Hầu hết các ngôn ngữ đều không hoàn toàn cô lập, tiếng Anh cũng không là ngoại lệ. Ngôn ngữ tiếng Anh chứa vô số từ mượn đến từ tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bắc Âu cổ, tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp và hơn thế nữa. Vậy liệu có thắc mắc nhỏ nào, rằng một số ngôn ngữ gốc nhất định tạo ra các từ khó đánh vần nhất không?
Peter Sokolowski, biên tập viên tại Large of Merriam-Webster cho biết: “Tiếng Anh luôn vay mượn từ của các ngôn ngữ khác và một khi từ đó được tìm thấy trong từ điển của chúng tôi, chúng được coi là các từ tiếng Anh”. “Với các từ được mượn từ các ngôn ngữ châu Âu, việc vay mượn càng diễn ra gần đây thì càng có khả năng chính tả của nó được giữ nguyên hoặc gần như không thay đổi trong tiếng Anh. Vì âm của tiếng Pháp và tiếng Đức khác với âm của tiếng Anh, điều này làm tăng thêm độ khó cho việc đánh vần những từ này – thêm nữa trên thực tế là ngay từ đầu, chính tả tiếng Anh không thực sự sát với ngữ âm .”
Chúng tôi đã hợp tác với Merriam-Webster, nguồn từ chính thức của Scripps National Spelling Bee (cuộc thi đánh vần toàn quốc), để điều tra nguồn gốc của các câu đố chính tả khó nhất trong tiếng Anh. Và sau khi phân tích những từ khó đánh vần nhất trong một thập kỷ – chính xác là 398 từ khó khiến các thí sinh phải loay hoay trong vòng chung kết – chúng tôi đã chọn lọc ra được một số điều sau.
Thứ nhất, các ngôn ngữ cổ điển chiếm tỷ lệ từ bị đánh vần sai chính tả lớn nhất trong các vòng thi cuối cùng. Những từ có nguồn gốc Latinh là những trở ngại phổ biến nhất trong vòng cuối cùng (27% tổng số từ), tiếp theo là Tiếng Hy Lạp cổ đại (21%). Hơn nữa, nhiều thuật ngữ về khoa học, y tế và pháp luật truy nguyên nguồn gốc của chúng về gốc tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. Các từ về thiên nhiên và khoa học tự nhiên chiếm 38% các từ bị đánh vần sai. Tiếp theo là các từ liên quan đến y học, nghệ thuật và các chủ đề chính trị hoặc pháp luật (lần lượt là 13%, 8% và 5%).
Xét đến các ngôn ngữ hiện đại, tiếng Pháp là ngôn ngữ gốc khó đối phó nhất, chiếm 19% tổng số từ sai chính tả. Ở vị trí thứ hai và thứ ba là tiếng Đức (7%) và Ý (6%).
Trong khi đó, các từ được truyền lại trực tiếp từ thế hệ trước thì ít gây khó khăn cho sinh viên xét về góc độ chính tả. Các từ bắt nguồn trực tiếp từ tiếng Anh cổ hoặc tiếng Anh trung đại chiếm 2% những từ khiến thí sinh bị đo ván trong vòng chung kết.
Julie Hansen, CEO US của Babbel cho biết: “Đây là một phân tích thú vị – chúng tôi không thể ngờ rằng hai ngôn ngữ liên quan chặt chẽ nhất với tiếng Anh lại là những ngôn ngữ gây trở ngại lớn nhất. Với chúng tôi ở Babbel, bản chất “xốp” của ngôn ngữ học (dễ dàng luân chuyển, thâm nhập) mang lại sự thích thú vô tận; cách chúng tôi vay, cho mượn, chỉnh sửa và cải tiến các từ ngữ từ các quốc gia và nền văn hóa khác trong các nhiệm vụ vẫn còn đang tiếp diễn để phục vụ cho mục đích giao tiếp tốt hơn. Mỗi năm chúng tôi lại được truyền cảm hứng khi xem những đứa trẻ vật lộn với những từ khó nhất trong cuộc thi đánh vần, và chúng tôi hy vọng danh sách sau đây sẽ giúp chúng tăng thêm sự tự tin. ”
Dưới đây là danh sách các từ khó đánh vần nhất từ các ngôn ngữ hiện đại hóc búa nhất, cũng như cách phát âm của chúng.
Những từ khó đánh vần nhất
Từ gốc Pháp
Bondieuserie [bohn-dyooz-ree] – Nghệ thuật tôn giáo sáo rỗng và thường kém chất lượng
Bourrée [boo-ray] – Một sự kết hợp ba lê bao gồm các bước chéo nhỏ
Clafouti [cla-foo-tee] – Món tráng miệng gồm một lớp trái cây (chẳng hạn như quả anh đào) được phủ bột và nướng lên
Gaillardia [guy-ar-dee-a] – Bất kỳ loài thực vật hoặc hoa nào thuộc chi thảo mộc miền Tây Hoa Kỳ mà lá có lông và đầu hoa có cuống dài với các tia sặc sỡ
Paillasson [pie-ya-sone] – Sợi rơm tổng hợp hoặc tự nhiên được dệt thô dùng làm mũ
Pissaladière [pe-sa-la-dyair] – Một loại bánh ngọt pastry cắt lát phủ đầy ô liu, hành tây và cá cơm
Réseau [ray-zoh] – Một nhóm các trạm khí tượng dưới sự chỉ đạo chung hoặc hợp tác trong một số mục đích chung
Sarrusophone [sah-roos-o-fon] – Một nhạc cụ khí bằng kim loại với hai lưỡi gà và một ống có lỗ hình nón rộng được chơi giống như kèn bassoon
Zenaida [zen-eye-da] – Bất kỳ loài chim nào thuộc chi bồ câu Mỹ nhiệt đới mà có một loài bay đến quần đảo Tây Ấn và bờ biển Florida cũ và một loài ở Tây Nam Hoa Kỳ
Từ gốc Đức
Bewusstseinslage [beh-VUST-zines-laggeh] – Trạng thái ý thức hoặc cảm xúc mà thiếu các giác quan
Drahthaar [DRAHT-har] – Một con chó thuộc giống chó lông tơ của Đức
Hallenkirche [HALL-en-keer-sheh] – Một nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic, đặc biệt là ở Đức, thay vì bức tranh kính nhà thờ có chiều cao bằng với gian giữa thì ở đây có các lối đi và gian giữa có chiều cao xấp xỉ bằng nhau.
Schefflera [SCHEF-luh-ra] – Bất kỳ loại cây bụi nhiệt đới nào được trồng để có tán lá phô trương
Schwärmerei [schvair-muh-RYE] – Sự nhiệt tình hoặc gắn bó quá mức không thể kiềm chế
Schwyzer [SCHVEE-tsah] – Một giống bò sữa lớn màu nâu, cứng cáp có nguồn gốc ở Thụy Sĩ
Vitrophyre [vee-tro-FUHR] – Đá có các tinh thể riêng biệt (như fenspat, thạch anh hoặc augit) được nhúng vào chất nền là thủy tinh tương đối mịn.
Những từ khó nhất của các ngôn ngữ còn lại
Aalii (tiếng Hawaii) [ah-LEE-ee] – Một cây bụi trang trí nhỏ hoặc một cây nhỏ vùng nhiệt đới tới cận nhiệt đới có lá hẹp, bóng, khi còn non phủ một chất dính và quả là loại quả nang có cánh, hình quả trám.
Ayacahuite (tiếng Tây Ban Nha) [ah-jah-kah-WEE-tay] – Một cây thông Mexico lớn với lá kim dài và quả cực lớn màu đỏ hơi vàng
Bakshaish (Iran) [BOCK-shy-eesh]] – Một tấm thảm Ba Tư bán cổ xưa hoặc cổ xưa với thiết kế thường là góc cạnh
Cipollino (tiếng Ý) [chip-oh-LEE-no] – Một loại đá cẩm thạch La Mã sáng màu có chứa các lớp khoáng micaceous và nhiều silicat
Coaming (tiếng Anh) [COH-ming] – Khung nâng xung quanh cửa sập, giếng trời hoặc các lỗ khác trên boong tàu để ngăn nước chảy bên dưới
Háček (Séc) [HAH-check] – Một dấu phụ hình V được đặt trên một chữ cái để sửa đổi nó – một dấu mũ ngược – còn được gọi là wedge hoặc caron
Lassi (Tiếng Hin-ddi) [lah-XEM] – Một thức uống sữa chua đá có hương vị có thể ngọt hoặc mặn
Minhag (tiếng Do Thái) [min-HAHG] – Phong tục tôn giáo của người Do Thái
Tyee (tiếng Chinook) [TAHY-ee] – Cá hồi vua hoặc cá hồi chinook, đặc biệt ở kích thước lớn
Yunnanese (tiếng Quan Thoại) [YOO-nan-ease] – Có liên quan hoặc liên quan đến tỉnh Vân Nam, Trung Quốc hoặc cư dân của tỉnh này
_____________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: Babbel
- Người dịch: Nguyễn Thị Huế
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Huế – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11316
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 35