Kỹ Năng

Tìm Hiểu Về Cố Vấn Dịch Vụ

Cố vấn dịch vụ làm gì?

Cố vấn dịch vụ có thể kiếm lương cố định hoặc lương theo giờ. Tùy vào khu vực và cửa hàng dịch vụ ô tô cụ thể họ làm việc mà số tiền nhận được sẽ khác nhau.

·       Đón tiếp khách hàng và chỉ dẫn họ đến chỗ thợ cơ khí

·       Cung cấp thông tin chi tiết về tất cả các phụ tùng có sẵn mà nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) và các nhà sản xuất phụ tùng bên thứ ba cung cấp để khách hàng lựa chọn.

·       Tư vấn cho khách hàng về việc bảo hành linh kiện và tiết kiệm chi phí tiềm năng

·       Giúp khách hàng quyết định giữa việc sửa chữa và đổi xe mới.

·       Đại diện khách hàng, trao đổi với thợ máy về các sửa chữa cần thiết và các giải pháp thay thế đối với những sửa chữa tốn kém

·       Quản lý lịch trình của trung tâm dịch vụ và quy trình làm việc của thợ máy

·       Liên hệ với khách hàng để cập nhật tình trạng dịch vụ của họ, thông báo cho họ về bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra trong dịch vụ của họ và khi nào xe của họ đến lấy được.

·       Trả lời các câu hỏi của khách hàng về kết quả dịch vụ của họ

Lương trung bình

Cố vấn dịch vụ có thể kiếm lương cố định hoặc lương theo giờ. Tùy vào khu vực và cửa hàng dịch vụ ô tô cụ thể họ làm việc mà số tiền nhận được sẽ khác nhau. Để được cập nhật những thông tin mới nhất về mức lương từ ​​Indeed, hãy nhấp vào liên kết tiền lương.

  • Mức lương phổ biến ở Mỹ: 54,980 USD mỗi năm
  • Một số người có mức lương từ $ 14,000 đến $ 125,000 mỗi năm.

Yêu cầu đối với cố vấn dịch vụ

Để trở thành cố vấn dịch vụ có thể cần kết hợp những điều sau:

Trình độ học vấn

Cố vấn dịch vụ thường yêu cầu phải có bằng cử nhân hoặc nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp ô tô. Bởi vị trí này đòi hỏi phải có kiến ​​thức toàn diện về các linh kiện và kỹ thuật ô tô. Một cố vấn dịch vụ mới được tuyển dụng có thể mất một hoặc hai tuần đào tạo để quen với môi trường làm việc và gói phần mềm cửa hàng sử dụng.

Đào tạo

Vị trí cố vấn dịch vụ không cần thiết phải có chứng chỉ. Tuy nhiên, các vị trí này thường rất cạnh tranh và ứng viên có thể tìm cho mình một số chứng chỉ tùy chọn để có thể tạo ấn tượng hơn đối với các nhà tuyển dụng. Viện Quốc gia về Dịch vụ Ô tô xuất sắc (ASE) có rất nhiều các bài kiểm tra chứng nhận ô tô để chứng minh sự hiểu biết chi tiết của cố vấn dịch vụ về bảo dưỡng, sửa chữa và thẩm định, đánh giá ô tô. Chứng nhận ASE có thể giúp họ tăng thêm thu nhập và khiến họ trở thành ứng viên cạnh tranh cao hơn trong quá trình tuyển dụng.

Chứng chỉ

Vị trí cố vấn dịch vụ không cần thiết phải có chứng chỉ. Tuy nhiên, các vị trí này thường rất cạnh tranh và ứng viên có thể tìm cho mình một số chứng chỉ tùy chọn để có thể tạo ấn tượng hơn đối với các nhà tuyển dụng. Viện Quốc gia về Dịch vụ Ô tô xuất sắc (ASE) có rất nhiều các bài kiểm tra chứng nhận ô tô để chứng minh sự hiểu biết chi tiết của cố vấn dịch vụ về bảo dưỡng, sửa chữa và thẩm định, đánh giá ô tô. Chứng nhận ASE có thể giúp họ tăng thêm thu nhập và khiến họ trở thành ứng viên cạnh tranh cao hơn trong quá trình tuyển dụng.

Kỹ năng

Một vài kỹ năng quan trọng nhất mà cố vấn dịch vụ cần nắm vững là:

Kiến thức về ô tô

Một cố vấn dịch vụ cần hiểu biết chi tiết và toàn diện về ngành công nghiệp ô tô, kỹ thuật ô tô và dịch vụ ô tô. Bởi vai trò chính của cố vấn dịch vụ là giúp khách hàng đưa ra những quyết định sáng suốt về vấn đề mà họ thường có thể không biết nhiều về nó. Do đó, cố vấn dịch vụ cần phải tự tin vào kiến ​​thức và khả năng của mình để đưa ra các đề xuất tốt nhất cho khách hàng tùy theo trường hợp của họ.

Trình độ tin học

Cố vấn dịch vụ thường là người ở trong cửa hàng ô tô, viết và phân loại các đơn đặt hàng sửa chữa (RO) cho khách hàng. Việc này có thể liên quan đến việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu linh kiện online và soạn đơn đặt hàng bằng tay hoặc từ mẫu kỹ thuật số, tuy nhiên, nhiều cửa hàng sử dụng gói phần mềm viết RO để giúp đơn giản hóa quy trình. Một cố vấn dịch vụ phải có khả năng thích ứng với giải pháp mà cửa hàng đưa ra và có thể soạn các đơn đặt hàng sửa chữa và phiếu thông tin khách hàng bằng máy tính cửa hàng một cách hiệu quả.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Cố vấn dịch vụ là những người chuyên nghiệp đầu tiên trong cửa hàng ô tô mà khách hàng sẽ tiếp xúc và dành phần lớn thời gian để trao đổi. Do nhu cầu sửa chữa ô tô thường đột ngột và gấp gáp nên khách hàng thường có tâm lý căng thẳng hơn bình thường. Một cố vấn dịch vụ hiệu quả là người có thể đảm bảo rằng khách hàng của mình luôn cảm thấy được quan tâm và lắng nghe trong suốt thời gian ở cửa hàng.

Kĩ năng giao tiếp

Cố vấn dịch vụ là trung tâm giao tiếp giữa thợ máy, quản lý cửa hàng và khách hàng. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cố vấn dịch vụ thông báo cho khách hàng về tình trạng sửa chữa xe cũng như những lựa chọn của họ với thợ cơ khí 1 cách hiệu quả.

Môi trường làm việc của cố vấn dịch vụ

Cố vấn dịch vụ làm việc cho các cửa hàng dịch vụ ô tô ở mọi quy mô. Cố vấn dịch vụ sẽ báo cáo trực tiếp cho quản lý cửa hàng. Một cố vấn dịch vụ, trong ca làm việc của mình, thường sẽ đi lại giữa sảnh chờ của khách hàng và các khoang sửa chữa của cửa hàng, chào hỏi và giúp họ làm quen với các thợ máy.

Cố vấn dịch vụ sẽ trao đổi với khách hàng về dòng xe của họ, các lựa chọn sửa chữa khác nhau, thời gian thực hiện và chi phí. Cố vấn dịch vụ sẽ giúp khách hàng hiểu rõ từng lựa chọn, xem cái nào phù hợp nhất với họ, sau đó thông báo lựa chọn của khách cho thợ máy.

Vị trí cố vấn dịch vụ thường là nhân viên toàn thời gian và chỉ làm việc trong giờ hành chính. Điều này có nghĩa là các cố vấn dịch vụ thường không làm việc vào cuối tuần hoặc ban đêm.

Làm thế nào để trở thành cố vấn dịch vụ

Bạn có thể làm theo các bước chung sau để trở thành cố vấn dịch vụ:

1. Kiếm được bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương.

Để trở thành cố vấn dịch vụ yêu cầu phải có trình độ học vấn trung học phổ thông. Nếu bạn chưa có bằng tốt nghiệp trung học, bạn có thể thực hiện bài thi Phát triển Giáo dục Tổng quát (GED) – chứng chỉ được công nhận trên toàn quốc tương đương với bằng trung học.

2. Kiếm được bằng kỹ sư ô tô.

Cố vấn dịch vụ không yêu cầu phải có bằng cấp sau trung học, nhưng nếu có bằng cử nhân về kỹ thuật ô tô, kỹ thuật cơ khí hoặc một lĩnh vực tương tự khác có thể giúp cố vấn dịch vụ có được chỗ đứng sớm hơn trong sự nghiệp và trở thành ứng viên cạnh tranh hơn trong quá trình tuyển dụng.

3. Tích lũy kinh nghiệm trong ngành công nghiệp ô tô.

Cố vấn dịch vụ yêu cầu nhiều kinh nghiệm chuyên môn làm việc trong ngành dịch vụ ô tô trước khi họ đủ điều kiện cho các vị trí của mình. Có bằng cử nhân có thể giảm yêu cầu này, nhưng hầu hết các cố vấn dịch vụ không có bất kỳ trình độ sau trung học nào thì sẽ yêu cầu phải có ít nhất năm năm trong ngành dịch vụ ô tô. Hãy cố gắng tìm một công việc đầu vào trong lĩnh vực bảo dưỡng ô tô để tích lũy kinh nghiệm cơ bản cho mình.

4. Thăng tiến trong ngành của bạn.

Ví dụ về mô tả công việc của cố vấn dịch vụ đối với ngành ô tô, bạn có thể cố gắng thăng tiến trong lĩnh vực của mình lên vị trí cố vấn dịch vụ. Hãy nói chuyện với quản lý cửa hàng hiện tại của bạn về khả năng thăng tiến. Đây là một cách tốt để bắt đầu tìm kiếm vị trí cố vấn dịch vụ, nếu không, hãy thử tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Ví dụ về mô tả công việc cố vấn dịch vụ

Cửa hàng ô tô SpeedyGo trên 7673 Grassbelt Road đang muốn tuyển dụng một cố vấn dịch vụ mới. Cố vấn dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc khách hàng của chúng tôi khi họ đến cửa hàng và thiết lập thông tin liên lạc giữa khách hàng và thợ máy. Với tư cách là cố vấn dịch vụ, bạn cũng sẽ phải trao đổi với khách hàng về đánh giá xe của họ, những lựa chọn nào để sửa chữa và đâu sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trường hợp của họ. Bạn cũng sẽ thông báo cho thợ máy về các lựa chọn dịch vụ của khách hàng và soạn đơn đặt hàng sửa chữa bằng RO Writer, phần mềm mà cửa hàng chúng tôi sử dụng.

Bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp trung học. Cần ít nhất năm năm kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô nếu như bạn không có bằng cấp và ít nhất hai năm kinh nghiệm nếu bạn có bằng cấp trong lĩnh vực liên quan. Ưu tiên các ứng viên có chứng chỉ ASE.

————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.

·       Theo: indeed.com

·       Người dịch: Hoàng Thị Thanh Huyền.

·       Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Thanh Huyền – Nguồn IVolunteer Việt Nam”.

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11339

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 26

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ