Nếu như Willy Wonka đã nghiên cứu về việc lập kế hoạch cho cuộc kế nhiệm, câu chuyện có thể đã diễn biến khác đi rất nhiều.
Bạn có thể đã quen thuộc với câu chuyện về Charlie và Nhà máy Sôcôla, nhưng bạn có biết nó cũng chứa đựng một bài học quan trọng trong ngành tuyển dụng không?
Dành cho những ai chưa nhớ, Charlie và nhà máy sô cô la, một cuốn sách đã được dựng thành phim nhiều lần, kể về một thợ làm sô cô la sống lập dị, ẩn dật, người đã tạo ra một cuộc thi mang tên ” tấm vé vàng” với mục đích trao cho năm người chiến thắng may mắn một chuyến tham quan nhà máy của anh ta. Nhưng điều mà những người chiến thắng cuộc thi giành vé vàng không biết là anh ta đang lên kế hoạch sử dụng cuộc thi để tìm người kế vị sẽ tiếp quản đế chế sô cô la của mình. Năm đứa trẻ cuối cuối cùng nhận được vé bao gồm: Charlie Bucket, một cậu bé tốt bụng, vị tha và khiêm tốn; Augustus Gloop, một thanh niên háu ăn, tham lam; Varuca Salt, một cô tiểu thư hư hỏng, đua đòi; Mike Teavee, một cậu bé nghiện TV; và Violet Beauregarde, một cô gái giỏi giang, cùn cằn và mê kẹo cao su.
Trong một bài đăng trên Tumblr được lan truyền cách đây vài năm, một người dùng đã đưa ra giả thuyết cho kịch bản rằng người chiến thắng thuộc về Violet Beauregarde. Và nó khiến tôi nghĩ về những gì nghiên cứu và khoa học lựa chọn và tuyển dụng thực sự có thể tác động đến các quyết định lập kế hoạch kế nhiệm của Willy Wonka.
Trong một giây, hãy giả sử rằng tiền đề của Charlie và Nhà máy Sôcôla có ý nghĩa kinh doanh (nghĩa là chuyển giao toàn bộ công việc kinh doanh cho một đứa trẻ khoảng 11 tuổi là một kế hoạch kế nhiệm hợp lý). Khi chúng ta đã vượt qua điều đó, chúng ta có thể coi những gì nghiên cứu nói là cách hiệu quả nhất để chọn ra ứng viên tốt nhất.
️🎯Cho rằng “phù hợp với văn hóa” tạo nên người kế nhiệm tốt nhất
Mục tiêu của Willy Wonka với cuộc thi giành vé vàng là tìm người kế vị để điều hành nhà máy. Vào cuối phim, quyết định của anh ấy dựa trên đứa trẻ nào mà anh ấy “thích nhất” và tin rằng sẽ điều hành nhà máy sô cô la theo cách giống hoặc tương tự như anh ấy.
Đây là một sai lầm đầu tiên khi mà nhiều tổ chức và người quản lý tuyển dụng vẫn tin rằng họ sẽ có được ứng viên tốt nhất. Trong khi nhiều người nghĩ rằng tuyển dụng phù hợp với văn hóa là chìa khóa thành công của tổ chức, rất ít nghiên cứu ủng hộ điều đó.
Đầu tiên, nó gắn liền với các phương pháp tuyển dụng thiên vị làm giảm sự đa dạng bên trong các tổ chức. Mặc dù có thể có ít xung đột vì có rất nhiều người giống nhau đang làm việc cùng nhau, nhưng sự thiếu đa dạng sẽ dẫn đến kết quả công ty trở nên tệ hơn. Ví dụ, các công ty đa dạng hoạt động tốt hơn các công ty ít đa dạng hơn 36%. Thứ hai, việc tuyển dụng những bộ óc tuyệt vời, những người có suy nghĩ giống nhau sẽ khiến công ty gặp rủi ro vì tư duy nhóm, đây là một tin xấu cho các tổ chức cần thích ứng với những sự thay đổi. Cuối cùng, sự phù hợp văn hóa có rất ít mối liên hệ đến hiệu suất thực tế. Xét về các yếu tố dự đoán về mức độ hoàn thành tốt của một người trong công việc, thì đó là một trong những yếu tố tệ nhất.
Trong cuốn sách, Violet cho thấy rằng cô ấy không phù hợp với cách điều hành nhà máy của Wonka trong một vài trường hợp. Thông thường, đó lại là những cách có thể cải thiện tổ chức. Ví dụ, cô ấy lo lắng về sự an toàn cho Oompa Loompas khi họ điều hướng qua một đường hầm tối trên một chiếc thuyền. Khi Wonka xác nhận rằng họ không thể nhìn thấy họ đang đi đâu, ông của Charlie là người lớn duy nhất ủng hộ điều kiện làm việc rõ ràng không an toàn của Wonka. Thay vì coi sự phản đối của cô ấy là một hình thức chỉ trích mang tính xây dựng có thể cải thiện hoạt động của nhà máy, anh ấy coi đó là một ví dụ về sự phù hợp với văn hóa của Charlie và sự không hợp văn hóa của Violet.
️🎯Kiểm tra ứng viên theo những cách không phù hợp với công việc thực tế
Wonka không hề thử nghiệm những người kế nhiệm tiềm năng của mình theo những cách thực tế đối với một người đang điều hành một nhà máy sản xuất sô cô la.
Kiểm tra ứng viên bằng một mẫu công việc thực tế là một cách tốt để dự đoán hiệu suất của họ (cách này hiệu quả hơn 2,5 lần so với việc phù hợp với văn hóa). Kỹ thuật phỏng vấn này bao gồm một nhiệm vụ theo đó ứng viên thực hiện các nhiệm vụ tương tự như những hoạt động liên quan đến công việc. Bắt chước môi trường làm việc thực tế ở mức độ cao nhất có thể có thể giúp tăng hiệu quả cho những dự đoán của phương thức tuyển dụng này. Nói chung, có tồn tại những giới hạn thiên vị dựa trên giới tính hoặc chủng tộc cho các mẫu công việc thực tế. Tuy nhiên, nó có thể tốn nhiều thời gian và chi phí để thực hiện. Nó cũng có gây khó khăn cho qua quá trình mô phỏng một tình huống công việc.
Trớ trêu thay, điều khiến Violet bị loại khỏi cuộc thi lại chính là bắt chước những hoàn cảnh gần giống với một mẫu công việc thực tế nhất. Violet, một chuyên gia về kẹo cao su, đã thử một miếng kẹo cao su mà chính Wonka gọi là một trong những phát minh vĩ đại nhất của mình – kẹo cao su hoạt động như một bữa ăn ba món và khiến người bán cảm thấy no. Không giống như Augustus Gloop, người được yêu cầu cụ thể là không được uống trực tiếp từ dòng sông sô cô la vì nó yêu cầu điều kiện vô trùng, Wonka chỉ đơn giản nói với cô ấy rằng kẹo cao su vẫn chưa hoàn hảo – không phải là nó chưa sẵn sàng để thử nghiệm. Đảm nhận một phần công việc của người làm kẹo là thử nghiệm các sản phẩm sắp ra mắt, Violet đã sẵn sàng thể hiện kiến thức chuyên môn của mình về kẹo cao su. Thay vào đó, cô ấy bị lừa thử một miếng kẹo cao su nguy hiểm , thứ có thể biến cô ấy thành một quả việt quất.
️🎯Gán cho mỗi ứng cử viên theo những tiêu chuẩn khác nhau
Mỗi đứa trẻ trong nhà máy được kiểm tra theo khác nhau. Wonka dường như có các phòng khác nhau được thiết lập để kiểm tra những đứa trẻ khác nhau dựa trên lý lịch và sở thích của chúng. Nghĩ rằng mỗi người nên được hỏi một bộ câu hỏi duy nhất trong một cuộc phỏng vấn dựa trên sơ yếu lý lịch hoặc sở thích của họ có vẻ là một ý tưởng hay trong việc tuyển dụng, nhưng nó thực sự sẽ không giúp bạn tìm được ứng viên phù hợp nhất.
Trên thực tế, một cuộc phỏng vấn có cấu trúc bài bản là một trong những cách tốt nhất để dự đoán hiệu suất. Phỏng vấn có cấu trúc liên quan đến một quá trình mà mỗi ứng viên được hỏi cùng một bộ câu hỏi được mô phỏng dựa trên các yêu cầu công việc, theo cùng một thứ tự, bởi những người giống nhau. Sau đó, chúng được đánh giá trên thang điểm tiêu chuẩn hóa và các ứng viên sẽ được so sánh. Nó dự đoán hiệu suất tốt hơn khoảng bốn lần so với cách thức sử dụng mức độ phù hợp với văn hóa và là cách tốt nhất để tìm một ứng viên tốt ngoài đánh giá nhân cách. Mặc dù một số người có thể mô tả quá trình này là khô cứng và không linh hoạt, nhưng nó lại đêm lại một số lợi ích. Cụ thể, nó đã được chứng minh là làm giảm sự thiên vị trong việc tuyển dụng và đây cũng là một quy trình tuyển dụng có thể được đảm bảo về tính pháp lý.
Nếu như Violet được hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc, có khả năng cao cô ấy sẽ làm tốt hơn bất kỳ ứng viên nào khác. Trong tất cả những người đoạt vé vàng, cô ấy là người duy nhất đã khởi nghiệp với một công việc liên quan đến kẹo: phá kỷ lục nhai kẹo cao su.
Việc tuyển dụng luôn rất khó khăn và không có cách thần kỳ nào để làm điều đó một cách dễ dàng. Tuy nhiên, luôn có một số chiến lược hiệu quả hơn những chiến lược khác – cả về dự đoán hiệu suất và giảm sự sai lệch. Mặc dù Willy Wonka có thể đã không chọn cách tuyển dụng tốt nhất, nhưng tất cả chúng ta đều có thể học hỏi từ ví dụ của anh ấy – và tự tìm cho mình một Violet.
——————————————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: entrepreneur.com
- Người dịch: Hoàng Thị Hải Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Hoàng Thị Hải Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11228
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 41