“Khi chúng ta ôm lấy cơn giận và chăm sóc nó thật tốt, chúng ta có được sự nhẹ nhõm. Chúng ta có thể nhìn sâu vào bên trong nó và thấu hiểu sâu sắc hơn.” ~ Thích Nhất Hạnh
Chồng tôi chỉ kịp nói vài từ trước khi tôi nhận thấy rằng cơ thể mình chuyển từ trạng thái bình tĩnh sang một cái vạc đang sôi sùng sục. Cả người tôi đã chìm trong biển lửa. Tôi cảm thấy dòng lượng đang chạy qua người và đang ra sức phá hủy mọi thứ từ bên trong.
Tôi ghét nó. Cơn giận quá mãnh liệt và quá lớn, tới mức mà hầu như chúng ta chẳng thể nào cảm nhận được ngay khi nó đang ở trong cơ thể mình.
Tôi đã muốn làm nhiều thứ – hét vào mặt anh ấy, ném đồ đạc, la hét khắp nhà, mang những suy nghĩ giận dữ tới bất kì ai sẽ lắng nghe.
Tôi đã rất muốn cơn giận này biến ra khỏi cơ thể mình. NGAY LẬP TỨC.
Trong quá khứ tôi đã từng phản ứng với những cảm giác nội tâm đó và đưa ra các lập luận kéo dài hàng giờ đồng hồ hoặc thậm chí là hằng ngày. Tôi hiếm khi nhận lại điều gì khác ngoài sự tức giận từ chồng mình, và liên tục tranh cãi xem ai đã sai và lí do vì sao.
Nó đã cực kì đau đớn và bào mòn mối quan hệ của chúng tôi, cảm giác giống như một quả bom đang chực chờ phát nổ và chúng tôi sẽ phải dành nhiều ngày để giải quyết thiệt hại.
Mãi cho đến khi tôi học được rằng nguồn cơn của sự tức giận trong tôi không đến từ chồng mình. Hoặc từ những đứa con, hoặc là ai đó trên Facebook, hay từ những chính trị gia hoặc những kẻ tham nhũng trong kinh doanh.
Nguồn cơn của sự tức giận không đến từ bên ngoài mà chính từ bên trong tôi. Và những tình huống đã kích hoạt cơn giận dữ này. Cho đến khi tôi học được cách làm thế nào để đối phó với cơn giận, nó sẽ cứ lặp đi lặp lại, theo những cách khiến tôi cảm thấy choáng ngợp và đau đớn.
Phần lớn thời gian tôi kìm nén sự tức giận bởi vì tôi không cảm thấy an toàn khi bộc lộ nó ra ngoài, nhưng một khi đã bộc phát thì nó rất mạnh và rất nguy hiểm. Ghê gớm, quá sức chịu đựng và chi phối hết thảy.
Cơn thịnh nộ sôi sục. Ngọn lửa đau đớn của sự giận dữ xé nát cơ thể tôi. Có cảm giác rằng sự tức giận đang đập nát từng chút trong tôi.
Tức giận là một cảm xúc khó có thể cảm nhận được đối với hầu hết chúng ta. Nó làm tiêu tốn rất nhiều năng lượng, rất nhiều lực và rất nhiều sức mạnh. Giống như một loại cảm xúc, nếu chúng ta bộc lộ sự tức giận, chúng ta thường nhận được phản hồi tiêu cực nhất.
Giận dữ thật sự đáng sợ. Thật không thể chịu nổi khi phải nghe thấy, nó khiến chúng ta rùng mình nếu đi ngang qua ai đó đang tức giận và bốc hỏa.
Nhưng khi chúng ta kìm nén sự tức giận, khi không cho phép nó bộc phát, nó sẽ bị mắc kẹt trong cơ thể và năng lượng của nó sẽ tạo ra sự tàn phá bên trong. Đối với tôi, cảm giác như cơn giận bị mắc kẹt trong quai hàm, nơi thường xuyên bị đau do nghiến chặt và siết lấy các cơ của tôi.
Tôi không muốn cảm thấy bị lấn át bởi cơn giận dữ nữa. Tôi muốn trở thành một người phụ nữ có thể ở bên nó, cảm nhận nó, không bùng nổ hay rơi vào cái bẫy căng thẳng bên trong.
Tôi bắt đầu trở nên gần gũi và thân thiện với cơn giận của mình. Tôi nhận ra khi nào nó xuất hiện bên trong bản thân – đôi khi với liều lượng nhỏ, kích hoạt những phiền toái nhỏ nhặt trong cuộc sống của tôi.
“Ôi, tức giận! Bạn đây rồi, tôi thấy bạn ẩn nấp đâu đó trong bóng tối. ”
Có những khi tôi cảm thấy điều đó dâng trào trong cơ thể, khi các con tôi nói điều gì đó, hoặc tôi nhận được một email khó chịu hoặc đọc một cái gì đó trên Facebook.
“Ồ, rất nhiều cơn giận ở đây! Được rồi, tôi thấy được cơn giận của bạn. Nó ở đây, tôi hiểu mà. ”
Bằng cách để ý khi nó xuất hiện, tôi bắt đầu thấy cơn giận thường xuyên là một chủ đề trong cuộc sống của tôi. Và bằng cách nhận ra nó, tôi bắt đầu, theo một cách nhỏ thôi, để giải tỏa một chút cho bản thân.
Điều mà tôi sẽ làm sau đó, điều đã tạo nên một sự khác biệt tuyệt vời và có thể chữa lành được, đặc biệt là khi cơn giận dữ dâng trào đến với tôi — như khi chồng tôi nói điều gì đó và tôi muốn hét lên với anh ấy — là cho bản thân mình thời gian, không gian, tình yêu và sự hỗ trợ.
Tôi ở lại với chính mình và không phản ứng ra bên ngoài.
Tôi không đổ lỗi cho những gì tôi coi là nguồn gốc của sự tức giận của mình, nhưng thực sự không phải vậy.
Tôi hướng về bản thân mình với một sự yêu thương chạm vào trái tim tôi. (Khi chạm vào cơ thể kéo dài hơn 20 giây, nó sẽ giải phóng oxytocin, hormone tình yêu.)
Tôi dành cho mình những lời yêu thương — Di, tôi thấy cơn tức giận này thực sự rất đau. Nó quá lớn và quá choáng ngợp.
Tôi đã tự hỏi mình, đây là nơi nào trong cơ thể tôi, và cảm giác thế nào?
Tất cả sự chú ý vào bản thân, vào phản ứng của tôi và cảm giác của tôi, mang đến cho cơ thể tín hiệu rằng tôi đang được chăm sóc sâu sắc và được yêu thương. Tôi thấy an toàn khi cảm thấy nó.
Tôi có thể hít thở thư giãn, hít vào ngắn, sau đó thở ra dài để kích hoạt chế độ nghỉ ngơi và thư giãn.
Tôi ở lại với chính mình chừng nào cảm xúc còn đó. “Tôi đã có được bạn, Di! Tôi có thể cùng bạn trải qua cảm giác này. Tôi yêu bạn, Di. ”
Và nếu tôi cần di chuyển và làm điều gì đó để giúp năng lượng truyền qua tôi, tôi sẽ làm. Tôi đi dạo, đập vỡ vài tảng đá, bóp hoặc đấm vào gối.
Tại sao điều này lại rất quan trọng, tại sao điều này lại tạo ra rất nhiều khác biệt trong cách chúng ta xử lý cảm xúc của mình, đó là bởi vì nó cho chúng ta cơ hội để năng lượng của cảm xúc đi qua. Và khi chúng ta làm điều này lặp đi lặp lại, chúng ta dạy cho hệ thống của mình rằng những cảm xúc như tức giận là an toàn để trải nghiệm, rằng chúng ta có thể nắm giữ và hỗ trợ bản thân thông qua những gì cuộc sống mang lại cho chúng ta.
Nó cũng không làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn bằng cách bộc phát về ai đó đã nói hoặc chưa nói, hay làm điều gì đó mà bạn không thích.
Nếu đây là một tình huống cần được giải quyết, nếu những gì đã nói hoặc đã làm cần được thảo luận, thì việc chờ đợi cơn giận của bạn đi qua đến khi thoát ra bên ngoài sẽ hiệu quả hơn nhiều lần so với nói chuyện với ai đó khi bạn đang trong cơn thịnh nộ.
Đó là bởi vì bạn có nhiều khả năng kích hoạt cơn giận dữ của họ, vì sự tức giận của người khác có thể giống như một cuộc tấn công vào chính chúng ta.
Và khi xúc động mạnh, chúng ta không thể thực sự nghe và cảm thông được với người khác, vì vậy chúng ta chỉ đang diễn thuyết mà người khác sẽ không thể nghe được nếu họ cũng xúc động!
Chúng ta có nguy cơ làm tình hình leo thang hơn nữa khi nói và làm những điều mà chúng ta vô cùng hối tiếc. Và, tất nhiên, chúng ta cũng có thể tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm.
Nếu chúng ta muốn được ai đó thực sự lắng nghe, và nếu chúng ta muốn tạo ra sự thay đổi, chúng ta phải đợi cho đến khi cảm xúc qua đi. Sau đó, chúng ta có cơ hội tốt nhất để đi đến một thỏa thuận tích cực với người khác về những gì chúng ta không thích hoặc không muốn.
Giận dữ, giống như tất cả các cảm xúc, có thể mang lại cho chúng ta sự hiểu biết độc đáo về những nhu cầu chúng ta cần mà không được đáp ứng. Khi chúng ta nhìn thấy gốc rễ của những gì đã kích hoạt nên cơn giận, chúng ta có thể thấy rằng thường có những nhu cầu chưa được đáp ứng cần được khám phá.
Đối với tôi, sau vụ nổ dữ dội lớn đó, sau khi vượt qua ngọn lửa giận dữ và thoát ra bên ngoài, tôi thấy mình muốn có nhiều không gian riêng tư hơn để làm việc không bị gián đoạn để có thể hoàn toàn tập trung.
Đó là một nhu cầu mà tôi đã nghĩ đi nghĩ lại trong một thời gian, nhưng tôi không thực sự nhận ra rằng nó đang làm tôi khó chịu. Nó cho tôi cảm giác rằng tôi là người cuối cùng trong danh sách ưu tiên vì mọi người khác trong gia đình đều có không gian riêng tư của họ.
Và nhờ đó, tôi có thể làm việc để đáp ứng nhu cầu và giảm thiểu khả năng cơn tức giận bùng phát xung quanh chủ đề đó một lần nữa.
Tức giận, bạn đang muốn nói với tôi điều gì? Tôi đã hỏi, và nó đã nói với tôi như thế.
———————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://tinybuddha.com/blog/what-your-anger-is-trying-to-tell-you-and-how-to-hear-it/
- Người dịch: Trần Vân Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Vân Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8587
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 40