Có nhiều lý do khiến công ty hoặc tổ chức từ chối yêu cầu, nhưng bạn có thể cố gắng kháng nghị quyết định của họ. Với những lý do mạnh mẽ để kháng nghị, bạn có thể liên hệ với một tổ chức để thể hiện rằng bạn đã cam kết thực hiện yêu cầu của mình. Thể hiện quyết tâm của bạn và sửa chữa những quan niệm sai lầm có thể khiến họ có nhiều khả năng xem xét lại yêu cầu của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích thư yêu cầu xem xét lại là gì, đưa ra năm bước để viết một lá thư và cung cấp mẫu và ví dụ về một lá thư.
🚀Thư yêu cầu xem xét lại là gì?
Thư yêu cầu xem xét lại là một lá thư bạn có thể viết cho một tổ chức để thúc giục họ xem xét lại quyết định mà tổ chức đó đã đưa ra. Bạn có thể viết thư yêu cầu xem xét lại cho nhà tuyển dụng tiềm năng nếu họ quyết định không tuyển bạn. Thư yêu cầu xem xét lại là một lời mong muốn, thỉnh cầu bên tuyển dụng kiểm tra lại bằng cấp và kinh nghiệm của bạn, cùng với thông tin bổ sung có thể khuyến khích họ tuyển bạn. Bạn cũng có thể viết thư này nếu bạn đang nộp đơn xin trợ cấp hoặc ủy quyền từ cơ quan chính phủ hoặc tổ chức đã từ chối yêu cầu của bạn.
Tùy thuộc vào quy định của công ty, có thể có hướng dẫn cụ thể về cách gửi thư yêu cầu xem xét lại, vì vậy hãy cân nhắc liên hệ với bộ phận nhân sự để biết thông tin về cách thức và nơi lá thư của bạn được gửi đến.
🚀Cách viết thư yêu cầu xem xét lại
Nếu bạn muốn được cân nhắc lại vào một vị trí công việc, bạn có thể sử dụng các bước sau để viết một lá thư yêu cầu nhà tuyển dụng xem xét lại năng lực của bạn:
1. Xác nhận thông tin người nhận
Yêu cầu của bạn có cơ hội được xem xét nhiều hơn nếu bạn có thể gửi thư đến người quản lý tuyển dụng hoặc cơ quan có trách nhiệm quyết định tuyển dụng. Kiểm tra các thông tin liên lạc trước đây của bạn với công ty để xem liệu người quản lý tuyển dụng hoặc người ra quyết định có đưa thông tin liên hệ của họ vào email của họ hay không. Nếu không, bạn có thể kiểm tra trang web của công ty hoặc các tài khoản mạng xã hội để xem liệu người quản lý hoặc đại diện nhân sự của công ty có thể tiếp nhận yêu cầu của bạn hay không.
2. Cân nhắc lý do bạn muốn được xem xét lại
Để làm cho lá thư của bạn mang tính cá nhân, hãy xem xét lý do tại sao bạn muốn yêu cầu xem xét lại. Bạn có thể bắt đầu bằng cách bày tỏ công việc hấp dẫn bạn như thế nào và bạn mong muốn công việc này ra sao. Ví dụ nếu một công ty thiết kế giày đã bỏ qua đơn xin việc của bạn, bạn có thể viết thư yêu cầu xem xét lại để giải thích mức độ hào hứng của bạn khi làm việc với công ty đó vì những ấn tượng của bạn với các thiết kế của họ. Điều này có thể thu hút người đọc và khiến họ sẵn sàng đọc phần còn lại của yêu cầu.
3. Tìm hiểu lý do tại sao họ từ chối
Nếu bạn hiểu lý do họ từ chối yêu cầu của bạn, tốt hơn bạn có thể trình bày lý lẽ của mình để phản bác lại lý do của họ. Bằng cách giải quyết các vướng mắc của họ, bạn có thể bác bỏ lập luận của họ để củng cố lập luận của chính mình. Nếu họ không cho bạn lý do tại sao họ từ chối đơn, bạn có thể liên hệ với bộ phận nhân sự để hỏi trước khi viết thư yêu cầu xem xét lại.
Đôi khi, một công ty có thể bỏ qua đơn của bạn vì bạn không liệt kê một kỹ năng hoặc bằng cấp cụ thể trong CV của mình. Nếu bạn có kỹ năng đó, bạn có thể viết thư yêu cầu xem xét lại, mô tả các ví dụ cụ thể về việc sử dụng kỹ năng đó.
4. Củng cố lập luận của bạn
Khi bạn đã giải quyết lý do tại sao bạn muốn được xem xét lại, hãy củng cố lập luận của bạn rằng tại sao tổ chức nên xem xét lại yêu cầu của bạn. Đây có thể là một cách tốt để trình bày chi tiết bất kỳ thông tin nào mà bạn không có cơ hội đề cập đến trong CV hoặc thư xin việc để chứng minh thêm rằng bạn sẽ là người phù hợp với công việc.
5. Thêm một kết luận vững chắc
Bạn có thể kết thúc bức thư của mình bằng cách trình bày lại yêu cầu xem xét lại và tóm tắt lý do của bạn. Thêm điều này vào phần kết luận để hoàn thành bức thư và thể hiện bạn mong muốn nhận được công việc như thế nào. Thêm chữ ký của bạn và tên của bạn sau khi kết luận.
🚀Mẹo viết thư yêu cầu xem xét lại
Dưới đây là một số mẹo để viết một lá thư yêu cầu xem xét lại:
- Viết ngắn gọn: Nhà tuyển dụng có thể sẽ có khả năng đọc thư của bạn cao hơn nếu nó ngắn gọn và súc tích. Mặc dù bạn có thể muốn viết một bức thư dài hơn nêu tất cả những lý do họ nên xem xét lại, nhưng tốt hơn hết hãy viết ngắn gọn nhất có thể.
- Sử dụng giọng điệu chuyên nghiệp: Giữ một giọng điệu chuyên nghiệp khi đưa ra lập luận và cho thấy bạn có lý do khách quan và chính đáng để yêu cầu xem xét lại. Một sai sót của thư ký hoặc một sự hiểu lầm về trình độ của bạn là những lý do chính đáng để yêu cầu xem xét lại.
- Nói sự thật: Bạn có thể viết thư cho ai đó mà bạn tin rằng có thể giúp xem xét lại trường hợp của bạn, nhưng họ có thể không quen với các trường hợp tương tự trước khi bạn liên hệ với họ. Bạn có thể giúp họ bằng cách nhanh chóng xác định lại bạn là ai và hoàn cảnh của bạn. Cung cấp tất cả thông tin cần thiết mà ai đó có thể cần để giúp bạn việc xem xét lại.
- Kiểm tra chính sách của công ty: Đảm bảo rằng bạn biết về bất kỳ thời hạn hoặc thủ tục nào được áp dụng để tổ chức chấp nhận thư yêu cầu xem xét lại. Nhận thức được các kênh liên lạc thích hợp cho thấy bạn thực hiện giao tiếp một cách nghiêm túc và tổ chức có thể tin tưởng bạn để xử lý các thủ tục một cách chính xác.
- Chỉnh sửa thư của bạn: Một bức thư được định dạng tốt và không có lỗi chính tả thể hiện việc chú ý đến từng chi tiết và sự nghiêm túc của bạn. Phiên bản được gửi phải chắc chắn là cái tốt nhất khi yêu cầu xem xét lại để tăng cơ hội thành công.
🚀Mẫu thư yêu cầu xem xét lại
Dưới đây là mẫu thư:
[Tên của bạn] [Địa chỉ của bạn] [Số điện thoại của bạn]
[Địa chỉ email của bạn]
[Ngày tháng]
[Tên nhà tuyển dụng] [Chức danh nhà tuyển dụng] [Công ty nhà tuyển dụng]
[Địa chỉ của bên tuyển dụng]
Kính gửi [tên người nhận]!
Cảm ơn bạn đã trả lời đơn ứng tuyển của tôi cho [vị trí bạn đã ứng tuyển]. Tôi hiểu rằng bạn đã quyết định loại hồ sơ của tôi vì [lý do họ đưa ra để loại hồ sơ của bạn]. Tôi mong muốn bạn xem xét lại vì [bác bỏ lý do của họ].
Tôi hiểu rằng đây là phẩm chất quan trọng đối với bất kỳ ai đảm nhận vị trí này. Tôi muốn nhân cơ hội này để sửa chữa một quan niệm sai lầm về trình độ, năng lực tôi. [Sửa chữa quan niệm sai lầm của họ].
Tôi tin rằng tôi sẽ phù hợp với vị trí này dựa trên [lý do thứ nhất bạn phù hợp], và [lý do thứ hai bạn phù hợp].
Tôi tin rằng với trình độ và kinh nghiệm của mình, tôi sẽ là người phù hợp nhất cho vị trí này. Tôi mong bạn xem xét lại quyết định của mình. Cảm ơn bạn rất nhiều đã dành thời gian đọc thư này.
Trân trọng,
[Chữ ký của bạn]
[Tên đã in]
🚀Mẫu thư về việc yêu cầu xem xét lại
Dưới đây là một mẫu thư yêu cầu xem xét lại:
Diya Easton
99 Cactus St.Santa Cruz, CA
95060831-212-2500
DEaston@email.com
Ngày 10 tháng 5 năm 2021
Harlow Sykes
Manager
Basil Inc.
8452 Yukon Rd.
Kính gửi chị Sykes,
Cảm ơn chị đã phản hồi đơn ứng tuyển của tôi cho vị trí trợ lý marketing. Tôi hiểu rằng chị đã quyết định loại đơn ứng tuyển của tôi vì tôi chưa có ba năm kinh nghiệm làm việc với điện thoại nhiều dây. Tôi mong bạn xem xét lại vì tôi đã có ba năm kinh nghiệm làm nhân viên hướng dẫn ở khách sạn, nơi tôi chịu trách nhiệm chính trong việc trả lời các cuộc điện thoại cho khách.
Tôi hiểu rằng đây là phẩm chất quan trọng đối với bất kỳ ai đảm nhận vị trí này. Tôi muốn nhân cơ hội này để sửa chữa một quan niệm sai lầm về trình độ của bản thân. Trong CV của mình, tôi đã nêu bật các nhiệm vụ khác trong thời gian làm nhân viên hướng dẫn khách sạn để thể hiện phạm vi trách nhiệm mà tôi nắm vững trong vai trò này. Tuy nhiên, tôi muốn đảm bảo với bạn rằng tôi có kinh nghiệm về phép xã giao qua điện thoại cần thiết để thành công ở vị trí này.
Tôi tin rằng tôi sẽ phù hợp với vị trí này dựa trên kỹ năng dịch vụ khách hàng và kỹ năng tổ chức của tôi, ngoài kinh nghiệm trả lời điện thoại của tôi.
Tôi tin rằng với trình độ và kinh nghiệm của mình, tôi sẽ là người phù hợp nhất cho vị trí này. Tôi mong bạn xem xét lại quyết định của mình. Cảm ơn bạn rất nhiều đã dành thời gian đọc thư này.
Trân trọng,
Diya Easton
——————————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Như Quỳnh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Như Quỳnh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8487
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 16