“Nếu bạn cô đơn khi ở một mình, tức bạn đang ở trong một trạng thái tồi.” – Jean-Paul Sartre
Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình được vây quanh bởi nhiều người, đó có lẽ là lý do tại sao tôi không bao giờ nhận ra mình cô đơn. Trong phần lớn cuộc đời trưởng thành của tôi, những khoảng thời gian yên tĩnh duy nhất mà tôi có với chính mình là đầu ngày và cuối ngày. Nếu không, tâm trí tôi ngập trong những câu chuyện phiếm, thông báo và những thứ gây xao nhãng.
Những tác động liên tục này giúp tôi che lấp đi sâu thẳm nỗi cô đơn của mình. Mọi thời gian, tôi bị tấn công bởi các tin nhắn và sự phân tâm, nhưng tôi lại thiếu các mối liên hệ sâu sắc. Năm tháng trôi qua và tôi ngày càng bận rộn hơn, tôi thấy rằng tôi đã thực hiện các bước để cắt giảm thời gian riêng tư. Tôi sẽ xem TV cho đến khi tôi chìm vào giấc ngủ; Tôi sẽ kiểm tra email công việc của mình trước tiên vào buổi sáng.
Khi nhìn nhận lại, tình huống rất rõ ràng — Tôi sợ hãi khi phải ở một mình với những suy nghĩ của riêng — Nhưng vào thời điểm đó, tôi chỉ nghĩ rằng mình đang làm việc hiệu quả hoặc đơn giản là không thích cảm thấy buồn chán.
Tôi không nhận ra sự tình cho đến khi chiếc máy tính xách tay của tôi đột nhiên bị hỏng. Vào một buổi chiều se lạnh, khi tôi đang cuộn tròn trên ghế sofa, chuẩn bị xem bộ phim “New Girl”, chiếc máy tính đột ngột tắt nguồn, và tôi phải đối mặt với hình ảnh phản chiếu của chính mình trong màn hình đen. Điện thoại của tôi đã hết pin.
Không bị phân tâm, công việc hay mạng xã hội lấp đầy tâm trí, tôi đột nhiên nhận ra rằng, bất chấp mọi hoạt động và lời mời, tôi vẫn vô cùng cô đơn. Và điều đó khiến tôi vô cùng đau khổ khi không hề nhận ra.
Chiều hôm đó, tôi phát hiện ra mình rất sợ ở một mình. Tôi nhìn lại mối quan hệ của mình với chính mình và thấy nhiều thiếu sót.
Viễn cảnh bị mắc kẹt trong công ty của chính mình khiến tôi sợ hãi đến mức khiến tôi phải hành động. Tôi rất giỏi trong việc lấp đầy tâm trí bằng những câu chuyện phiếm, tôi không biết mình là ai khi ở một mình. Tôi chắc chắn là một trong số nhiều người Mỹ dành hơn 5 giờ mỗi ngày trên điện thoại của họ, theo một báo cáo State of Mobile năm 2017 – xét cho cùng thì tôi chưa bao giờ thực sự cô đơn. Nhưng tôi không biết làm thế nào để bắt đầu bớt cô đơn.
Tôi không muốn chỉ dựa vào người khác, vì vậy tôi đã lên kế hoạch xây dựng mối quan hệ với chính mình.
Sau đó, tôi quyết định lưu tâm về khoảng thời gian cố ý ở một mình. Đầu tiên, tôi tìm ra thời điểm tôi có không gian riêng cho bản thân. Sau đó, tôi xác định những thời điểm tôi cảm thấy khó khăn nhất khi ở một mình. Cuối cùng, tôi chọn ra các chướng ngại vật.
Từ kế hoạch trên, tôi đã tạo dựng nên một chiến lược ba khoảng: tôi có khoảng ba phần thời gian trong ngày có thể dành thời gian suy nghĩ một mình. Buổi sáng và buổi tối là khó khăn nhất đối với tôi. Và điện thoại của tôi là chướng ngại vật chính khiến tôi không thể đạt được mục tiêu của mình.
Kế hoạch của tôi là có ba phần thời gian ở một mình: thời gian hoạt động một mình, thời gian thiền định và thời gian làm việc gì đó không liên quan đến màn hình điện tử. Nhưng trước khi làm điều đó, tôi phải loại bỏ chướng ngại vật lớn nhất: điện thoại.
Mặc dù nó giúp tôi kết nối với thế giới, nhưng nó lại ngăn cản tôi phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với bản thân. Tôi phát hiện ra rằng tôi sử dụng nó nhiều nhất vào buổi sáng và buổi tối, vì vậy tôi đã đầu tư vào một chiếc đồng hồ báo thức kiểu cũ và quyết định áp dụng quy tắc nghiêm ngặt “không màn hình điện tử” sau 9 giờ tối.
Thông thường, buổi sáng của tôi bắt đầu với việc tôi nhìn chằm chằm vào các thông báo trên điện thoại của mình. Thay vào đó, tôi thức dậy và đi bộ mười lăm phút trong khu phố. Lúc đầu, nó thật nhàm chán – tôi đã tuyệt vọng mong muốn bị phân tâm như cũ. Nhưng càng tiếp tục, tôi càng thấy mình có khả năng nhận ra tiếng chim hót, suy nghĩ về những kế hoạch trong ngày, tháo gỡ những cảm xúc rối ren của ngày hôm trước, và mong chờ tách cà phê đầu tiên.
Tôi cũng đã thử tập thiền năm phút. Vào thời điểm đó, thiền là điều mới mẻ đối với tôi, vì vậy tôi nghĩ rằng năm phút là đủ ngắn để tôi bắt đầu có thói quen. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình cần đầu tư vào một ứng dụng để hướng dẫn bản thân thiền đúng, điều này thực sự giúp tôi kiên định và nhận được những lợi ích thực sự.
Cuối cùng, tôi lấp đầy buổi tối của mình bằng việc đọc sách và vẽ tranh. Cả hai hoạt động này đều là thủ công, có nghĩa là tôi không thể kiểm tra điện thoại của mình khi đang thực hiện chúng. Tôi đã có thể khám phá lại niềm yêu thích sách của mình và mặc dù tôi không giỏi vẽ tranh lắm, nhưng quá trình sản xuất tác phẩm nghệ thuật hữu hình đã giúp lấp đầy khoảng thời gian rỗi vào buổi tối mà trước đây tôi thường sử dụng điện thoại.
Nghiên cứu chứng minh rằng cô đơn có hại cho sức khỏe thể chất và cảm xúc của bạn, nhưng bạn không nhất thiết phải hướng bản thân ra bên ngoài để chữa khỏi sự cô đơn.
Tất cả những thay đổi về thói quen của tôi đều chỉ ra một kết luận cuối cùng: Bạn không thể phụ thuộc vào người khác để cảm thấy tốt hơn về bản thân. Học cách ổn khi ở một mình là rất quan trọng trong hành trình với chính mình. Bạn không thể bắt đầu xây dựng các mối quan hệ thực sự với người khác cho đến khi bạn có một mối quan hệ vững chắc với chính mình.
Đối với tôi, phải đánh đổi một khoảng thời gian tệ để có thể nhìn nhận lại thực tế tình hình. Từ đó, tôi cần chủ động dành thời gian ở một mình — không chỉ là thời gian không có người khác ở bên, mà còn là thời gian không bị phân tâm, không nhận thông báo, không gọi điện hoặc không email.
Thời gian chỉ dành cho tôi.
Cuối cùng, mọi thứ đã được điều chỉnh. Tôi đã cố gắng điều chỉnh thói quen sử dụng điện thoại của mình, nhưng nhận ra rằng điều đó là không thể, vì vậy tôi đã gỡ bỏ nó. Ban đầu tôi đã cố gắng đi bộ nửa giờ, nhưng không có thiết bị nào đếm thời gian khiến tôi căng thẳng. Khi tôi bắt đầu thiền, tôi nghĩ rằng tôi có thể làm điều đó mà không cần đến bất kỳ ứng dụng, nhưng tôi thấy mình rơi vào vòng xoáy suy nghĩ tiêu cực hoặc chìm vào giấc ngủ.
Điều tôi muốn bày tỏ là, tôi đã không hiểu nó ngay trong lần thử đầu tiên. Điều quan trọng nhất đối với tôi là khoảnh khắc nhận ra đó. Từ đó, tôi có thể tiếp tục cố gắng cho đến khi tôi tìm thấy phương pháp phù hợp với mình. Kết quả thật đáng kinh ngạc về lâu dài. Tôi có hình ảnh tốt hơn về bản thân và tôi nhận thấy mối quan hệ của tôi với những người khác đã được cải thiện.
Bởi vì tôi chuyên tâm đến cảm nhận, cảm xúc của mình thay vì nhấn chìm chúng trong một mớ thông báo và tìm cách thoát ra, nhìn chung, tôi hiện tại đã tự nhận thức rõ ràng hơn trước đây, điều này giúp tôi tự chấp nhận bản thân và tập trung hơn. Ngày nay, khi mọi thứ trở nên khó khăn – và điều đó thường xuyên xảy ra, như một phần không thể tránh khỏi của thực tế – tôi có thể sử dụng nguồn dự trữ của mình cân bằng dòng chảy.
Nó không thoải mái, nó khó khăn, nó bực bội, nhưng nó chắc chắn là nó có giá trị.
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Chu Anh Trà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Chu Anh Trà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9685
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 11