Sơ lược lịch sử tiếng Do Thái
Tiếng Do Thái là ngôn ngữ Canaanite cuối cùng còn sót lại, tồn tại lâu hơn các ngôn ngữ Canaanite dòng họ của nó như Aramaic và Amorite. Bản thân ngôn ngữ Canaanite là phân nhóm nằm trong nhóm Semitic, thuộc ngữ hệ Afroasiatic. Ngữ hệ này là nguồn gốc là một số ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi khắp các vùng Bắc Phi và Tây Á. Một vài ngôn ngữ Afroasiatic vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay; trong đó ngôn ngữ được được sử dụng nhiều nhất là tiếng Ả Rập, ngoài ra còn có tiếng Hausa, tiếng Somali và tiếng Amharic.
Mẫu chữ viết sớm nhất được cho là tiếng Do Thái đã có từ khoảng 3.000 năm trước. Ngôn ngữ này được gọi một cách khéo léo là proto-Canaanite bởi vì sự phân chia giữa các ngôn ngữ Canaanite không rõ ràng tại thời điểm đó, nhưng nó dường như cho thấy hệ thống chữ viết phát triển thành tiếng Do Thái Cổ điển sau này.
Tiếng Do Thái cổ điển đã là địa vị của ngôn ngữ từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Tiếng Do Thái cổ điển này bao gồm tiếng Do Thái trong Kinh thánh (phương ngữ Do Thái được sử dụng trong Torah và Kinh thánh Hebrew), cũng như tiếng Do Thái ở Dead Sea Scroll và tiếng Do Thái Mishnaic, và cuối cùng là tiếng được sử dụng trong Talmud. Mặc dù tất cả các phương ngữ Do Thái này đều tương quan với các văn bản cụ thể, tiếng Do Thái là một ngôn ngữ được sử dụng giao tiếp trong suốt thời kỳ này. Nhưng bởi vì các văn bản là tất cả những gì còn lại để chúng tôi tiến hành nghiên cứu, nên việc phân loại dựa nhiều vào các tài liệu tôn giáo này.
Trong suốt giai đoạn này, tiếng Do Thái đã không ngừng thay đổi, nhưng nó cũng bắt đầu thu hẹp phạm vi sử dụng vào giai đoạn chuyển giao từ trước Công nguyên đến Công nguyên. Aramaic trở thành ngôn ngữ Canaanite phổ biến hơn, đặc biệt vào giai đoạn Đế chế Tân Babylon chiếm hầu hết Jerusalem. Và cho đến cuối thế kỷ 2 sau Công nguyên, tiếng Do Thái được coi là đã chết.
Tiếng Do Thái gần như đã không còn tồn tại. Tiếng Do Thái thời trung cổ tồn tại trong vài trăm năm tiếp theo như một ngôn ngữ văn học và tôn giáo, bởi vì nó một vài trò quan trọng trong đạo Do Thái. Ngôn ngữ cũng đã trải qua một vài cuộc phục hưng văn học khác nhau như phong trào Haskalah ở Đức thế kỷ 19. Giai đoạn này, tiếng Do Thái đã phát triển và đi theo nhiều hướng khác nhau, tiếp thu các từ và đặc điểm từ dựa trên các ngôn ngữ khác. Chính vì tiếng Do Thái thời Trung cổ không được ai sử dụng trong giao tiếp nên ngôn ngữ này bị coi là đã chết.
Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 19 đã có một phong trào ở Jerusalem để đưa ngôn ngữ này trở lại thế giới của loài người. Khi người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới di chuyển đến đây thì khu vực này đã trở thành một hỗn hợp của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Liệu chúng có bị ảnh hưởng bởi tiếng Do Thái ví dụ như tiếng Ladino và tiếng Yiddish, hay chỉ là các ngôn ngữ từ các vùng khác, như tiếng Nga và tiếng Ả Rập? Nhà hoạt động Do Thái Eliezer Ben-Yehuda, người đã tình cờ trở thành một nhà từ điển học, đã chịu trách nhiệm đi đầu trong việc hiện đại hóa tiếng Do Thái. Kể từ đó, nó đã phát triển không ngừng và trở thành ngôn ngữ được sử dụng tại Israel ngày nay.
Tiếng Do Thái cổ điển và tiếng Do Thái hiện đại gần gũi như thế nào?
Eliezer Ben-Yehuda tìm ra dạng hiện đại của Tiếng Do Thái dựa trên về cách phát âm Sephardi và chính tả Mishnaic. Nhưng bởi vì ngôn ngữ không tồn tại một cách trống rỗng, nó không phù hợp với tầm nhìn của Ben-Yehuda trong thời gian dài. Tiếng Do Thái hiện đại, đặc biệt là cách phát âm của nó, bị ảnh hưởng với tiếng Yiddish – ngôn ngữ được nhiều người sử dụng trước khi học tiếng Do Thái. Và giống như bất kỳ những ngôn ngữ khác, nó phát triển và bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Do Thái trong Kinh thánh vẫn được sử dụng trong các lễ thức, nhưng tiếng Do Thái hiện đại hiện đang là thực thể của riêng nó.
Bao nhiêu người sử dụng tiếng Do Thái?
Ở Israel, nơi tiếng Do Thái đã trở thành ngôn ngữ chính thức vào năm 1922, tiếng Do Thái được nói bởi khá nhiều (khoảng) 8,3 triệu cư dân. Dù chỉ một nửa số đó sử dụng tiếng Do Thái như ngôn ngữ mẹ đẻ của họ tại Israel, nhưng nó phổ biến khắp cả nước. Do các kiểu nhập cư khác nhau, nửa còn lại nói các ngôn ngữ bao gồm tiếng Yiddish, tiếng Anh, tiếng Ba Lan và tiếng Ả Rập – trong số những ngôn ngữ khác.
Có khoảng một triệu người bên ngoài Israel cũng nói tiếng Do Thái. Ba Lan công nhận nó là một ngôn ngữ thiểu số và hiện tại đã có những cộng đồng ở Hoa Kỳ sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên.
———————————————
Xin cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Bài viết gốc: https://www.babbel.com/en/magazine/how-many-people-speak-hebrew
- Người dịch: Trần Hoàng Trung Kiên
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Trần Hoàng Trung Kiên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10822
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 12