Những ngành áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật như y học có hàng nghìn thuật ngữ chỉ những dụng cụ, tình trạng, thủ tục,… Trừ khi bạn đam mê với ngành này, bạn chắc sẽ không hứng thú nếu chúng tôi liệt kê những thuật ngữ y học thật sự. Vậy nên, chúng tôi đã tổng hợp một vài thuật ngữ khá bí mật và hài hước mà bác sĩ cũng như y tá dùng để nói chuyện với nhau, nói về bệnh nhân và công việc hàng ngày.
Khi bạn làm việc trong môi trường căng thẳng và đầy rủi ro như bệnh viện, bạn cần cách để giải tỏa căng thẳng cũng như cách thảo luận nhanh hơn về các vấn đề thường gặp. Một số thuật ngữ đã không còn được sử dụng nữa hoặc bị thay thế khi chúng xuất hiện trong văn hoá đại chúng, truyền thông và không còn là bí mật nữa. Dưới đây là 15 thuật ngữ y học các bạn nên biết. Hoặc ít nhất, chúng sẽ làm bạn bật cười.
📝Chỉ Dẫn Ngắn Gọn Về Thuật Ngữ Y Học
- Kẻ hút máu — nhân viên y tế lấy máu
- Chocolate hostage (Con tin sô-cô-la) — bệnh nhân bị táo bón
- Clinic unit (Đơn vị phòng khám) — cách chuyển đổi cân nặng bệnh nhân (1 đơn vị phòng khám = 200 pound)
- DOMA (“Day Off, My Ass” — Ngày nghỉ cái con khỉ) — nhân viên có một “ngày nghỉ” nhưng phải ở chỗ làm đến tận trưa và phải quay lại vào “ngày tiếp theo,” tức là một vài giờ nữa
- ECU (“Eternal Care Unit” — Đơn vị chăm sóc vĩnh viễn) — uyển ngữ cho cái chết; ví dụ. “Bệnh nhân của tôi đã chuyển vào ECU”
- Frequent flyer (Khách hàng thường xuyên) — bệnh nhân thường xuyên đến ER (phòng cấp cứu) vì lý do sức khỏe thứ yếu
- Hollywood code (Mã Hollywood) — giả vờ bệnh nhân đã tỉnh lại, dùng cho bệnh nhân không còn hy vọng cứu, thường để tốt cho phía người nhà
- Incarceritis — tù nhân giả ốm để được đưa đến bệnh viện
- PITA (“Pain In The Ass” — Của nợ) — cảnh báo đến những y tá khác rằng bệnh nhân hoặc người nhà không hợp tác
- Status dramaticus — thuật ngữ Latin giả cho những bệnh nhân tin rằng mình bị bệnh rất nặng hoặc sắp chết nhưng thật ra không phải; chơi chữ của status asthmaticus, hen suyễn cấp tính không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường
- Stream team — đội bác sĩ tiết niệu
- Cheech — làm tất cả các bài kiểm tra có thể để chẩn đoán bệnh
- Weekend syndrome (Hội chứng cuối tuần) — khi bác sĩ làm thay đồng nghiệp vào cuối tuần từ chối đưa ra quyết định lớn
- Whiney primey — người sắp được làm mẹ lần đầu thường xuyên đến bệnh, nghĩ mình đang chuyển dạ nhưng thật ra không phải
- Zebra (Ngựa vằn) — chẩn đoán cực kì hiếm, thường được đưa ra bởi bác sĩ nội khoa bỏ qua những bệnh vặt
———–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Theo: Babbel
- Người dịch: Mai Khánh Thy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Mai Khánh Thy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11071
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 11