Kỹ Năng

Tìm Hiểu Về Việc Trở Thành Chuyên Viên Phân Tích Kinh Doanh Công Nghệ Thông Tin

💁Chuyên viên phân tích kinh doanh CNTT làm những công việc gì?

Phân tích kinh doanh CNTT (IT – Information Technology) là chịu trách nhiệm trong việc phân tích máy tính và các chương trình được doanh nghiệp sử dụng cũng như đưa ra các quyết định về việc cập nhật và cài đặt các loại chương trình giúp tăng hiệu quả công việc của nhân viên. Phân tích viên kinh doanh CNTT sẽ thực hiện phân tích chi phí/lợi ích kinh doanh và điều chỉnh công nghệ phù hợp với chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Họ tiếp nhận những yêu cầu của quản lý và nhân viên của doanh nghiệp, sau đó họ sẽ xác định lợi ích có thể đạt được từ sự đổi mới và cải tiến công nghệ. Để cụ thể hơn thì bạn hãy xem những công việc mà một nhà phân tích kinh doanh CNTT sẽ chịu trách nhiệm được trình bày dưới đây nhé:

  • Thu thập các tin tức từ các giám đốc điều hành và quản lý cấp cao về nhu cầu và tầm nhìn trong tương lai của các tổ chức.
  • Đánh giá, thử nghiệm và đề xuất các cơ hội để cải tiến phần mềm, phần cứng và quy trình CNTT.
  • Thiết kế và thực hiện quy trình thử nghiệm A/B để xuất dữ liệu từ những lần chạy thử nghiệm.
  • Tư vấn với các giám đốc điều hành và bộ phận IT về các công nghệ hiện đại nhất và tác động của nó trong ngành.
  • Chịu trách nhiệm cho các dự án và đảm bảo chúng được hoàn thành kịp thời.
💁Chế độ lương trung bình

Lương trung bình của vị trí này tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí địa lý của bạn. Để cập nhật được thông tin lương chính xác thì bạn nên truy cập vào trang web Indeed, nhấp vào link tiền lương:

  • Mức lương phổ biến ở US: $79,349/năm
  • Một số mức lương còn lại sẽ dao động từ $21,000 đến $159,000/năm

Các yêu cầu của một nhà phân tích kinh doanh CNTT

Một số trình độ chuyên môn mà ngành này các ứng viên đạt được ở vị trí là một chuyên viên phân tích, bao gồm:

  • Về học vấn

Đa số các doanh nghiệp đòi hỏi các chuyên viên phân tích phải có bằng cử nhân trong lĩnh vực khoa học máy tính, phát triển phần mềm, công nghệ thông tin, quản lý dự án hoặc các ngành khác tương tự. Những sinh viên không có bằng cấp về lĩnh vực công nghệ cũng có thể bổ sung trình độ học vấn của mình bằng các khoá học CNTT cá nhân hoặc hoàn thành các chương trình học có chứng chỉ về lĩnh vực này. Chương trình quản trị kinh doanh (MBA) cũng có thể tập trung vào các ngành công nghệ hệ thống và quản lý doanh nghiệp CNTT.

  • Chương trình đào tạo

Đa số các chương trình đào tạo cho vị trí này được cung cấp bởi các chương trình giáo dục chính thức, các chương trình cấp chứng chỉ hoặc các chương trình đào tạo tại chỗ. Những nhà tuyển dụng điển hình sẽ mong muốn các ứng viên của mình có được các kinh nghiệm sơ bộ trong lĩnh vực CNTT và lý tưởng nhất là có cả kinh nghiệm ở một số vị trí giám sát. Các ứng viên có thể nhận được các kinh nghiệm thực tế trong các kỳ thực tập trước khi nhận được các bằng cấp trong các ngành liên quan đến máy tính hoặc bằng quản lý dự án. Sau khi hoàn thành bằng cấp, bạn có thể được đào tạo tại chỗ trong giai đoạn cấp độ đầu hoặc các vai trò ở cấp độ liên kết trong bộ phận CNTT.

  • Các chứng nhận

Mặc dù không bắt buộc, nhưng các chuyên viên phân tích cần phải có bằng chứng để chứng minh kỹ năng, thể hiện rằng họ có động lực mạnh mẽ và để tăng tiềm năng được nhận thông qua các chứng chỉ chuyên môn. Dưới đây là một số chứng chỉ khả thi có thể có lợi cho các ứng viên:

  • Chứng chỉ phân tích Agile (IIBA-AAC)

Được cấp bởi Viện Phân tích Kinh doanh Quốc tế (International Institute of Business Analysis – IIBA), chứng chỉ này được thiết kế để chứng minh các khả năng phân tích kinh doanh và kỹ năng chuyên môn để làm việc một cách hiệu quả trong nhóm dự án Agile.

  • Chứng nhận Chuyên gia Phân tích Kinh doanh được cấp bởi IIBA (CBAP)

Đây được xem là cấp độ chứng chỉ ba đối với IIBA, chứng nhận này dành cho các nhà phân tích có nhiều kinh nghiệm. Chứng chỉ này công nhận các kỹ năng chuyên môn của bạn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng như khả năng quản lý dự án phức tạp cũng như kỹ năng làm việc nhóm để xác định và quản lý các yêu cầu kinh doanh của bạn, đồng thời cũng phản ánh các kỹ năng thúc đẩy các quy trình kinh doanh và xác định các cơ hội để đạt được các thành tựu tốt hơn.

  • Chứng nhận phân tích dữ liệu kinh doanh (IIBA-CBDA)

Chứng chỉ này công nhận khả năng phân tích kinh doanh để thực hiện các công việc phân tích liên quan trong việc hỗ trợ các sáng kiến ban đầu của công ty.

Có nhiều chứng chỉ CNTT của các tổ chức chính thức cũng như không chính thức để giúp các ứng viên xác định rõ kỹ năng của mình đối với lĩnh vực hệ thống máy tính.

  • Các kỹ năng 

Có một vài kỹ năng có thể hỗ trợ các chuyên viên phân tích kinh doanh CNTT thành công trong vai trò của họ, bao gồm:

  • Kỹ năng phân tích

Các kỹ năng này cần nói đến khả năng thu thập và phân tích thông tin để xác định các giải pháp. Một chuyên viên phân tích cần phải thu thập các yêu cầu cải tiến công nghệ cũng như các vấn đề công việc đang ảnh hưởng đến năng suất của nhân viên. Sau đó họ phải phân tích các thông tin và các cách giải quyết để xác định một giải pháp tốt nhất. Đồng thời, họ cũng phải xác định các sự thay đổi này có tác động tốt đến doanh nghiệp, và chắc chắn rằng các thay đổi này hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chiến lược.

  • Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng này bao gồm cả khả năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói cũng như kỹ năng lắng nghe tích cực. Các chuyên viên phân tích phải tạo điều kiện giao tiếp giữa giám đốc cấp cao, các quản lý và bộ phận CNTT. Họ phải có khả năng giải thích các vấn đề phức tạp và giải pháp công nghệ theo cách mà những người không có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ vẫn hiểu được.

  • Óc sáng tạo

Bởi vì các chuyên viên phân tích kinh doanh CNTT cần phải có khả năng suy nghĩ về các cải tiến và các giải pháp giải quyết vấn đề, vì thế họ cần phải có óc sáng tạo để giúp họ xem xét các ý tưởng mới mà hoàn toàn chưa được đề xuất bao giờ.

  • Kỹ năng công nghệ 

Đây có thể được xem là kỹ năng khó lĩnh hội nhất thông qua chương trình giáo dục chính quy. Đối với nhà phân tích doanh nghiệp CNTT, kỹ năng này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về máy tính, phát triển và lập trình phần mềm.

  • Môi trường làm việc

Môi trường văn phòng thường được xem là nơi làm việc điển hình của một chuyên viên phân tích doanh nghiệp CNTT với những đặc điểm sau đây:

  • Thời gian làm việc quá giờ
  • Sử dụng thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy fax, và các thiết bị liên quan khác
  • Có thể đòi hỏi hơn 40 giờ làm việc
  • Có thể phải đi công tác nên họ  làm việc với nhiều khách hàng

Các chuyên viên phân tích thường làm việc cho các tập đoàn với quy mô vừa hoặc nhỏ với số lượng nhân viên tương đối lớn. Đối với các tổ chức này, việc xác định giải pháp công nghệ giúp cải thiện năng suất làm việc của nhân viên với mục đích tạo ra lợi tức đầu tư và các tác động đáng kể đến doanh thu. Nhiều chuyên viên phân tích cũng làm việc với tư cách là nhà thầu cho câu ty CNTT.

💁Làm sao để trở thành một chuyên viên phân tích kinh doanh CNTT

Sau đây là một số bước mà bạn có thể áp dụng để theo đổi con đường nghệ nghiệp của mình như là một nhà phân tích hệ thống:

1.    Con đường học vấn

Chuyên viên phân tích thường đòi hỏi có ít nhất bằng cử nhân liên quan đến lĩnh vực máy tính hoặc quản lý dự án. Hãy thực hiện nghiên cứu vai trò của một chuyên viên phân tích kinh doanh CNTT và xác định yêu cầu học vấn tối thiểu của công việc này và lên kế hoạch để đạt được trình độ đó.

2.    Kinh nghiệm cần có

Các nhà tuyển dụng thường đòi hỏi các ứng viên có một số kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực CNTT. Nếu bạn vẫn đang còn là sinh viên thì hãy tìm kiếm các cơ hội thực tập nơi mà bạn có thể tiếp cận với các nhà phân tích kinh doanh CNTT hoặc chuyên gia CNTT khác. Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp, hãy tìm một vị trí ở cấp độ đầu hoặc thậm chí là cấp liên kết trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp nhỏ thường có nhiều khả năng xem xét những ứng viên có ít kinh nghiệm vừa hoàn thành chương trình học trong lĩnh vực liên quan đến máy tính.

3.    Đạt các chứng chỉ

Mặc dù không đòi hỏi, những một chứng chỉ chuyên môn sẽ chứng minh được bạn có động lực cao và mong muốn được thăng tiến trong con đường nghề nghiệp của mình. Có nhiều chứng chỉ có sẵn trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như phân tích kinh doanh có thể hỗ trợ trong việc chứng mình kỹ năng của bạn.

4.    Cập nhật lý lịch của bạn

Khi bạn có trình độ học vấn, kinh nghiệm và chứng chỉ, thì hãy cập nhật sơ yếu lý lịch của bạn, bao gồm cả trình độ học vấn cao nhất, quá trình làm việc, chứng chỉ và kỹ năng có liên quan. Nhấn mạnh các cơ hội lãnh đạo hoặc cố vấn mà bạn có trong sự nghiệp của mình và cố gắng đưa vào các số liệu bạn đã đạt được cho các công ty bất cứ lúc nào.

5.    Ứng tuyển

Hãy nghiên cứu các công việc trong khu vực của bạn ở vị trí chuyên viên kinh doanh CNTT, xác định vị trí bạn phù hợp nhất dựa theo kinh nghiệm, lịch sử làm việc và các kỹ năng của bạn. Ứng tuyển bằng sơ yếu lý lịch và một lá thư xin việc được soạn thảo kỹ càng nêu rõ lý do tại sao bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí này.

💁Mô tả công việc của một chuyên viên kinh doanh CNTT điển hình

Regal Technology có một đợt tuyển dụng gấp cho các chuyên viên phân tích kinh doanh CNTT tham gia vào đội ngũ phát triển nhanh của chúng tôi. Nhân viên ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm cho việc đánh giá quy trình kinh doanh, dự đoán các yêu cầu, khai phá các lĩnh vực cải tiến và đề xuất giải pháp. Những nhân viên này được kỳ vọng sẽ dẫn dắt các đánh giá liên tục về quy trình kinh doanh, phát triển chiến lược tối ưu hoá và tiến hành các cuộc họp, trình bày các ý tưởng và cải tiến mới. Yêu cầu bằng cử nhân các ngành liên quan đến máy tính cũng như 3 – 4 năm kinh nghiệm với vai trò phân tích kinh doanh. Một ứng viên lý tưởng cần có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phân tích vững và đòi hỏi khả năng sử dụng tư duy sáng tạo để đưa ra những ý tưởng mới và có tính chất đột phá.

—————-

Xin cảm ơn tác giả về những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/learn-about-being-a-lifeguard.html
  • Người dịch: Lê Xuân Hân
  • Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Xuân Hân – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11090

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ