Có lẽ bạn đã được gọi vì, uh, sử dụng từ đệm khi bạn nói chuyện. Bạn biết đấy, chúng là những khoảng dừng bằng lời nói mà bạn vô thức dùng vào bài phát biểu của mình khi bạn đang do dự, kẹt từ hoặc, ờ, ờ – không chắc chắn.
Ví dụ, các giáo viên theo các quy tắc sử dụng ngôn ngữ chuẩn và các chuyên gia về phép xã giao ở trường học cũ đã hoàn toàn chê bai điều tương tự đó là đặc điểm của tiếng Anh California và cách nói khuôn mẫu của cô gái vùng thung lũng. Một số người cho rằng các thế hệ trẻ đang dần phá hủy ngôn ngữ của họ bằng mọi thứ, ý tôi là, và bạn hiểu chứ? Từ miệng của họ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng những từ đệm này, ừm…sẽ tự nhiên hơn?
Đừng nói quá sớm
Các nhà ngôn ngữ học như Noam Chomsky đã lập luận rằng ah, er, giống như các ngôn ngữ không trôi chảy – được biết đến như vậy bởi vì chúng làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của lời nói – không hơn gì một sự thất bại trong việc trình diễn và sản xuất ngôn ngữ của con người. Hoàn toàn sai lầm về cơ bản. Nhưng những người khác đã cố gắng làm sáng tỏ hơn vai trò ngữ nghĩa và tính ứng dụng thực tế của những từ nối này.
Jean Fox Tree và Herbert Clark, hai giáo sư tâm lý học tại Đại học California Santa Cruz và Stanford, lần lượt gọi những cảm giác bằng lời nói này là “những người quản lý cuộc trò chuyện”. Tree và Clark nói những từ này, những khối ngữ nghĩa dường như không có mục đích, rất quan trọng đối với sự phát triển của một cuộc đối thoại.
Chúng ta có xu hướng sử dụng các thán từ này khi chúng ta lo lắng hoặc nói nhanh, nói vấp khi cố gắng thu thập suy nghĩ của mình. Chúng là một yếu tố quan trọng của bài phát biểu ngẫu hứng, phần giữ chỗ quan trọng trong cuộc trò chuyện cho những khoảnh khắc khi mà thông tin bạn chưa rõ ràng hoặc bạn đang nói với tốc độ nhanh chóng mặt mà não của bạn thì không, ừm,ừ, ờ sẽ giúp bạn nói chậm lại.
Cũng quan trọng không kém, đó là những tín hiệu định hướng người nghe . NJ Enfield, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Sydney, gọi những sự không trôi chảy là “tín hiệu giao thông điều chỉnh luồng tương tác xã hội”. Trong một cuộc đối thoại thân mật và hợp tác, người nói sẽ giao tiếp hiệu quả để người nghe hiểu khi nào họ bật đèn xanh cho cuộc trò chuyện, thường được biểu thị bằng sự im lặng. Thay vì tiếp tục im lặng – và do đó để người đối thoại thay phiên nhau – người nói có thể sử dụng các từ đệm như sự chuyển tiếp tạm thời trên luồng video, “được tiếp tục” được diễn đạt bằng một hoặc hai âm tiết.
Dễ dàng thấy là bạn nghe thấy những từ đệm này ít hơn trong bài phát biểu đã luyện tập như bài thuyết trình và bài giảng. Các bài phát biểu có thể đã được thực hành nhiều hơn và người ta giả định rằng người nói sẽ được phép nói mà không bị gián đoạn. Và chúng ta sẽ không đưa từ ‘ừm’ và từ ‘kiểu như là’ vào bài viết của mình bởi vì chúng tôi có thời gian để giải phóng những suy nghĩ của mình trước khi ghi lại chúng.
Không cần phải căng thẳng về các từ đệm không thường xuyên để tìm cách bắt đầu bài phát biểu của bạn; chúng phổ biến hơn bạn có thể nghĩ. Nhà ngôn ngữ học Mark Liberman ước tính rằng chỉ riêng ô và uh xuất hiện khoảng 60 từ trong giọng nói tự nhiên của một người bình thường và một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng các từ đệm chiếm 6 đến 10 phần trăm những gì chúng ta nói một cách tự nhiên.
Nhưng nếu bạn đang tìm biến cách nói của bản thân trở nên rành mạch,rõ ràng, thì cách tốt nhất để loại bỏ những từ đệm khỏi cuộc nói chuyện hàng ngày của bạn là lưu ý đến chúng – ví dụ: ghi âm bản thân và nghe lại hoặc bằng cách nói chậm lại và hít thở đều thay vì để toàn bộ cho dây thanh quản của bạn đảm nhận.
Trì hoãn suy nghĩ trong thế giới bay bổng
Đối với tất cả những người nói tiếng Anh kỹ tính nhận được từng ‘um’, ‘như là’ và ‘ờ’ mà họ thốt ra, họ không đơn độc. Những khoảng dừng bằng lời nói này có thể được tìm thấy trong các ngôn ngữ trên toàn cầu. Và, giống như tiếng Anh, những từ đệm này cũng không được quá để ý trong các ngôn ngữ khác. Trong tiếng Séc, chúng được gọi là slovní vata – “word wadding” or “word padding”- hoặc ‘parasitické výrazy’, được dùng để nói tạm thời khi “bí từ”.
Một số từ đệm nghe có vẻ quen thuộc. Các từ tương đương trong tiếng Đức của ‘uh’ và ‘um’ trong tiếng Anh là ‘äh’ và ‘ähm’ hầu như giống hệt nhau. Trong tiếng Pháp, việc nghe ‘euh’ trở nên phổ biến hơn. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới có xu hướng không phát âm nguyên âm cuối cùng của từ họ nói, trước khi họ dừng lại để suy nghĩ, giống như một người nói tiếng Anh có thể làm với aaaand hoặc soooo. Người nói tiếng Tây Ban Nha thường trộn một ‘pues’ hoặc ‘bueno’ trong bài phát biểu của họ, hoặc thêm vào ‘¿vale?’ hay ‘¿verdad?’ ở cuối các tuyên bố của họ. Trong tiếng Nhật, bạn có thể nghe thấy ‘um’ là ‘eto’ hoặc ‘ano’. Thậm chí có những ký hiệu trong Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ cho ‘um’.
Ngay cả những cụm từ đệm được sử dụng như một câu có nghĩa hoàn chỉnh – chẳng hạn như bạn biết đấy – ‘hoàn toàn không’ trong tiếng Anh; các bản dịch của nó được sử dụng như từ đệm trong một số tiếng như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Wales và tiếng Iceland. Người nói tiếng Hà Lan nói ‘weet je?’ và trong tiếng Đức, ‘weißt du’ được nói tắt thành ‘weißte’,cùng với đó với tiếng Anh được rút ngắn lại thành ‘y’know?’ Và các bản dịch giống như là đối chiếu các ngôn ngữ. Trong tiếng Ý, đó là ‘tipo’, trong giới trẻ Pháp, đó là ‘comme’ và đối với những người nói tiếng Phần Lan, đó là ‘niinku’.
Bạn sẽ thấy rằng mọi người trên khắp thế giới đều có quá trình xử lý thông tin ngắt quãng biểu hiện ở những lần tạm dừng này. Học các từ đệm đặc biệt ở mỗi ngôn ngữ có thể giúp bạn cảm thấy như người bản xứ ngay cả khi bạn không thể tìm thấy từ thích hợp để nói.
********************************************
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: Babel Magazine
- Người dịch: Nguyễn Thị Kim Chi
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Nguyễn Thị Kim Chi – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11281
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 28