Bên cạnh câu hỏi về điểm mạnh, câu hỏi về điểm yếu cũng là một câu hỏi mà chúng ta thường gặp khi đi phỏng vấn, và chả ai thích được hỏi câu này cả. Tuy nhiên vì nó là một câu hỏi khá thông dụng và thường gặp, chúng ta vẫn cần có sự chuẩn bị kĩ càng để nếu gặp phải thì không bị ú ớ. Câu hỏi về điểm yếu thường gây khó khăn cho chúng ta khi trả lời, vì tâm lý của chúng ta khi đi phỏng vấn là không ai muốn nói về cái mình kém cả. Lỡ mình nói hớ cái gì đó rồi bị nhà tuyển dụng bắt bẻ thì sao? Vậy thì với câu hỏi về điểm yếu này, mình gợi ý 2 cách trả lời như sau:
“Em có thể chia sẻ về một vài điểm yếu của bản thân được không?”
Bên cạnh câu hỏi về điểm mạnh, câu hỏi về điểm yếu cũng là một câu hỏi mà chúng ta thường gặp khi đi phỏng vấn, và chả ai thích được hỏi câu này cả. Tuy nhiên vì nó là một câu hỏi khá thông dụng và thường gặp, chúng ta vẫn cần có sự chuẩn bị kĩ càng để nếu gặp phải thì không bị ú ớ.
Câu hỏi về điểm yếu thường gây khó khăn cho chúng ta khi trả lời, vì tâm lý của chúng ta khi đi phỏng vấn là không ai muốn nói về cái mình kém cả. Lỡ mình nói hớ cái gì đó rồi bị nhà tuyển dụng bắt bẻ thì sao?
Vậy thì với câu hỏi về điểm yếu này, mình gợi ý 2 cách trả lời như sau:
Cách 1: Nói về điểm yếu và ‘mặt trái’ của nó (tức là điểm mạnh đó).
Cách này mình thấy phù hợp và dễ áp dụng cho các bạn đang là sinh viên hoặc vừa mới ra trường.
Khi được hỏi “Điểm yếu của em là gì?”, các bạn có thể nói: “Điểm yếu của em là còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực ABC. Tuy nhiên bù lại, em là sinh viên nên em có nhiều thời gian để học hỏi và nhiều năng lượng để học cái mới hơn, từ đấy dần dần sẽ bù đắp lại việc thiếu kinh nghiệm này.”
Cách trả lời trên chỉ phù hợp nếu đang ứng tuyển vị trí thực tập sinh hoặc các vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm thôi nhé.
Cách 2: Nói về quá trình khắc phục điểm yếu của bản thân.
Với cách này, ta chọn ra một điểm yếu bất kỳ của bản thân và nói sâu hơn về việc ta đã làm gì lâu nay để cải thiện hay khắc phục điểm yếu đó. Ví dụ:
“Em nghĩ một trong những cái em làm chưa tốt là khả năng phân chia công việc cho người khác. Khoảng 1-2 năm trước khi mới bắt đầu đi làm thì em thường giữ thói quen là ôm việc cho mình, vì sợ giao cho người khác làm thì sẽ bị sai hoặc chất lượng không tốt. Tuy nhiên dần dần đi làm và tiếp xúc với nhiều công việc, em nhận ra là kĩ năng giao việc cũng rất cần thiết để công việc năng suất hơn. Khoảng 1 năm gần đây em đang học tính tin tưởng mọi người hơn để giao việc cho đồng nghiệp và cấp dưới, còn em sẽ kiểm tra chất lượng bằng cách update hằng ngày và giúp đỡ các bạn ấy nếu cần.”
Đó, ví dụ là như vậy. Miễn sao bạn nói thật kĩ và rõ ràng về các bước bạn đã làm để khắc phục điểm yếu là được. Đã làm chứ không phải sẽ làm nhé.
Cuối cùng, hạn chế nói về những điểm yếu kiểu “Em là người cầu toàn” hay “Em làm việc rất cầu toàn” – vì ai cũng nói như thế cả, nghe nó chung chung lắm.
Chúc các bạn trả lời phỏng vấn thành công.
————————————————————————–
Bài viết được chia sẻ từ kênh anhtuanle.com
Chân thành cảm ơn tác giả vì những kinh nghiệm quý giá!
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/2215
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 38