(Phần 2)
📌5 điều tôi cần phải làm.
Tất cả những gì tôi cần làm để đạt được thành công ở trường là 5 điều dưới đây:
- Tạo nên lịch trình làm việc.
- Sắp xếp công việc cần làm.
- Lên kế hoạch khi nào tôi sẽ làm những công việc đó.
- Tuân theo những thói quen học tập tốt.
- Học với tư tưởng học để thi.
Đã đến lúc bắt đầu, nhưng trước đó, có một câu hỏi tôi cần phải hỏi chính bản thân rằng liệu tôi sẽ tuân theo những điều đó chứ?
Sẽ có rất nhiều những khó khăn và sự nản lòng. Liệu tôi có đủ sẵn sàng để cố gắng? Sẽ không có gì đáng quan ngại nếu như tôi thực sự quan tâm. Nó sẽ bắt đầu ngay bây giờ.
📌Tôi đã có một tư duy đúng chưa nhỉ?
“Có hai loại người trên thế giới này. Một là những người nghĩ rằng họ có thể và hai là những người nghĩ rằng họ không thể. Và cả hai đều đúng.” (Henry Ford)
Trước khi tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch học tập, tôi cần phải rõ ràng, sòng phẳng với chính mình và hỏi bản thân một điều gì đó quan trọng hơn tất cả những phương pháp học tập.
Rằng:
- Liệu tôi có đủ tự tin bản thân có thể làm được hay không?
- Tôi có muốn làm điều đó hay không
- Tôi sẽ làm nó chứ?
Sẽ không có bất cứ một kế hoạch, sự tổ chức hay thói quen học tập nào sẽ giúp đỡ tôi thành công nếu tôi không thực sự tin rằng tôi có thể làm được. Đại học (hay bất cứ một ngôi trường nào) sẽ thực sự rất vui, nhưng cũng đồng thời rất khó khăn. Tôi phải trở nên sẵn sàng làm rất nhiều thứ mà tôi không thực sự muốn làm.
Điều đó bắt đầu với một tư duy đúng đắn.
Đó không phải là một điều gì đó tôi đã suy nghĩ về khi còn ở bậc đại học nhưng tôi nhận ra tại sao tư duy lại quan trọng như vậy.
Có hai loại tư duy – cố định và phát triển. (Fixed and Growth)
Tư duy cố định
Học sinh với tư duy cố định sẽ tin rằng họ phải có một mức độ trí thông minh và khả năng tự nhiên. Nó là cố định và rằng họ không thể làm gì để thay đổi nó. Họ sẽ nói những điều như:
“Tôi kiểm tra không tốt.”
“Tôi sẽ chẳng bao giờ khá hơn với môn toán.”
Một tư duy cố định được biểu hiện bởi tất cả những gì tôi nghĩ hay nói qua việc giới hạn bản thân.
Khi những học sinh với tư duy cố định gặp khó khăn, họ thường có xu hướng bỏ cuộc một cách dễ dàng. Đó thường là nguyên do cho việc trốn học, đổi chuyên ngành và ngay cả bỏ học hoàn toàn.
Tư duy phát triển.
Ở một mặt khác, những sinh viên với tư duy phát triển tin rằng những cố gắng quyết định kết quả của họ. Nếu tôi không giỏi ở một vấn đề nào đó, nó chỉ là bởi vì tôi không có nền tảng hay kinh nghiệm.
Những sinh viên với tư duy phát triển nhìn nhận những khó khăn như những thử thách để vượt qua.
Tôi cần nhận thức được tư duy của chính mình.
Không quan trọng tư duy của tôi thực sự là gì, điều quan trọng là tôi phải nhận thức được nó. Đó là điều đầu tiên trong việc tránh việc một tư duy cố định.
Nếu tôi có bắt gặp bản thân nghi ngờ chính mình, tôi cần phải nhận ra điều đó và thay đổi thành niềm tin, tin rằng tôi có thể làm được mọi thứ.
Mục tiêu là đạt được điểm cao và học tất cả mọi thứ tôi có thể về môn học đó dẫu cho tôi có thích nó hay không. Tôi sẽ tạo nên niềm say mê học tập.
Tư duy của tôi hoàn toàn là tư duy phát triển. Tôi biết rằng tôi có thể đạt được mọi thứ tôi muốn ở đại học/ trường luật/ trường y v.v. nếu tôi có đủ thời gian!
Tôi nên cố gắng tìm kiếm.
📌Bước 1: Lập thời gian biểu.
Tất cả mọi sinh viên bắt đầu với một khoảng thời gian (khoảng 16 tiếng thức một ngày) nhưng chúng ta có bao nhiêu thời gian để học chính là một vấn đề khác.
Nhiều học sinh đã thất bại trong việc phân tích thời gian của họ, cố gắng để làm quá nhiều thứ, và sau đó tự hỏi tại sao họ lại không thể học tốt khi ở trường.
Tôi sẽ không mắc phải sai lầm tương tự. Tôi sẽ phân tích thời gian của bản thân để xem tôi có đủ thời gian để đạt được điểm cao hay không.
📌Tôi cần một lịch trình.
Tôi chưa bao giờ tự tạo một lịch trình khi còn là học sinh cấp ba, nhưng tôi rất cần một cái ở đại học. Có quá nhiều thứ đang diễn ra mà tôi cần phải nhớ.
Có những công việc mà chúng ta đều bắt buộc phải làm như là học trên trường, ăn uống, tập thể thao, làm việc vặt và những công việc khác mà ta không thể thay đổi. Một vài người chơi thể thao, hoạt động CLB hay làm nhiều công việc khác nhau.
Tôi muốn được tham gia và tôi muốn vui vẻ, nhưng tôi chưa bao giờ muốn làm quá nhiều việc ngoài mục tiêu chính – việc học. Đó là lý do tại sao tôi đến trường.
📌Mục đích của việc lập lịch trình.
Mục tiêu cơ bản nhất của lịch trình chính là để chắc chắn rằng tôi có thể làm đúng việc đúng giờ mà tôi phải làm.
Nhưng mục tiêu thực sự của việc xây dựng một thời gian biểu học tập chính xác là để biết được tôi có bao nhiêu thời gian để dành cho việc học.
Một tin tốt là việc tạo thời gian biểu rất đơn giản.
Tôi có thể làm nó với day planner (lập kế hoạch hằng ngày), Google Calendar, hay một tờ giấy, tôi có thể làm nó trong Shovel Study Planner.
📌Khi nào tôi nên thức dậy?
Tôi không thể nào học khi tôi đang ngủ được. Việc đặt thời gian thức dậy sẽ giúp Shovel tìm kiến thời gian học tập cho tôi.
Tôi biết rằng ngủ đủ 8 tiếng sẽ cho tôi 112 giờ tỉnh táo để làm việc mỗi tuần.
📌Điều gì tốn nhiều thời gian của tôi?
Tôi sẽ kiểm tra từng ngày trong tuần, từng phút một và nghĩ về tất cả mọi thứ mà tôi phải làm. Tất cả mọi thứ được nhắc đến – lớp học, ăn uống, tập thể thao, công việc, CLB và những việc lặt vặt khác. Càng chi tiết càng tốt. Từng phút đều đáng giá.
Tất cả mọi thứ đều chiếm một khoảng thời gian trên lịch của tôi, đó là những khoảng thời gian mà tôi không thể học. Và dù cho còn lại bao nhiêu thời gian thì đó đều là thời gian học của tôi.
📌Tốn bao nhiêu thời gian để di chuyển giữa các địa điểm?
Tôi muốn thời gian học của tôi thật chính xác vậy thì tôi có thể tính toán được thời gian để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Tôi rất thích việc nói chuyện với bạn bè sau buổi học trên lớp nên nó sẽ tốn của tôi một khoảng thời gian để đi đâu đó. Ở trong Shovel, tôi đã thêm phần “thời gian di chuyển” ở mỗi đầu và kết thúc của mỗi sự kiện.
📌Đâu là thời gian dành cho bản thân?
“Me time” (thời gian cho bản thân) là khoảng thời gian dành cho cá nhân và mạng xã hội – mỗi tối thứ 6 và thứ 7, sáng thứ 7 và chủ nhật. Tôi không nhất thiết phải biết tôi sẽ phải làm gì tiếp theo, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải học trừ khi tôi muốn.
Tôi sẽ thêm vào thời gian biểu của tôi phần thời gian dành cho bản thân mà tôi mong muốn để biết rằng tôi không muốn dành thời gian đó cho việc học.
Điều thú vị ở đây là thời gian cho bản thân có thể được sử dụng cho việc học nếu tôi đang trong thời điểm cao trào. Nếu tôi làm mọi thứ đúng cách, tôi sẽ không bao giờ phải sử dụng đến nó, nhưng nó vẫn ở đó nếu tôi cần.
📌Khi nào thì tôi có thể học ?
Khi tôi điền vào lịch làm việc của mình, tôi bắt đầu nhận ra khoảng thời gian trống giữa những nhiệm vụ tôi phải làm.
Đó là tất cả những khoảng thời gian có sẵn cho việc học. Tôi nói “có sẵn” bởi vì tôi có nhưng tôi có thể không sử dụng chúng.
📌Tối thiểu hoá khoảng thời gian trống (study time block) (có thể hiểu là thời gian nghỉ giữa các công việc)
Từ một góc nhìn thực tế, nếu thời gian trống quá ít thì thường sẽ không thể tận dụng cho việc học. Một tiếng có vẻ là ổn, nhưng nếu nó tốn của tôi 10 phút để mở máy tính, kiểm tra Reddit, uống cà phê và bắt đầu ổn định, tôi sẽ không thể sử dụng 20 phút khoảng thời gian trống đó để học. (nghĩa là có 20 phút nhưng mất 10 phút để chuẩn bị thì không đủ thời gian để học)
Tôi có thể quyết định đâu là cách để giảm thiểu thời gian trống khi tôi đã bắt đầu yên vị vào vị trí. Cho đến bây giờ, tôi sẽ chỉ nói rằng tôi sẽ không học trong suốt thời gian rảnh nếu nó ít hơn 1 tiếng. Khi sử dụng Shovel, tôi có thể dễ dàng cài đặt việc đó với “SLIDER”.
📌Tôi có thể tăng thêm thời gian học hay không?
Tôi luôn luôn tìm kiếm cách để tăng thời gian học sẵn có mà tôi có.
Có một điều tôi có thể làm là cố gắng kết hợp những khối thời gian trống nhỏ lại để tạo nên một khối thời gian lớn hơn có thể tận dụng để học. Có thể tôi sẽ dời thời gian ăn trưa hoặc thời gian tập gym.
Khi tôi cuối cùng có thể tạo được lịch tình của mình, tôi nên có một bức tranh về việc tôi đang sử dụng thời gian của mình chính xác đến mức nào và tôi có bao nhiêu thời gian sẵn có để học.
📌Đâu sẽ là thời gian học mà tôi tập trung nhất?
Khi tôi đã bắt đầu kỳ học mới, tôi sẽ nhận biết được tôi đang thực sự làm mọi thứ như thế nào, đưa ra sự điều chỉnh và quyết định tôi cần bao nhiêu thời gian. Nó có thể là nhiều hơn và cũng có thể là ít hơn.
Dù cho tôi có quyết định như thế nào, tôi cần một sự cam kết thật rõ ràng với việc sử dụng thời gian học của mình. Cách duy nhất tôi có thể xây dựng nên một kế hoạch học tập thật chính xác chính là biết khi nào thì nên học và tuân thủ kế hoạch. Tôi không thể để bất cứ thứ gì làm tôi xao nhãng.
Lượng thời gian mà tôi sử dụng để học sẽ phụ thuộc vào lượng thời gian tôi cần để hoàn thành xong công việc.
Tôi sẽ bắt đầu tìm kiếm điều đó ngay bây giờ.
(Còn tiếp)
__________________________________________________
- Tác giả: Jim Siverts
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh – CTV Ban Nội dung
- Link phần 1: https://bit.ly/3BbfirM
- Link bài viết gốc: https://bit.ly/3B58ITK
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4094
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 14