Người Mỹ xin lỗi khá nhiều. Xin lỗi vì gộp chung, nhưng nói “xin lỗi” đã trở thành một bản năng của nhiều người Mỹ. Cho dù là những điều nhỏ nhặt, như quên không giữ cửa cho người khác, hay những việc lớn như lỡ tay đốt nhà ai đó, luôn có những hoàn cảnh thích hợp để xin lỗi. Có nhiều yếu tố trong lời xin lỗi của người Mỹ, và chúng ta sẽ không bàn về tất cả. Nhưng có những điều đáng chú ý, ví dụ như phụ nữ thường sẽ xin lỗi nhiều hơn đàn ông vì họ được cho rằng lịch sự hơn. Cũng đang có một cuộc tranh luận về lời xin lỗi thật sự thật lòng đến đâu. Chúng ta đang ở thời đại văn hoá của lời xin lỗi, liệu lời xin lỗi có chân thành, thuyết phục hay không. Điều này làm chúng ta tự hỏi, liệu lời xin lỗi ở những ngôn ngữ và quốc gia khác có cùng chung mục đích không?
Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới, bạn có thể chỉ cần học lời dịch trực tiếp của “I’m sorry” (Tôi xin lỗi), nhưng nó không có cùng nghĩa ở tất cả các nước. Chúng tôi đã hỏi những người làm việc ở Babbel để tìm hiểu về tục lệ xin lỗi ở các nước khác (kèm theo các tip nói xin lỗi bằng nhiều ngôn ngữ).
⁉️Pháp
Ở Pháp, xin lỗi quá nhiều sẽ bị coi là không chân thành. Nếu bạn xin lỗi mỗi lần bạn ngắt lời người khác, hoặc suýt đụng vào họ, hoặc vô tình nhìn thẳng vào mắt họ, người khác sẽ thấy bạn không cảm thấy có lỗi. Lời xin lỗi nên dành cho những lúc bạn đối xử rất tệ với họ, và nó nên ngắn gọn xúc tích.
Nên xin lỗi như nào: Lời dịch trực tiếp của “I’m sorry” (Tôi xin lỗi) là Je suis désolé, nhưng có thể rút ngắn thành désolé. Ở một vài trường hợp, dùng excusez-moi (“excuse me” — xin thứ lỗi) sẽ thích hợp hơn. Ví dụ, excusez-moi có thể dùng khi bạn xin lỗi người nghe vì không biết nói tiếng Pháp (đây là thời điểm phù hợp để xin lỗi ở đây).
⁉️Nga
Ở Nga, bạn cũng không nên xin lỗi thái quá. Nếu bạn lỡ làm gì đó thô lỗ, chỉ cần một lời xin lỗi ngắn gọn, và không cứ tí là lại xin lỗi. Bạn có thể dùng nói “excuse me” bằng tiếng Nga khi muốn thể hiện thái độ lịch sự.
Nên xin lỗi như nào: Trong tiếng Nga, cách bạn xin lỗi phụ thuộc vào người bạn định xin lỗi. Cách lịch sự là извините, hoặc izvinite, nghĩa là “excuse me.” Thân mật hơn thì dùng прости, hoặc prosti (“forgive me” — xin thứ lỗi hoặc “sorry” — xin lỗi.) Nếu nói chuyện với người lạ, bạn nên dùng cách lịch sự. Nếu muốn trang trọng hơn, hãy thêm пожалуйста, hoặc pozhalujsta (“please” — làm ơn).
⁉️Anh Quốc
Ở Anh cũng sử dụng tiếng Anh nên việc xin lỗi khá giống với Mỹ. Thật ra, họ còn xin lỗi nhiều hơn. Theo một nghiên cứu, người Anh nói xin lỗi nhiều hơn người Mỹ 50 phần trăm. Chì cần bạn cảm thấy mình đã xúc phạm người khác, dù chỉ một chút, nói lời xin lỗi cũng không mất gì.
Nên xin lỗi như nào: Ở Anh, bạn hoàn toàn có thể dùng cách xin lỗi của Mỹ. Ngoài việc dùng “pardon” (xin thứ lỗi), cũng không có quá nhiều khác biệt giữa Anh và Mỹ.
⁉️Thuỵ Điển
Ở Thuỵ Điển, xin lỗi là điều bình thường, nhưng không nên thái quá như ở Mỹ. Bạn chắc chắn nên xin lỗi những lúc ví dụ như bạn đến trễ. (Việc đúng giờ rất quan trọng ở Thụy Điển.) Một điều thú vị nữa là người Thuỵ Điển không có lời xin lỗi cảm thông, cho nên bạn không thể nói “sorry for your loss” (Xin lỗi vì sự mất mát của bạn) mà dùng Jag är ledsen, nghĩa là “I’m sad [for you]” (Tôi rất tiếc [cho bạn]).
Nên xin lỗi như nào: Ở nhiều tình huống, bạn có thể dùng Jag ber om ursäkt (“Tôi xin lỗi”) hoặc Ursäkta (“Xin thứ lỗi”). Nếu muốn ngắn hơn, hãy dùng Förlåt, nghĩa là “Forgive me” (Thứ lỗi cho tôi.) Như đã nhắc ở trên, Jag är ledsen vừa là “I’m sad” (Tôi rất tiếc) và “I’m sorry” (Tôi xin lỗi).
⁉️Đức
Người Đức thường bị cho là thô lỗ vì họ không xin lỗi nhiều như các nước khác. Nhưng thực chất là họ chân thành và cảm thấy không cần phải lịch sự thái quá. Lời xin lỗi ở Đức nên đơn giản, xúc tích và thật lòng. Ở Mỹ, bạn thỉnh thoảng nói dối lý do tại sao bạn đi trễ — đường tắc! tàu không chạy! — ở Đức, tốt nhất là bạn chỉ xin lỗi một cách ngắn gọn. Nhận lỗi thường tốt hơn so với việc bị bắt nói dối.
Nên xin lỗi như nào: Cách xin lỗi phổ biến nhất trong tiếng Đức là Es tut mir leid và được dùng trong nhiều trường hợp. Ngoài ra, bạn có thể dùng Entschuldigung như một lời xin lỗi hoặc nghĩa là “excuse me” (Xin thứ lỗi).
———–
- Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Bài viết gốc: https://www.babbel.com/en/magazine/sorry-in-other-languages
- Người dịch: Mai Khánh Thy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Mai Khánh Thy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11034
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 26