Sau khi hoàn thành các giai đoạn phỏng vấn và nhận được thư mời làm việc, bạn có thể gặp những trở ngại với ngày bắt đầu được đề xuất của nhà tuyển dụng. Bạn cũng cần chắc chắn có thể giữ vững những cam kết của mình và bắt đầu công việc mới khi được trang bị đầy đủ. Dành thời gian xem xét các cách sau, bạn có thể thương lượng thành công về ngày bắt đầu của mình với nhà tuyển dụng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra điều gì quan trọng và các mẹo để thương lượng về ngày bắt đầu của bạn, cách thức thực hiện quy trình, cân nhắc tới một bức thư và thiết kế mẫu.
✨Ngày bắt đầu là gì?
Ngày bắt đầu là ngày, tháng và năm đã có kế hoạch mà người chủ mong đợi một người mới thuê sẽ bắt đầu làm việc cho công ty. Nhà tuyển dụng có thể đặt ra ngày bắt đầu để phù hợp với nghĩa vụ trả lương hoặc nhằm đảm bảo người mới sẽ bắt đầu quá trình giới thiệu và đào tạo cùng lúc với những nhân viên mới khác.
✨Tại sao thương lượng về ngày bắt đầu của bạn lại là điều quan trọng?
Thương lượng về ngày bắt đầu là điều quan trọng nhằm bảo đảm bạn có đủ thời gian để hoàn thành các cam kết hoặc thay đổi lối sống cũ. Dưới đây là một số ví dụ về lý do tại sao người mới có thể muốn trì hoãn hoặc ngược lại muốn diễn ra sớm hơn ngày bắt đầu của họ:
1. Yêu cầu về di chuyển
Nên thương lượng về ngày bắt đầu nếu bạn sống ở một vị trí khác biệt với nơi làm việc. Có nghĩa là rất có thể bạn sẽ cần thêm thời gian để bán nhà, đóng gói đồ đạc và tìm ngôi nhà khác gần với nơi làm việc, điều này khiến bạn phải thương lượng về việc lùi lại ngày bắt đầu.
2. Yêu cầu của nhà tuyển dụng hiện tại
Bạn có thể thương lượng về ngày bắt đầu của mình để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo cho người thay thế mình ở công việc hiện tại hoặc thực hiện các yêu cầu thông báo trước hai tuần liên quan đến người chủ hiện tại của bạn
3. Nhu cầu về tiền lương
Nếu hiện tại bạn đang thất nghiệp và cần một công việc thu nhập để trả tiền thuê nhà và đáp ứng các yếu tố khác của cuộc sống thì bạn có thể ủng hộ việc đẩy nhanh ngày bắt đầu hơn.
4. Những cam kết cá nhân
Một kỳ nghỉ đã được lên kế hoạch trước đó hoặc sự kiện gia đình như đám cưới hoặc đám tang là một trường hợp khác để việc thương lượng ngày đầu tiên của bạn là rất quan trọng.
5. Những cách để thương lượng ngày bắt đầu của bạn
Có vẻ khó khăn khi cố gắng thương lượng ngày bắt đầu với một nhà tuyển dụng mới vì bạn không muốn gây ra bất kỳ sự bất tiện nào cho họ, nhưng bạn sẽ muốn thỏa thuận một ngày nhằm cho phép mình được chuẩn bị để bắt đầu công việc mới. Dưới đây là một vài mẹo để áp dụng trong suốt quá trình thương lượng:
💎Trung thực và rõ ràng
Điều này giúp nhà tuyển dụng mới của bạn hiểu rằng tại sao bạn cần một ngày bắt đầu muộn hơn hoặc sớm hơn cho vị trí của mình. Nó cũng giúp họ thông cảm và đồng ý cho bạn một ngày bắt đầu khác.
💎Cho phép bản thân linh hoạt
Thương lượng về ngày đầu tiên có thể khiến chủ của bạn phải lùi ngày bắt đầu trước đó của họ xuống một tuần hoặc một tháng sau đó. Đây có thể là lựa chọn duy nhất vì một số nhà tuyển dụng có lịch trình đào tạo cụ thể cho việc tuyển dụng người mới vào những ngày đã định. Do đó, bạn nên biết ơn họ về sự điều tiết, thậm chí điều đó đồng nghĩa với việc mất đi một kỳ lương.
💎Tận dụng cơ hội của câu hỏi mở: “Khi nào bạn có thể bắt đầu?”
Một số người mới cảm thấy có nghĩa vụ phải đồng ý với đề xuất ngày bắt đầu của nhà tuyển dụng nhằm xoa dịu hoặc bù đắp cho việc không chắc chắn về thời gian thực sự để có thể bắt đầu. Hãy đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng cho câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn để có thể trả lời chính xác cho nhà tuyển dụng. Điều này cũng có thể ngăn chặn sự nhầm lẫn tiềm ẩn sau này khi bạn chấp nhận lời mời làm việc và phải yêu cầu về một ngày bắt đầu khác.
✨Cách để thương lượng ngày bắt đầu của bạn
Xem lại năm bước sau để xác định cách thương lượng ngày bắt đầu của bạn với nhà tuyển dụng:
1. Cảm ơn họ vì lời mời làm việc
Trước khi hỏi về việc thay đổi ngày bắt đầu, bạn phải chắc chắn cho họ thấy lòng biết ơn và sự nhiệt tình của bạn đối với vị trí đã giao. Điều này giúp họ hiểu rằng bạn thực sự muốn vị trí này và không coi lời đề nghị đó là điều hiển nhiên khi bạn yêu cầu một ngày bắt đầu khác.
2. Làm rõ ràng về ngày bắt đầu được đề xuất của họ
Dù nói chuyện trực tiếp hay qua email, hãy nhớ làm rõ liệu họ có muốn bạn bắt đầu vào một ngày cụ thể hay không. Nhờ vào việc hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn liệu bạn thích một ngày khác, nhằm mở ra cơ hội cho bạn hỏi về một ngày bắt đầu khác. Nếu ngược lại, nó xác nhận mong đợi của nhà tuyển dụng và bạn hãy đề xuất một ngày bắt đầu khác cho công việc của mình.
3. Trình bày ngày bắt đầu mong muốn của bạn
Đưa ra một ngày cụ thể hoặc một vài ngày tách biệt nhau phù hợp nhất để bạn bắt đầu công việc. Hãy nhớ đến việc nhắc lại sự mong chờ của bạn khi bắt đầu vị trí mới.
4. Trình bày lý do của bạn cho ngày bắt đầu thay thế
Đưa ra ngày bắt đầu được đề xuất của bạn với một lời giải thích tại sao. Bạn không cần phải đi vào quá chi tiết, vì một lời giải thích đơn giản cũng mang lại hiệu quả. Ví dụ: thay vì nói “Bạn thân nhất của tôi và tôi sẽ đến Amsterdam trong một tuần”, hãy nói “Tôi có một giao hẹn trước” để thể hiện một lý do chuyên nghiệp hơn. Nói chung, việc nêu lý do của bạn để dời ngày giúp nhà tuyển dụng hiểu lý do tại sao bạn muốn một ngày bắt đầu khác và đó đơn giản không phải là vì bạn chưa muốn bắt đầu công việc.
5. Yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ bổ sung trong thời gian chờ đợi
Để thể hiện sự cam kết với nhà tuyển dụng mới, bạn hãy hỏi họ có bất kỳ khóa đào tạo hoặc nhiệm vụ nào mà bạn có thể bắt đầu thực hiện trước ngày bắt đầu hay không. Ví dụ: bạn có thể tham gia vào một buổi đào tạo nhập môn cho nhân viên mới vào một ngày trước khi bạn xin nghỉ phép.
Kiểu thư mẫu dùng để thương lượng ngày bắt đầu.
Có nhiều cách để bạn có thể thương lượng ngày bắt đầu của mình một cách chuyên nghiệp và hợp lí. Xem lại mẫu thương lượng ngày bắt đầu này để biết cách phản hồi qua email nhằm mang cấu trúc của riêng mình:
Kính gửi [Ghi tên nhà tuyển dụng]!
Tôi rất hào hứng để bắt đầu làm việc cho [Chèn tên công ty ở đây], nhưng tôi nhận ra rằng tôi [Chèn lý do để dời ngày bắt đầu]. Tôi hiểu rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến ngày được đề xuất của bạn cho vị trí của tôi là [Chèn tiêu đề vị trí] vào [Chèn tháng, ngày và năm].
Với sự cam kết ưu tiên, tôi có thể sẵn sàng bắt đầu công việc vào [Chèn tháng, ngày và năm]. Vui lòng cho tôi biết nếu tôi có thể làm bất cứ việc gì trước [Ghi tên cam kết vào đây] để giảm thiểu bớt một vài sự bất tiện nào đó cho bạn và công ty.
Tôi mong chờ được nghe tin từ bạn,
[Chèn họ và tên]
✨Thư mẫu thương lượng ngày bắt đầu
Đây là một bức thư mẫu sử dụng mẫu trên để giúp bạn tạo phản hồi hiệu quả của riêng mình cho việc thương lượng ngày bắt đầu:
Gửi Casey Arbor,
Tôi rất mong chờ để bắt đầu làm việc cho Lanem Marketing, nhưng chợt nhận ra rằng tôi sẽ đi dự đám cưới của chị gái mình từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 8 năm 2020. Tôi hiểu rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến ngày dự kiến bắt đầu 11 tháng 8 năm 2020 của bạn cho vị trí chuyên gia hoạch định chiến lược của tôi.
Với sự cam kết ưu tiên, tôi có thể sẵn sàng bắt đầu công việc vào thứ hai, ngày 17 tháng 8 năm 2020. Bạn có thể vui lòng cho tôi biết nếu tôi có thể làm bất cứ việc gì trước đám cưới của gia đình tôi để giảm thiểu bất kỳ sự bất tiện nào cho cả bạn và công ty.
Tôi mong chờ được nghe tin từ bạn,
Jordan Smith
✨Những câu hỏi thường gặp về việc thương lượng ngày bắt đầu.
Dưới đây là một số câu hỏi bổ sung đi kèm với câu trả lời để giúp bạn trong quá trình thương lượng về ngày bắt đầu:
1. Điều gì xảy ra nếu một nhà tuyển dụng không thể đồng ý đề xuất ngày bắt đầu của tôi?
Nếu một nhà tuyển dụng không thể chấp thuận ngày bắt đầu dự kiến của bạn do các yếu tố công việc hoặc nhu cầu việc làm, hãy xem xét liệu có thời điểm giữa chừng có thể thương lượng để cho bạn thêm thời gian, cho dù đó là chuyển nhà hay để hoàn thành công việc hiện tại. Ví dụ: nếu nhà tuyển dụng của bạn nói rằng họ không thể chấp thuận đề xuất ngày bắt đầu của bạn là 23 tháng 8 và có khả năng cần bạn trước ngày 10 tháng 8, hãy hỏi xem bạn có thể bắt đầu vào ngày 15 tháng 8 hay không.
2. Khi nào là thời điểm thích hợp để cố gắng thương lượng về ngày bắt đầu?
Thương lượng ngày bắt đầu sau khi bạn đã nhận được lời mời làm việc và nhận được thông tin về ngày bắt đầu. Điều này đảm bảo rằng bạn liên lạc với nhà tuyển dụng tiềm lực ngay lập tức để quyết định ngày bắt đầu có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Nếu hỏi về ngày bắt đầu trong quá trình phỏng vấn, có thể bạn tỏ ra quá tự tin rằng mình sẽ được nhận vào vị trí. Chỉ thương lượng về ngày bắt đầu nếu nhà tuyển dụng hỏi trực tiếp bạn trong cuộc phỏng vấn.
3. Cách thức thích hợp để cố gắng thương lượng ngày bắt đầu là gì?
Cách thức thích hợp để cố gắng thương lượng ngày bắt đầu phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn về một ngày bắt đầu được đề xuất phù hợp với bạn trong một cuộc phỏng vấn hoặc cuộc gọi điện thoại. Ngược lại, những người khác có thể đưa nó vào thư mời nhận việc. Trong một hoàn cảnh phỏng vấn hoặc cuộc gọi điện thoại, bạn có thể thông báo ngày bắt đầu dự kiến của mình bằng lời nói. Tuy nhiên, nếu là một thư mời làm việc, bạn có thể trả lời bằng cách gửi email hoặc trả lời thư.
——————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
· Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/starting-new-job/negotiating-start-date
· Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh
· Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9496
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 20