“Không ai đề cập đến điều đó cho đến khi tôi vào cuối tuổi trung niên – thật kinh khủng! – Sự giúp đỡ của chúng ta thường không hữu ích cho lắm, đôi khi nó còn phản tác dụng. Giúp đỡ là cách nói hoa mỹ của sự kiểm soát ” ~ Anne Lamott
Tôi là một người luôn có những thiện ý. Nếu bạn chia sẻ vấn đề của mình với tôi, tôi sẽ chăm chú lắng nghe, cảm nhận và tìm cách giúp đỡ, có thể sẽ là những lời khuyên mặc dù bạn không yêu cầu. Tôi đã nghĩ rằng chúng hữu ích mà quên rằng nó có làm bạn khó chịu hay không.
Khi đối tác của tôi nói với tôi rằng các khớp của anh ấy bị đau, tôi nghĩ anh ấy muốn tôi dạy anh ấy các tư thế yoga. Khi bạn tôi nói với tôi rằng cô ấy ghét công việc của mình, tôi nghĩ cô ấy muốn tôi giúp cô ấy tìm một nghề nghiệp mà cô ấy đam mê. Khi đồng nghiệp của tôi nói với tôi về cuộc chia tay của anh ấy, tôi nghĩ anh ấy muốn tôi khuyến khích anh ấy quay lại.
Nhưng bây giờ, tôi đã bắt đầu hiểu hơn.
Chúng tôi không muốn lời khuyên (Trừ khi chúng tôi yêu cầu)
Hầu hết những người tự gọi mình là một người thấu hiểu cảm xúc cũng phải chịu đựng nỗi khổ tâm này.
Chúng ta nghĩ rằng vì chúng ta cảm thấy nỗi đau của người khác như thể nó là của chính mình – và cảm thấy dễ dàng khi đặt mình vào vị trí của người khác – nên chúng ta có trách nhiệm chữa lành nỗi đau đó. Và rồi lầm tưởng rằng lời khuyên hay giải pháp là những gì họ cần.
Hóa ra, tất cả không phải như vậy. Tôi đã học được bài học này khi em gái tôi kể cho tôi nghe về một cuộc tranh cãi lớn mà cô ấy đang có với người bạn thân nhất của mình.
Khi chúng tôi ngồi ăn mì trong bữa tối, cô ấy chia sẻ rằng cô ấy cảm thấy tổn thương như thế nào và cô ấy không chắc chắn về việc liệu tình bạn của họ có hàn gắn được lại hay không. Tôi đưa ra một vài gợi ý: “Em đã thử gọi cho cô ấy thay vì nhắn tin chưa? Hay là có thể rủ cô ấy gặp nhau đi uống cà phê nói chuyện?
Cô ấy nhìn tôi với ánh mắt khó chịu. “Becki, tôi không cần anh phải đưa ra những lời khuyên gì cả, anh chỉ cần lắng nghe là được rồi ”.
Phải thừa nhận rằng điều này khiến tôi rất ngạc nhiên. Cô ấy chỉ muốn tôi lắng nghe? Chỉ ngồi đây, và chẳng nói gì?
“Vâng, anh chỉ cần ngồi đấy thôi, chỉ cần cho em biết được rằng là anh đang lắng nghe”
Thành thật mà nói, em gái tôi khá bộc trực nên cô ấy không có vấn đề gì khi yêu cầu những gì cô ấy muốn và cần từ tôi (hoặc bất kỳ ai khác). Nhưng hầu hết chúng ta đều quá lịch sự – hoặc quá sợ hãi – để yêu cầu những gì ta thực sự muốn.
Khi tôi nghĩ về nó, tôi nhận ra rằng tôi cũng chẳng cần 1 giải pháp, trừ khi tôi yêu cầu một cách rõ ràng. Điều tôi thực sự muốn là được lắng nghe. Chờ đã, vậy chỉ nghe thôi là đủ?
Riêng tôi, tôi chia sẻ với mọi người vì tôi muốn nhận được sự ủng hộ. Sự hỗ trợ đó có thể đơn giản như việc ai đó nhìn vào mắt tôi và nói: “Tôi hiểu rồi.” Để nỗi đau được dịu xuống, làm cho tôi cảm thấy bớt cô đơn hơn.
Nhu cầu được nhìn, được nghe và được hiểu là những nhu cầu gần như là thiết yếu.
Trớ trêu thay, khi chúng ta cố gắng giúp đỡ người khác bằng cách đứa ra những giải pháp cho họ, chúng ta hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu này. Trên thực tế, những gì chúng ta đang nói là, “Tôi không tin rằng bạn có các nguồn lực cần thiết để tìm ra giải pháp của riêng mình cho vấn đề này. Đây là những gì tôi biết, vì vậy hãy làm điều này… ”
Thực ra, tôi cũng thường xuyên đặt vấn đề của người khác về mình. Nếu họ cho tôi biết những gì họ đang nghĩ, tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình về một tình huống tương tự (và cách tôi giải quyết nó) hoặc phản ứng về mặt cảm xúc với những gì họ đã nói.
Gần đây, đối tác của tôi nói rằng anh ấy đang có vấn đề với mối quan hệ của chúng tôi.
“Tôi muốn nói với bạn điều này, nhưng sẽ tốt hơn nếu tôi có thể nói chuyện mà bạn không phản ứng lại,” anh nói. “Bạn chỉ cần lắng nghe mà không chia sẻ suy nghĩ và cho tôi không gian để cởi mở về điều này với bạn. Như vậy có ổn không? ”
Bây giờ, hãy để tôi được rõ ràng. Đã nhiều năm kể từ khi chị gái tôi dạy tôi từ bỏ việc đưa ra lời khuyên và gọi đó là “sự đồng cảm”, tốt hơn hết là đừng cố gắng “sửa chữa” mọi người. Nhưng tôi vẫn có xu hướng phản ứng với những câu chuyện của người khác bằng suy nghĩ và quan điểm của riêng mình, thay vì thể hiện rằng tôi đang thực sự lắng nghe họ.
Ở một góc độ nào đó, điều này đúng. Chúng ta là những người giàu cảm xúc. Nhưng tôi quyết định không xem điều này như một cái cớ. Nếu tôi muốn có những cảm giác được mọi người quý mến, tin tưởng mà tôi thực sự khao khát, tôi cần học cách ở bên cạnh mà không tự đưa mình vào vấn đề của họ.
Sự đồng cảm đích thực là gì ?
Trong các nghiên cứu của tôi, từ tác phẩm của Marshall Rosenberg và Truyền thông bất bạo động đến mọi thứ của Brené Brown, đây là những gì tôi học được về sự đồng cảm cho đến nay.
Trước hết, sự đồng cảm là điều mà chúng ta làm chứ không phải là một thứ gì mà chúng ta có.
Đúng vậy, một số người trong chúng ta cảm thấy dễ dàng để đồng cảm và có sự liên kết với người khác. Nhưng sự đồng cảm thực sự là một kỹ năng. Đó là điều chúng ta có thể học hỏi và cải thiện. Thêm vào đó, những người tự gọi mình là “người thấu cảm”, họ nghĩ rằng mình không cần thiết phải học hỏi thêm về kỹ năng này. Nhưng hãy tin tôi, tất cả chúng ta đều có những điểm mù.
Giả sử một người bạn đến gặp chúng ta và nói rằng họ đang gặp khó khăn ngay bây giờ. Họ đang nợ một khoản tiền lớn và cảm thấy mình như là một người sắp chết đuối. Họ phải tăng ca liên tục để trang trải, nhưng họ vẫn cảm thấy căng thẳng, quá tải và kiệt sức.
Cảm thấy thôi thúc để đưa ra lời khuyên? Vâng, tôi cũng vậy.
Thay vào đó, chúng ta hãy dừng lại và suy nghĩ xem họ muốn gì. Họ có thể cảm thấy xấu hổ, vì vậy họ dễ bị tổn thương khi chia sẻ điều này. Họ đã cố gắng làm việc để giải quyết vấn đề, nên có thể họ cũng không cần những lời khuyên từ chúng ta.
Dưới đây là sự đồng cảm thực sự có thể trông như thế nào trong tình huống này:
- Hãy luôn có mặt, hiện diện ở đó với người bạn
- Chú ý đến những gì họ đang nói và tự nhắc nhở bản thân rằng đó là về họ, không phải về chúng ta
- Duy trì giao tiếp bằng mắt, gật đầu và đưa ra các tín hiệu để họ biết rằng ta đang lắng nghe
- Phản ánh những gì họ đã nói với chúng tôi (“Tôi nghe nói rằng bạn cảm thấy thực sự căng thẳng về điều này và bạn lo lắng về việc trả tiền thuê nhà vào tháng tới”)
- Có thể đáp lại rằng: “Bạn có muốn nói thêm về điều đó không?”
- Hỏi trước khi đưa ra lời khuyên “Tôi có một ý tưởng có thể hữu ích. Bạn có muốn nghe không?”
- Hỏi trước khi đưa ra quan điểm, ý kiến của mình (“Tôi muốn chia sẻ quan điểm của tôi về vấn đề này với bạn. Bạn có sẵn sàng lắng nghe nó không?”)
Và đây là những gì nó sẽ không như thế nào:
- Đưa ra các đánh giá, phân tích hoặc ý kiến về những gì họ có thể hoặc nên làm khác đi (“Bạn nên đọc cuốn sách tài chính cá nhân tuyệt vời này.”)
- Loại bỏ cảm xúc tiêu cực của họ (“Sẽ ổn thôi”)
- Nâng cao họ bằng cách chia sẻ trải nghiệm cá nhân có vẻ tồi tệ hơn (“Tôi hiểu ý bạn là gì, tôi đã mắc phải số nợ gấp đôi số tiền đó cách đây vài năm…”)
- Giải thích lý do tại sao mình cho rằng nó đang xảy ra và cố gắng xác định lý do (“Cha mẹ bạn chưa bao giờ dạy bạn cách quản lý tiền của mình”).
- Thông cảm cho họ (“Ôi, bạn thật tội nghiệp, bạn đang ở trong một mớ hỗn độn.”)
- Chỉ cho họ những cách mà bản thân đã học được (“Tôi đã bắt đầu bằng cách tiết kiệm 20% tiền lương của mình, điều đó có thể hiệu quả với bạn.”)
Nhìn vào hai danh sách này, rõ ràng tôi muốn nhận được gì từ một người khác để giải quyết vấn đề. Danh sách đầu tiên cảm thấy thân mật hơn. Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy mình luôn làm những việc trong danh sách thứ hai.
May mắn thay, tôi được thực hành rất nhiều để phát triển kỹ năng đồng cảm của mình.
Tôi luyện tập hàng ngày với đối tác, gia đình và bạn bè của mình. Thậm chí còn là với người phụ nữ lớn tuổi ngồi cạnh tôi trên xe buýt, với anh chàng nhân viên thân thiện tại quán cà phê, với nhân viên thu ngân ở siêu thị gần công ty. Không phải lúc nào tôi cũng làm điều đó một cách hoàn hảo, và điều đó không sao cả.
Hãy nhớ rằng mọi người không cần bạn trình bày. Những gì họ cần là ở bên họ, lắng nghe mà không cần phải làm gì cả. Chúng ta cùng nhau thấu hiểu nỗi đau. Và có lẽ, chỉ cần như vậy là quá đủ.
——————————–
Xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng – Nguồn iVolunteer Vietnam ”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10562
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 25