“Bạn không thể ép buộc bất kỳ ai đánh giá cao, tôn trọng, hiểu hoặc ủng hộ bạn, nhưng bạn có thể chọn cách dành thời gian ở bên cạnh những người làm như vậy.” – Lori Deschene
Nó có thể làm bạn bị tê liệt.
Ý tôi là lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Sự lo lắng đó có thể cản trở bạn theo đuổi ước mơ của mình. Nó có thể ngăn bạn thể hiện những gì chân thật nhất của bản thân và cản trở cuộc sống mà bạn mong muốn muốn tạo ra.
Sự lo lắng này có thể dễ dàng khiến tâm trí bạn lang thang đến những nơi tối tăm và gây ra cảm giác bất an, lo lắng và thiếu tự tin. Khi nó bám chặt lấy bạn, bạn sẽ làm bất cứ điều gì để tránh bị từ chối, chế giễu và tiềm ẩn sự xấu hổ. Thà không được để ý còn hơn bị đánh giá tiêu cực, phải không?
Bạn biết rằng bạn không nên lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Nhưng nói thì dễ hơn làm.
Trong một thời gian dài, tôi cảm thấy bế tắc vì lo sợ ý kiến của người khác. Do sự sợ hãi này, tôi đã theo đuổi một con đường sự nghiệp mới. Cuối cùng, tôi đã phải từ bỏ vì không thể chịu đựng được nữa.
Tôi biết mình phải đối mặt với nỗi sợ hãi và lo lắng trước sự đánh giá của người khác, nếu không tôi sẽ không thể sống cuộc sống mà mình mong muốn. Và tôi không sẵn sàng thỏa hiệp về điều đó — bạn cũng vậy.
Để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi trước ý kiến của người khác, tôi đã tổng hợp một danh sách các cách đã giúp ích cho tôi. Hãy sử dụng danh sách này để tham khảo bất cứ khi nào bạn lo lắng về ý kiến của người khác về bạn.
1. Biết rằng bạn không phải là người đọc tâm trí
Tôi đã từng cho rằng tôi biết người khác nghĩ gì về tôi. Nhưng những giả định này thường dẫn đến những kết luận không tốt.
Khi tôi rời bỏ công việc của công ty để đi du lịch và theo đuổi nỗ lực kinh doanh của riêng mình, tôi sợ các đồng nghiệp cũ đánh giá quyết định của tôi. Tôi nghĩ rằng họ sẽ xem tôi là người ngây thơ, liều lĩnh hoặc ngu ngốc khi đưa ra quyết định đó.
Hóa ra tôi không thể sai hơn được nữa. Trong những tháng và những năm sau đó, nhiều người trong số họ đã trở thành những người ủng hộ tuyệt vời nhất! Một số nói rằng tôi dũng cảm vì đã đi trên con đường của riêng mình, những người khác thì cởi mở về mong muốn của họ để làm điều gì đó tương tự. Bài học rút ra ở đây là: Bạn không bao giờ biết mọi người nghĩ gì về mình trừ khi bạn cho họ cơ hội để nói.
2. Hiểu rằng điều đó không bao giờ là về bạn
Điều này đã thay đổi hoàn toàn đối với tôi! Lắng nghe này: Đánh giá của người khác về bạn không bao giờ là về bạn —mà là về họ. Nó phản ánh nỗi sợ hãi, giới hạn và nhận thức của họ.
Một trong những người thân thiết nhất trong cuộc đời tôi đã nói với tôi rằng tôi đã mắc sai lầm khi bỏ việc ở công ty để bắt đầu kinh doanh riêng.
Đầu tiên, tôi cảm thấy rằng anh ấy đã đánh giá tôi và không ủng hộ quyết định của tôi. Sau đó, tôi nhận ra rằng phản ứng của anh ấy là tấm gương phản chiếu niềm tin, nỗi sợ hãi và cách nhìn của anh ấy về thế giới. Đối với anh ta, ở lại một công việc của công ty có nghĩa là được bảo vệ, an toàn và là một cuộc sống tốt đẹp.
Khi tôi nhận ra rằng anh ấy luôn dành sự quan tâm tốt nhất cho tôi, tôi không cảm thấy gì ngoài lòng trắc ẩn và tình yêu dành cho anh ấy. Để đảm bảo bạn điều hướng lựa chọn của mình đúng, hãy tự hỏi bản thân: Tôi muốn gì? Điều đúng đắn tôi phải làm là gì?
3. Ngừng phán xét bản thân
Nhiều khi, chúng ta nhận thức được những điều chúng t cảm thấy khó xử ở bản thân nên tìm kiếm những người khác để xác nhận niềm tin của mình. Vì vậy, sự phán xét mà chúng ta sợ hãi từ người khác thực sự phản ánh những gì chúng ta đánh giá bản thân. Lén lút, phải không?
Hãy thành thật với chính mình, bạn tự đánh giá bản thân vì điều gì? Nó có thể liên quan đến sức khỏe, sự nghiệp, tình trạng mối quan hệ, hoàn cảnh sống hoặc ngoại hình của bạn. Sau đó, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại đánh giá bản thân vì điều này. Niềm tin nào đang thúc đẩy các phán đoán? Bạn có tin là sai khi ưu tiên sự nghiệp hơn gia đình không? Bạn có tin rằng thật tệ khi trở thành trung tâm của sự chú ý?
Một khi bạn thách thức những niềm tin này và ngừng phán xét bản thân, bạn sẽ có thể hòa hợp với con người của mình và những lựa chọn bạn đã đưa ra, kể cả là tốt hay xấu. Khi bạn đã đạt được sự chấp nhận, bạn sẽ không sợ sự đánh giá từ người khác vì bạn có bạn đứng đằng sau chính mình.
4. Ngừng phán xét người khác
Càng đánh giá người khác, chúng ta càng có xu hướng tin rằng họ cũng đánh giá chúng ta. Đó là một vòng luẩn quẩn. Vì vậy, thay vì phán xét người khác về sự lựa chọn, tính cách, quan điểm tôn giáo, cách ăn mặc hay điều gì khác, hãy chọn cách tò mò về sự khác biệt và đa dạng.
Hãy tự hỏi bản thân bạn có thể học được gì từ người này? Tại sao người này lại khác biệt theo một cách nào đó? Có thể có những lý do đằng sau. Như Wayne Dyer từng nói, “Khi bạn đánh giá người khác, bạn không định nghĩa họ, bạn định nghĩa chính mình.”
5. Sử dụng sự lo lắng của bạn như một chỉ dẫn
Điều gì khiến bạn lo lắng người khác sẽ đánh giá bạn? Có lẽ đó là vị trí công việc, hoàn cảnh sống, tình trạng mối quan hệ, sự bất an, ngoại hình hoặc trí thông minh của bạn. Sự lo lắng đó cho bạn biết có điều gì đó bạn cần chấp nhận và thỏa hiệp hoặc điều gì đó bạn cần thay đổi.
Ví dụ: bạn có thể bắt đầu theo đuổi một con đường sự nghiệp mới phù hợp hơn với các giá trị của bạn. Hoặc bạn có thể xem tình trạng ngày hôm nay như một bước đệm để tiến tới một điều gì đó tốt đẹp hơn. Khi bạn chấp thuận bản thân và cuộc sống của mình, ý kiến của người khác sẽ không còn quan trọng nữa.
6. Mong đợi phản ứng từ người khác
Thay vì cố gắng tránh nhận được phản ứng từ người khác, hãy mong đợi chúng! Nếu bạn mới thử một chế độ ăn kiêng thực vật, thay đổi con đường sự nghiệp hoặc quyết định hoàn thành sở thích kỳ lạ nào đó của bạn, hãy mong đợi mọi người nói gì đó về nó. Và hãy coi đó là một dấu hiệu tốt vì điều đó có nghĩa là bạn đang làm những gì phù hợp với mình, mặc dù mọi người sẽ có phán xét về điều đó.
Như Aristotle đã nói, “Chỉ có một cách để tránh bị chỉ trích: không làm gì, không nói gì, và không là gì cả.” Và đó không phải là bạn, phải không? Bạn được sinh ra trong cuộc đời này để sống hết mình, làm theo những gì khiến bạn hứng thú và trở thành con người đáng kinh ngạc như chính bạn.
7. Tập trung vào hạnh phúc dài lâu
Sự phán xét và chỉ trích từ người khác có thể gây tổn thương. Nhưng nó sẽ không bao giờ đau nhiều như hối tiếc. Bạn có biết điều gì khiến mọi người hối tiếc nhất trên giường bệnh không? Đó là: “Tôi ước mình có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, không phải cuộc sống mà người khác mong đợi ở tôi.”
Sẵn sàng đón nhận phán xét và chỉ trích trong ngắn hạn, để đổi lấy những gì sẽ phục vụ bạn lâu dài. Hãy tập trung vào việc sống thật với chính mình chứ không phải cuộc sống mà người khác mong đợi ở bạn.
8. Chấp thuận bản thân
Chấp nhận bản thân là điều mà tất cả những gì phải đạt được, đúng chứ? Khi bạn chấp thuận bản thân, bạn sẽ ngừng lo lắng về ý kiến của người khác. Bạn có một sự chấp thuận quan trọng nhất: của chính bạn.
Nhìn vào sự không hoàn hảo, khiếm khuyết của bạn và những lựa chọn mà bạn ước mình đã làm khác đi và chấp nhận tất cả. Biết rằng bạn là đủ. Biết rằng bạn đã làm những gì tốt nhất có thể, so với bạn trước đây. Tất cả chúng tôi đều muốn bạn trở thành con người mà bạn muốn trở thành — bao gồm cả những điều kỳ quặc, sai sót và không hoàn hảo.
Sống với nỗi lo sợ người khác đánh giá mình thật khó. Nó có thể khiến bạn bị mắc kẹt, tê liệt và tách khỏi cuộc sống mà bạn muốn sống.
Đã đến lúc lấy lại sức mạnh. Sử dụng danh sách này, chọn một hoặc hai điểm ấn tượng với bạn và thực hành chúng. Sau đó, khi bạn đã sẵn sàng, hãy quay lại danh sách và chọn một điều khác.
Hãy ngừng sống theo kỳ vọng của người khác và bắt đầu sống thật với chính mình.
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Chu Anh Trà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Chu Anh Trà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9796
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 24