Kiểm soát viên làm gì?
Kiểm soát viên là người chịu trách nhiệm quản lý và duy trì sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ của kiểm soát viên thường có là:
· Phát triển các chiến lược và kế hoạch tài chính của công ty
· Phân tích các bộ báo cáo tài chính
· Giữ vai trò lãnh đạo phòng kế toán tài chính
· Xây dựng ngân sách hàng năm và hàng quý
· Phân tích sự phát triển tình hình tài chính của công ty
· Thông báo tình hình tài chính của công ty với ban quản lý
· Quản lý và lập bảng lương cho nhân viên
Lương trung bình
Các kiểm soát viên hầu như luôn được trả lương cố định thay vì trả lương theo giờ. Mức lương chính xác của họ có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khu vực, giấy chứng nhận và loại hình tổ chức họ làm việc. Để được cập nhật thông tin về mức lương từ Indeed, hãy nhấp vào liên kết tiền lương.
· Mức lương phổ biến ở Mỹ: 96.659 USD mỗi năm
· Một số người có mức lương từ $ 30.000 đến $ 192.000 mỗi năm.
Yêu cầu đối với kiểm soát viên
Để trở thành kiểm soát viên, phải có kiến thức nền tảng về tài chính, cũng như kinh nghiệm làm việc đáng kể ở các vị trí tài chính khác.
Trình độ học vấn
Thường thì kiểm soát viên yêu cầu phải có ít nhất bằng cử nhân về kinh doanh, tài chính hoặc một lĩnh vực liên quan khác. Kiểm soát viên có rất nhiều trách nhiệm trong tổ chức của họ và trong những năm gần đây, các nhà tuyển dụng ưu tiên các ứng viên có bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh, kinh tế hoặc tài chính.
Đào tạo
Các vị trí kiểm soát viên thường yêu cầu từ năm đến mười năm kinh nghiệm làm việc trước đó trong lĩnh vực tài chính. Kinh nghiệm này chứng tỏ kiểm soát viên có hiểu biết sâu sắc về ngành tài chính và họ đáng tin cậy khi quản lý và duy trì sức khỏe tài chính của tổ chức. Nhiều năm làm việc ở các vị trí tài chính cấp thấp hơn sẽ giúp kiểm soát viên học được các trách nhiệm hàng ngày, về công việc trong lĩnh vực tài chính, cũng như phần mềm mà bộ phận tài chính công ty thường sử dụng.
Chứng chỉ
Kiểm soát viên không bắt buộc phải có bất kỳ chứng chỉ cụ thể nào; tuy nhiên, vẫn có các chứng chỉ dành cho các chuyên gia tài chính muốn chứng minh năng lực của mình để nâng cao khả năng thu nhập hoặc khiến bản thân trở nên cạnh tranh hơn khi tìm kiếm các vị trí. Dưới đây là một số chứng nhận phổ biến mà kiểm soát viên có thể đạt được sự nghiệp của mình:
Chứng nhận Kế toán quản trị IMA
Viện Kế toán Quản trị (IMA) tổ chức các kỳ thi cho chuyên gia tài chính để trở thành Kế toán viên Quản trị (CMA). Các yêu cầu và kỳ thi để trở thành CMA thường được coi là dễ dàng hơn so với nhiều chứng chỉ tài chính khác. Chính vì vậy, nó là chứng chỉ tốt đầu tiên mà kiểm soát viên kiếm tìm.
Chứng nhận Chuyên viên phân tích tài chính công chứng (CFA)
Một chuyên gia tài chính với ít nhất bốn năm kinh nghiệm có thể thực hiện một loạt các bài kiểm tra để nhận được chứng chỉ CFA từ Viện CFA. Chứng chỉ CFA sẽ giúp chuyên gia tài chính chứng minh năng lực cũng như tăng khả năng thu nhập của mình.
Giấy phép của Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (CPA)
Kiểm soát viên và chuyên gia tài chính có thể đạt được giấy phép CPA từ hội đồng kế toán tiểu bang của họ bằng cách vượt qua các kỳ thi do Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ cung cấp. Giấy phép CPA là một trong những hình thức chứng nhận được công nhận rộng rãi nhất mà một chuyên gia tài chính có thể đạt được và khiến các ứng viên trở nên cạnh tranh nhiều hơn khi ứng tuyển vào vị trí kiểm soát viên.
Kỹ năng
Một kiểm soát viên hiệu quả sẽ cần các kỹ năng xã hội giỏi. Một số kỹ năng quan trọng nhất mà kiểm soát viên cần nắm vững là:
· Kiến thức tài chính: Kiểm soát viên là người lãnh đạo tài chính trong tổ chức của họ và thường đưa ra các quyết định kinh tế cấp cao. Một kiểm soát viên hiệu quả phải có kiến thức học thuật và thực tiễn cụ thể về các chiến lược và triển khai tài chính để quản lý trách nhiệm của mình 1 cách hiệu quả.
· Kỹ năng tổ chức: Kiểm soát viên sẽ xử lý tài chính của toàn bộ tổ chức ở cấp giám sát, có nghĩa là họ phải xử lý các thông tin tài chính chi tiết từ nhiều bộ phận mà không làm mất bất cứ thông tin nào trong quá trình thực hiện. Một kiểm soát viên am hiểu và biết cách tổ chức có thể sắp xếp các nhiệm vụ của mình theo 1 trật tự.
· Kỹ năng giao tiếp: Kiểm soát viên phải thông báo tình hình tài chính của tổ chức với quản lý của tổ chức đó và truyền đạt các vấn đề cần ưu tiên cũng như yêu cầu của ban quản lý tổ chức tới những người còn lại trong bộ phận tài chính 1 cách hiệu quả.
· Toán học: Kiểm soát viên sẽ xử lý rất nhiều bảng ngân sách, bảng tính, hóa đơn và các tài liệu tài chính khác. Một kiểm soát viên, giống như bất kỳ chuyên gia tài chính nào, sẽ có thời gian quản lý trách nhiệm dễ dàng hơn nhiều nếu họ có hiểu biết sâu rộng về toán học và biết cách áp dụng chúng trong ngành của mình.
Môi trường làm việc của kiểm soát viên
Kiểm soát viên làm việc ở tất cả các loại hình kinh doanh trong hầu hết các ngành công nghiệp. Hầu hết các kiểm soát viên làm việc trong doanh nghiệp tư nhân, nhưng cũng có thể là nhà nước. Hầu hết các kiểm soát viên làm việc toàn thời gian và một số người làm việc hơn 40 giờ một tuần. Kiểm soát viên có xu hướng làm việc theo giờ hành chính thông thường ở các ngày trong tuần. Một kiểm soát viên sẽ dành phần lớn thời gian làm việc ở bàn làm việc với phần mềm tài chính hoặc di chuyển quanh nơi làm việc để trao đổi với bộ phận tài chính và ban quản lý về tình hình tài chính và các quyết định tài chính tiềm năng cần đưa ra.
Làm thế nào để trở thành một kiểm soát viên
Bạn có thể làm theo các bước chung sau để trở thành kiểm soát viên:
1. Kiếm được bằng cử nhân.
Bằng cử nhân bốn năm trong lĩnh vực tài chính, kinh tế hoặc quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng cần thiết để xây dựng sự nghiệp tài chính.
2. Kiếm được bằng thạc sĩ.
Không bắt buộc phải có bằng thạc sĩ khi cố gắng nỗ lực để trở thành kiểm soát viên, dẫu vậy các nhà tuyển dụng vẫn sẽ ưu tiên các ứng viên có bằng thạc sĩ trong nền tảng học vấn của họ. Kiểm soát viên có bằng thạc sĩ về tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh hoặc ngành học tương tự cũng sẽ học về phần mềm tài chính cấp cao và các chiến lược để quản lý ngân sách.
3. Làm việc trong lĩnh vực tài chính.
Các vị trí kiểm soát viên hầu như luôn yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn trước đó trong ngành tài chính. Bạn có thể sẽ muốn bắt đầu sự nghiệp tài chính của mình từ một kế toán viên hoặc một vị trí tài chính cấp thấp khác trong một vài năm để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn và đủ điều kiện nhận các chứng chỉ tài chính.
4. Kiếm giấy phép CPA và các chứng chỉ khác của bạn.
Để trở thành kiểm soát viên không bắt buộc phải có giấy phép CPA, nhưng nó sẽ khiến bạn trở thành ứng viên cạnh tranh nhiều hơn cũng như tăng khả năng thu nhập của mình. Sau khi bạn đã dành một vài năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, bạn có thể nghiên cứu các yêu cầu của tiểu bang mình để kiếm giấy phép CPA và chuẩn bị cho kỳ thi AICPA.
5. Thăng tiến trong ngành của bạn.
Sau vài năm làm việc ở vị trí tài chính cấp thấp, bạn có thể tìm kiếm sự thăng tiến trong lĩnh vực của mình. Hãy hỏi cấp trên của bạn liệu có bất kỳ vị trí tài chính nào cấp cao hơn ở nơi làm việc hiện tại của mình hay không. Nếu không, hãy tìm kiếm ở nơi khác. Để trở thành kiểm soát viên, thường yêu cầu phải có từ năm đến mười năm kinh nghiệm trước đó. Bạn có thể thăng tiến trực tiếp từ vị trí tài chính cấp thấp lên vị trí kiểm soát viên, nhưng thông thường bạn sẽ cần thăng tiến nhiều lần trước khi được xem xét cho vị trí này.
Ví dụ mô tả công việc kiểm soát viên
Cinnamon Farms Produce Corp. đang tìm kiếm một chuyên gia tài chính, gia nhập công ty của chúng tôi với vị trí kiểm soát viên. Kiểm soát viên sẽ là người giám sát bộ phận tài chính của Cinnamon Farms và chuyển các phát triển tài chính cho quản lý cấp trên của Cinnamon Farms. Bạn sẽ giám sát sự phát triển của công ty theo từng quý cũng như các kế hoạch ngân sách hàng năm và quản lý bảng lương cho nhân viên của chúng tôi. Bắt buộc phải có ít nhất tám năm kinh nghiệm tài chính doanh nghiệp và có bằng cử nhân về tài chính hoặc một lĩnh vực liên quan. Ưu tiên các ứng viên có bằng thạc sĩ và CPA hợp lệ ở Nebraska.
————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
· Theo: indeed.com
· Người dịch: Hoàng Thị Thanh Huyền.
· Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Thanh Huyền – Nguồn IVolunteer Việt Nam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11374
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 38