🌓Cuộc Xâm Lược Ukraine Thực Sự Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Công Việc Kinh Doanh
Doanh nghiệp nên đóng vai trò gì trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu?
Đây là các ý kiến riêng được bày tỏ bởi những người góp vốn cho chủ doanh nghiệp.
Vào ngày 21 tháng 2, Nga đã đưa quân vào hai nước cộng hòa tự xưng độc lập ở biên giới phía đông Ukraine. Ba ngày sau, quốc gia này tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Tin tức đầy rẫy các bản tin về cuộc giao tranh trong khi tin tức kinh doanh tiết lộ mối lo ngại khác của nhiều người: Cuộc xung đột ở Đông Âu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của tôi như thế nào? Có lý do chính đáng để hỏi câu hỏi này. Các công ty vận tải đường biển trên toàn thế giới đang ngừng vận chuyển hàng hóa đến Nga, gây ảnh hưởng đáng kể đến cả xuất khẩu và nhập khẩu. Đồng Rúp đã giảm gần 70% trong năm ngày qua. Bảy ngân hàng Nga đã bị cắt khỏi SWIFT – một động thái nghiêm trọng sẽ làm giảm niềm tin vào thị trường tài chính Nga.
Đọc lướt các tin tức kinh doanh liên quan đến cuộc xâm lược của Nga và bạn sẽ thấy những lo ngại về giá ngũ cốc, biến động giá dầu và các vấn đề kinh tế khác của tình trạng bất ổn toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta đang bỏ lỡ một cơ hội để có một cuộc thảo luận quan trọng: Vai trò của kinh doanh trong những thời điểm như thế này là gì?
🌓Các doanh nghiệp và đại diện của họ đứng về phía Ukraine
Hãy quan sát kỹ, và bạn sẽ thấy hai chiến dịch chính xuất hiện. Một số doanh nghiệp vẫn im lặng- thụ động hy vọng rằng xung đột sẽ được giải quyết trước khi các vấn đề của chuỗi cung ứng xảy đến với họ. Những doanh nghiệp khác không thể ngồi bên lề và quan sát. Starlink đã gửi các thiết bị đầu cuối đến Ukraine để hỗ trợ thông tin liên lạc bị gián đoạn bởi các cuộc tấn công của Nga. Airbnb đang cung cấp nhà ở ngắn hạn miễn phí cho những người tị nạn Ukraine đang chạy trốn khỏi sự chiếm đóng của Nga. Thậm chí, FIFA đã cấm các đội Nga tham gia thi đấu, trong khi đó Adidas cũng hủy bỏ hợp đồng với các đội này.
Các doanh nghiệp đang có những động thái chủ động, điều này không chỉ báo hiệu sự hỗ trợ nói chung của họ mà còn thể hiện bằng những hành động cụ thể. Và không chỉ các doanh nghiệp tham gia vào; mà các đại diện của họ cũng vậy. Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh đã đưa ra một tuyên bố, nói rằng “… các thành viên của chúng tôi hưởng ứng cùng người dân Ukraine, chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng toàn cầu lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và công dân của nước này.” B Lab, tổ chức mẹ đại diện và chứng nhận mạng lưới toàn cầu gồm hơn 4.000 Tập đoàn lợi ích, gần đây đã cập nhật trang web của mình để lên án sự hung hăng của Nga và các nguồn lực hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột.
Đối với một số doanh nghiệp, đây sẽ là một động thái tiếp thị có sự hiểu biết. Nhưng đối với những doanh nghiệp khác, họ có thể đánh mất giá trị đáng kể cho các cổ đông. Điều này nhấn mạnh câu hỏi cơ bản mà chúng ta vẫn cần trả lời. Ngay từ khi mới thành lập, doanh nghiệp đã có trách nhiệm ưu tiên các nhu cầu của cổ đông. Nhưng châm ngôn đó đang thay đổi và quyền ưu tiên của cổ đông sắp kết thúc.
🌓Điều gì được ưu tiên trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu?
Với điều này, giờ đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về vai trò của doanh nghiệp trong xã hội. Kết quả là, chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi không đơn giản: Nếu động cơ tài chính của các cổ đông mâu thuẫn với các quyền cơ bản của con người, thì nhu cầu của ai nên được ưu tiên?
Lập luận suốt đời của tôi là nhu cầu dài hạn của các cổ đông không bao giờ lệch với nhu cầu xã hội của chúng ta. Henry Ford đã đưa ra lập luận rất nổi tiếng, lợi nhuận vượt quá nên dùng để trợ giá cho ô tô của ông để nhân viên có đủ khả năng mua chúng. Ông biết rằng việc sản xuất ô tô với giá cả phải chăng hơn sẽ tạo ra một thị trường lớn hơn rất nhiều đối với họ trong dài hạn. Các nhà đầu tư của ông đã đưa ông ra tòa vì ông đang đánh đổi lợi nhuận ngắn hạn của các cổ đông với khả năng tài chính lâu dài của công ty cũng như lợi ích cho xã hội.
Liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhiều doanh nghiệp đang đứng giữa ngã ba đường. Con đường họ chọn có thể mang lại sự cứu trợ ngay lập tức cho các cổ đông nhưng không phản ánh chính xác giá trị của họ với tư cách là một tổ chức. Nhưng quan niệm rằng đạo đức cá nhân của một người có thể tách biệt với đạo đức kinh doanh của một người là một sai lầm.
🌓Một động thái kinh doanh tốt và một hành động bắt buộc mang tính đạo đức
Việc các doanh nghiệp cần rút khỏi Nga vừa là một động thái kinh doanh tốt vừa là một hành động bắt buộc mang tính đạo đức. Nhận thức tích cực của công chúng, chuỗi cung ứng đáng tin cậy và các giá trị ngoại giao mạnh mẽ đều là lợi ích lâu dài của các cổ đông. Làm kinh doanh với một quốc gia và ở trong quốc gia có chính sách đối ngoại thất thường và hiếu chiến rất có thể sẽ làm hao mòn giá trị của cổ đông theo thời gian. Xã hội và các nhà đầu tư ngày càng tinh thông hơn khi nhìn thấy những lợi ích lâu dài của việc trở thành một doanh nghiệp “tốt”. Trường hợp này cũng không ngoại lệ.
Đối với hành động bắt buộc mang tính đạo đức, tôi chắc chắn rằng nhiều doanh nghiệp sẽ từ chối lập trường chống lại cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Họ có thể sẽ thay mặt cho các cổ đông của họ để làm tốt trong những năm tới. Nhưng khi mô hình về quyền ưu tiên của cổ đông bị hao mòn, những doanh nghiệp phát triển mạnh sẽ là những doanh nghiệp phản ánh giá trị của những người sáng lập và xã hội của chúng ta.
Khả năng tách biệt đạo đức cá nhân với đạo đức kinh doanh của chúng ta đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận xung quanh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nhiều thập kỷ. Điều này tùy thuộc vào việc chúng ta có phá bỏ bức tường lửa giữa đạo đức cá nhân và đạo đức doanh nghiệp và đồng thời dẫn dắt doanh nghiệp làm tốt trong tương lai.
***********
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: entrepreneur.com
- Người dịch: Trần Thị Trà My
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Trà My – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11198
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 25