- Có những sai lầm trong cuộc sống mà ta không thể tránh được.
- Khi cuộc sống quật ngã bạn, bạn có thể lựa chọn giữa việc giữ nguyên mọi thứ hoặc trỗi dậy một lần nữa.
- Nếu bạn muốn làm một cú trở lại, bạn phải học cách để quản lí những sai lầm của bản thân.
- Hãy tìm hiểu những sai lầm đã từng mắc và sau đó bắt đầu lại với một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Không ai thích thất bại cả. Mọi người đều muốn chiến thắng và đạt được sự thành công, nhưng hầu hết những gì chúng ta nhận được lại là sự thất bại. Và thật sự là khó để nuốt trôi nó khi bạn đã làm gì đó mà gây xáo trộn mọi thứ.
Có nhiều lần khi mà cuộc đời có thể đập một cục gạch vào đầu bạn mà khiến bạn gục ngã, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên gục ngã và tiếp tục nằm đó mãi được. Bạn luôn luôn có thể đứng dậy lần nữa khi cuộc sống quật ngã bạn.
Steve Jobs đã từng bị sa thải khỏi công ty mà ông ấy khởi nghiệp. Nhưng ông ấy không từ bỏ. Ông đã sử dụng kinh nghiệm của mình để xây dựng tích cách, tài lãnh đạo và biến những gì ông phải chịu đựng thành sức mạnh.
Sau cùng thì, Jobs đã quay trở lại Apple và biến nó thành một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới.
Điều tượng tư cũng diễn ra với Walt Disney. Ông ta cũng đã từng bị sa thải khỏi công ty vì “sự thiếu hụt trí tưởng tượng” của ông. Tuy nhiên, điều ấy không làm suy sụp tinh thần để ông bắt đầu công ty của riêng mình và xây dựng công viên giải trí Walt Disney và hình ảnh chuột Mickey ở cương vị ngôi sao.
Như bạn có thể thấy, nếu bạn muốn vực dậy từ thất bại, bạn phải biết quản lí những sai lầm của mình. Bạn phải học cách vực dậy khi cuộc sống quật ngã bạn.
Luôn luôn nhớ điều này, cuộc sống có thể đánh ngã bạn 7 lần, nhưng bạn có thể quyết định và đứng dậy đến 8 lần.
Dưới đây là những gợi ý về những gì bạn có thể làm khi đang trải nghiệm những khoảng thời gian khó khăn hoặc đối mặt với những thất bại trong cuộc sống
- Cho bản thân thời gian để hồi phục
Sau khi chịu đựng một cú sốc lớn, rất khó để chấp nhận sự thật đau lòng. Và có lẽ, bạn không thể vực dậy trong 1 hoặc 2 ngày được.
Nếu bạn chỉ vừa mới thất bại ở một dự án nào đó, bị đuổi khỏi công ty, bị buộc phải đóng của doanh nghiệp hoặc bị phá sản, hãy dành một ít thởi gian nghỉ ngơi để chính bạn hồi phục, đặc biệt là về mặt tinh thần.
Sẽ ổn thôi khi bạn dành một ít thời gian để nghỉ ngơi. Sau khi Steve Jobs bị đuổi khỏi công ty của ông, ông dành 3 tháng nghỉ ngơi để đi du ngoạn và khám phá bản thân. Sau cùng, ông ấy nhận ra rằng ông ấy vẫn yêu những gì bản thân đã làm và quyết định thành lập một công ty và đặt tên là “Next (tiếp tục nào)”.
Có thể nói rằng, đây thật sự là khoảng thời gian tốt để nghỉ ngơi, để sống chậm lại, và nhìn nhận lại những gì đã xảy ra. Trong suốt những khoảng thời gian này, phần lớn những ý tưởng, những công ty và doanh nghiệp thành công đã được sinh ra tại đó.
- Chấp nhận sự thật
Cho dù bạn làm gì đi nữa, bạn phải chấp nhận sự thật rằng bạn đã thất bại. Bạn phải chịu trách nhiệm cho những gì bạn làm mà dẫn đến việc bạn ở đâu lúc này.
Bạn không phải giấu diếm, phớt lờ, hoặc chối bỏ sự thật là bạn đã thất bại. Sự thật là, bạn càng nhanh chấp nhận sự thật, thì bạn càng thoát khỏi nó dễ dàng hơn.
Thế nên, hãy chấp nhận rằng bạn đã bị quật ngã. Cùng lúc đó, hãy hiểu rằng điều đó hoàn toàn ổn khi thất bại. Thất bại thì không thể tránh. Nếu bạn không trải qua đủ thất bại, điều đó có nghĩa là bạn chưa đủ cố gắng.
- Tìm hiểu xem điều gì đã sai
Một khi bạn chấp nhận sự thật rằng bạn đã thất bại, đã đến lúc học cách tìm ra tại sao bạn thất bại. Tìm hiểu xem điều gì đã bị sai để mà bạn có thể làm tốt hơn ở tương lai.
Đây là sự khác biệt giữa người thành công và người không thành công được phân định. Những người không thành công cố gắng 1 vài lần, nhưng khi họ thất bại, họ dừng lại và không bao giờ có thể tiến lên được nữa.
Mặt khác, người thành công sẽ tiếp tục cố gắng. Quan trọng hơn, họ nhận ra điều gì đã sai và họ tiếp tục cải thiện chiến thuật của họ.
Giống như việc một đứa bé học bước đi như thế nào. Bạn sẽ ngăn chặn một em bé bước đi bởi vì bạn lo sợ em ấy có thể té ngã nữa à? Không, bạn sẽ không làm như thế. Bạn sẽ động viên em ấy tiếp tục đứng dậy lần nữa sau khi em ấy ngã. Bạn sẽ động viên em ấy tiếp tục bước tiếp và cố gắng lần nữa và lần nữa, đúng chứ?
Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho cuộc sống của bạn. Thỉnh thoảng, mọi thứ sẽ không hoạt động vào lần đầu tiên. Bạn nên thử ít nhất một vài lần nữa. Và nếu mọi thứ vẫn không hoạt động, tìm hiểu xem điều gì chưa đúng.
Bạn phải làm một “cuộc khám nghiệm tử thi” để có thể khám phá lí do bạn bị thất bại. Khi bạn biết tại sao bản thân thất bại, đừng lặp lại nó, thay vào đó, cải thiện chính mình để làm tốt hơn ở tương lai.
- Học hỏi từ người khác
Một gợi ý tuyệt vời khác là học hỏi từ người khác. Hãy tìm những người mà trải qua những tình huống tương tự như bạn, xin ý kiến của họ, và học hỏi từ họ.
Bất kể mục đích của bạn là gì, ai đó đã đạt được điều đó trước đây. Bạn không cần phải tự mình trải nghiệm và nhận ra mọi thứ cả. Tìm ra ai đã làm điều đó và học trực tiếp từ anh ấy hoặc cô ấy.
Học hỏi từ người khác có thể rút ngắn con đường học hỏi vòng vèo cùng lúc, bạn có thể thấy cách người người khác vượt qua tình huống tương tự như bạn và không chỉ quản lí nó để sống sót, mà còn để phát triển hơn nữa.
Khi cuộc sống khiến bạn vấp ngã, hãy đọc những câu chuyện của những người thành công mà đã đạt được những thành tựu tuyệt đỉnh trong đời họ để tạo một động lực lớn cho bản thân.
- Hãy tìm thứ gì đó tích cực để tập trung vào nó
Napoleon Hill đã từng nói:
“Mọi nghịch cảnh, cùng lúc đó, đều chứa đựng một hạt giống của một cơ hội tương đương.”
Bạn phải hiểu rằng thất bại không phải là trái ngược với thành công, mà là 1 phần của thành công. Điều này bởi vì thất bại sẽ xây dựng con người bạn, làm bạn sáng suốt hơn, và cho bạn kinh nghiệm để làm tốt hơn trong tương lai.
Và nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ không bao giờ tạo nên được sự thành công mà bạn muốn.
Tony Robbins nói rằng thành công đến từ những quyết định đúng đắn. Quyết định đúng đắn bắt nguồn từ kinh nghiệm. Và kinh nghiệm tới từ những quyết định sai lầm. Vì thế, đừng ngại thất bại.
Khi bạn thất bại, tìm thứ gì đó tích cực để tập trung vào. Cố gắng khám phá những cơ hội mà không chùn bước. Đó là cách bạn học hỏi và cải thiện để mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.
- Suy nghĩ, lên kế hoạch và lập ra một mục tiêu mới
Khi cuộc sống quật ngã bạn, bạn có thể chọn giữa việc ở đó hoặc trỗi dậy 1 lần nữa.
Bạn phải hiểu thất bại là một sự kiện, không phải là một người. Khi bạn thất bại, điều đó có nghĩa rằng bạn thất bại vì một thứ gì đó. Một dự án, một mục tiêu, hoặc một sự nỗ lực. Chỉ cần bạn không từ bỏ, bạn không phải là một sự thất bại.
Trước đó, hãy suy nghĩ, lên kế hoạch và lập ra một mục đích mới. Không bao giờ là quá trễ để ước mơ về một giấc mơ mới hoặc lập ra một mục đích cả. Điều đó chỉ quá trễ khi bạn nghĩ thế thôi.
Thực tế rằng, việc lên kế hoạch và bắt đầu với mục tiêu mới có thể mạnh mẽ hơn vì bạn đã nhận đủ kinh nghiệm và hiểu biết để biết mình phải làm gì và không làm gì rồi.
- Khởi động lại và bắt đầu 1 lần nữa
Sau khi trải qua quá trình mà bạn thất bại và đứng dậy lần nữa, nó giống như là bạn có một đợt cập nhật lớn cho máy tính của bạn vậy. Vì vậy điều gì mà hệ thống điều hành yêu cầu để làm sau khi cập nhật một bản cập nhật lớn? Khởi động lại máy tính và bắt đầu lại đi.
Đây là điều bạn cần làm. Khởi động lại và bắt đầu lại lần nữa với một phiên bản tốt hơn của chính bạn.
Điều đó ổn khi thất bại. Thật ra, thất bại là thứ gì đó rất phổ biến. Chìa khóa là bạn sẽ ở đó mãi hay là vực dậy và cố gắng lần nữa.
Vì vậy, đừng ngại thất bại để đứng dậy và cố gắng lần nữa. Hãy nhớ đến câu châm ngôn ý nghĩa này của Robert Jordan:
“Bạn không chìm vì bạn ngã vào nước, bạn chìm vì không làm gì cả”
Kinh nghiệm của bạn khi bật lại vào lúc cuộc sống quật ngã bạn là gì? Tôi rất vui lòng được nghe câu chuyện của bạn đấy.
————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Trần Công Ẩn
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Công Ẩn – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/7267
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 11