềm vui và sự tự do không?
Nếu bạn nhìn lại quá khứ của mình, bạn sẽ thấy mình đã có nhiều nỗi sợ hãi và những lúc thấp thỏm. Chúng vẫn giữ nguyên hay đã thay đổi? Hầu hết nỗi sợ hãi của bạn đã không thành hiện thực, và nếu chúng xảy ra, bạn đã sống sót trải qua chúng thì bạn đã vượt qua được rồi đó. Bạn thậm chí có thể đã học được điều gì đó hoặc củng cố khả năng dũng cảm của mình.
Nếu bạn quay lại, bạn có thể thấy có một bằng chứng suốt đời rằng thế giới của bạn luôn thay đổi và di chuyển. Bạn sẽ thấy nhiều khoảnh khắc có vẻ như mọi thứ không đi theo hướng bạn muốn, nhưng bạn cũng sẽ thấy có một số khoảnh khắc đã dẫn bạn đến chính xác những gì bạn cần. Hãy sử dụng những điều đó làm bằng chứng cho thấy niềm vui bất ngờ của bạn có thể sắp đến gần.”
Trong suốt những cuộc trò chuyện thế này, sự tò mò của chính tôi lại trỗi dậy. Tôi thường suy nghĩ nếu mẹ tôi có thể cầm cự thêm một chút nữa thì cuộc sống của bà sẽ như thế nào. Tôi tự hỏi liệu một liều thuốc nào khác có thể giúp được bà ấy. Hoặc nếu ngôn từ của một cuốn sách đầy cảm hứng có thể mang lại cho bà ấy hy vọng để tiếp tục giữ vững. Hoặc nếu mặt trời đã hôn lên mặt bà đủ lâu để bà ấy muốn cảm giác ấy nhiều hơn một chút nữa.
Sẽ như thế nào nếu bà ấy vẫn giữ sự tò mò về những gì sắp xảy đến thay vì quyết định rằng không còn bất ngờ hay niềm vui nào nữa? Liệu bà ấy có cảm thấy buồn vui lẫn lộn khi nhìn thấy tôi tốt nghiệp trung học không? Liệu bà ấy có ở đó để cổ vũ tôi khi tôi lấy được bằng thạc sĩ với hy vọng sẽ giúp được những người giống như bà ấy không? Liệu bà ấy có ôm con gái tôi, đứa cháu đầu tiên của bà ấy, và rơi những giọt nước mắt đầy sung sướng khi biết mình đã làm được điều đó không?
Ai biết được cuộc sống của bà ấy sẽ ra sao nếu bà ấy tiếp tục thêm một ngày nữa? Tôi sẽ không bao giờ biết, nhưng tôi thực sự rất tò mò.
Tôi đã ngồi với vô số trẻ em và người lớn trong khi họ đang chìm sâu trong nỗi đau của mình. Tôi đau đớn cho họ, khóc cho họ, và cũng cảm thấy hy vọng cho họ. Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo mà chúng ta không thể thấy được.
Tôi đã thấy những lần mang thai đến khi niềm hy vọng không còn, những mối quan hệ mới được sinh ra khi những người liên quan chắc chắn rằng họ sẽ không bao giờ cảm thấy được yêu thương nữa, những công việc mới không biết xuất hiện từ nơi đâu một cách đúng lúc. Tôi đã thấy bệnh tật biến mất khi mọi người bắt đầu quan tâm đến bản thân, và những khoảnh khắc vui vẻ xây dựng trong trái tim của những người chắc chắn rằng không còn chút ánh sáng nào.
Sự thật là, chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng chúng ta biết rằng chúng ta đã làm được điều mà chúng ta không nghĩ mình sẽ làm được. Làm thế nào để chúng ta biết ngày mai sẽ không phải là chính xác những gì chúng ta đã chờ đợi?
Tôi tin rằng cảm giác cơ bản của con người chúng ta là sự yên tĩnh. Sự thanh thản và yêu thương tràn ngập chúng ta khi có sự hiện diện của những người chúng ta yêu mến. Chúng ta cảm nhận được phần nào của tổng thể rằng chúng ta cảm thấy tự hào khi ta làm được điều gì đó và chúng ta kết nối lại với tình yêu mà ta đã tạo ra. Cách chúng ta cảm thấy khi dành tình yêu cho người khác và cách chúng ta cảm thấy khi tình yêu đó được đáp lại.
Tôi cũng tin rằng trải nghiệm của con người là đầy đấu tranh, khó khăn và thử thách. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi có thể thoát ra khỏi nó. Tôi cho rằng chúng ta được trang bị sức mạnh để dựa vào nỗi đau của mình và để nó di chuyển qua chúng ta. Sử dụng những trải nghiệm như thể sức mạnh và kiến thức của chúng ta để vượt qua làn sóng thất vọng tiếp theo.
Tôi không tin rằng chúng ta phải chịu đựng, nhưng đúng hơn là học cách trưởng thành khi đối mặt với khó khăn và sử dụng hy vọng làm vô lăng (bánh lái) để hướng dẫn chúng ta vượt qua … dẫu biết ánh sáng có thể không ở ngay trước mặt chúng ta, nhưng nó vẫn ở đâu đó xung quanh ta.
Và chúng ta càng tận dụng niềm tin này và sự thực tập hỗ trợ chúng ta, chúng ta càng có thể nhanh chóng trở về với sự bình yên bên trong ta.
Trong những giây phút khó khăn, bạn có muốn sự tò mò được phép tồn tại hay không? Không chỉ thừa nhận cảm giác đó trước mặt chúng ta — và cảm nhận nó — mà còn cho phép nó có khả năng xảy ra.
Tất cả trải nghiệm của chúng ta đều đi kèm với ý chí tự do để lựa chọn cách chúng ta sẽ phản hồi chúng. Với sự cởi mở và ngạc nhiên hoặc sự gạt bỏ và phản kháng, cảm nhận tất cả cùng một lúc có vẻ cũng rất ổn. Cảm xúc rồi sẽ qua. Chúng luôn luôn vậy.
Lần tới khi bạn có cảm giác bế tắc hoặc cảm giác giống như một trải nghiệm không bao giờ kết thúc, hãy suy nghĩ kỹ, tôi tự hỏi điều này sẽ mang điều gì đó đến. Tôi tự hỏi tôi sẽ đạt được gì. Tôi tự hỏi mình sẽ phát triển những điểm mạnh nào và sẽ hỗ trợ bản thân như thế nào. Tôi tự hỏi vẻ đẹp nào nằm ở phía bên kia của nỗi đau này. Đừng cố gắng vượt qua nó mà hãy đầu hàng nó.
Sau đó, cho phép sự tò mò. Hãy cởi mở. Bạn không bao giờ biết trong một ngày những điều bất ngờ nào có thể đến. Có lẽ hôm nay là ngày tất cả thay đổi. Hoặc có thể là ngày mai. Bạn có thể không biết ngày nào, nhưng bạn có thể sẵn sàng và mở cửa khi nó đến.
————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8739
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 14