(Phần 7)
Bước 5: Học với tâm lý chuẩn bị thi.
Trước khi tôi áp dụng một phương pháp học tập nhất định, câu hỏi đầu tiên tôi hỏi chính mình là tại sao tôi lại nên làm theo cách đó? Mục tiêu cuối cùng là gì? Nếu tôi học theo cách đó thì liệu nó có giúp tôi hoàn thành mục tiêu hay không?
Trong hầu hết các trường hợp thì mục tiêu chính là học thật tốt cho kỳ thi – những câu hỏi nhỏ, thi giữa kỳ và thi cuối kỳ.
🌟Vậy nên câu hỏi thực sự là : đâu là cách tốt nhất để hoàn thành kỳ thi thật tốt.
Hầu hết các học sinh sẽ không cân nhắc theo hướng này, nhưng tôi thì khác. Tô sẽ nghĩ về cách tốt nhất để học.
🎯Tránh những cách sai lầm khi học cho một kỳ thi.
Trước khi tôi tìm ra cách học đúng cho kỳ thi sắp tới, tôi đã cố thử một vài phương pháp học mà kết quả là chẳng mấy hiệu quả.
🌟Nhồi nhét.
Đợi cho đến thời điểm cuối cùng có thể học và nhồi nhét chỉ trong vài đêm và sau đó thì quên hết mọi thứ sau khi đã thi xong không phải là một điều tuyệt vời. Nó thực sự rất áp lực và không hề hiệu quả.
🌟Việc ôn tập và đọc lại bài một cách không có mục đích.
Phương pháp này tạo nên 3 vấn đề.
Đầu tiên, tôi tốn rất nhiều thời gian vào việc tập trung vào những điều tôi đã biết thay vì tập trung vào những điều tôi chưa biết.
Thứ 2, việc đọc và đọc đi đọc lại không phải là cách hiệu quả để thu nạp kiến thức vào trong phần trí nhớ dài hạn cũng như không thể áp dụng những kiến thức này cho những câu hỏi khó nhằn thường xuất hiện trong bài thi.
Tất cả những gì những phương pháp trên tạo cho tôi là một cảm giác an toàn giả tạo.
🎯Tôi luyện tập.
Tôi chưa bao giờ thực sự thích cụm từ “học cho kỳ thi”. Tôi nghĩ việc học chính là việc tích lũy kiến thức. Đó là khi tôi lần đầu tiếp xúc với những kiến thức đó và cố gắng để hiểu nó.
Để thực sự tiếp thu kiến thức vào đầu, cũng là ý nghĩa của những kỳ thì, thì bạn phải luyện tập thay vì chỉ học không.
Những người chơi bóng đó có thể đọc sách dạy cách chơi. Nhưng để áp dụng chúng vào trận đấu thì họ cần luyện tập chúng rất nhiều lần trong những buổi tập. Đó là cách để bạn giỏi hơn.
Để chuẩn bị cho kỳ thi của tôi, tôi đồng thời cần luyện tập nó, dù đó có nghĩa là tôi phải tự hỏi bản thân, tự giải quyết bộ vấn đề hay áp dụng một cách sáng tạp tài liệu học tập tôi cần học.
Nó không thực sự hiệu quả khi chỉ đọc đi đọc lại những quyển sách và ghi chú và mong bản thân sẽ làm tốt. Tuy nhiên đây lại chính là điều mà những học sinh thường làm. Học đọc một khối lượng sách lớn với những tài liệu tham khảo mới và phức tạp, sau đó học đợi cho đến thời điểm cuối cùng và cố gắng nhồi nhét bằng việc đọc đi đọc lại. Nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, nhưng nó không phải phải một chiến lược dài hạn.
🎯Tôi chuẩn bị cho việc tự kiểm tra.
Nếu tôi biết tôi sẽ bị hỏi những câu hỏi đó trong kỳ thi thì tại sao lại không tự tập luyện trước.
Tự kiểm tra là một phương pháp học tập được ghi chép và chứng minh là hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc bài một cách mù quáng.
Nếu tôi biết điều đó thực sự hiệu quả thì tôi sẽ bắt đầu chuẩn bị sách vở theo cách học tự kiểm tra một cách hiệu quả nhất.
🎯Tôi có mặt trong mỗi lớp học.
Kể cả về thể chất hay trí não, những lớp học chính là lý do tôi đến trường. Dù là học online hay trực tiếp thì tôi cũng sẽ xuất hiện đúng giờ.
Nếu tôi không đến lớp với cả trái tim và tâm hồn thì tôi không thể ghi bài và tôi không thể tự hỏi cũng như nghe những câu hỏi.
Lớp học là nơi giáo sư đưa ra những lưu ý về những gì quan trọng, cũng như giới thiệu cách để tiếp cận và giải thích mọi thứ tôi thấy trong sách. Những câu hỏi trong kỳ thi sẽ dễ xuất hiện trên lớp hơn là trong sách.
🎯Tôi luôn chuẩn bị trước khi lên lớp.
Việc chuẩn bị sẵn sàng chính là việc đọc sách trước khi lên lớp. Tôi càng chuẩn bị cho lớp học kỹ bao nhiêu thì tôi càng hiểu bấy nhiêu và không cần phải chật vật để hiểu nó về sau. Đọc trước bài thực sự giúp tôi hiểu những khái niệm tốt hơn, dễ ghi bài hơn và tập trung hơn và đó là một phần tạo nên những con điểm tốt của tôi.
🎯Tôi luôn ngồi ở đầu và chính giữa.
Nếu tôi học trong khuôn viên tường và tôi phải học trực tiếp, tôi sẽ chọn ngồi hàng đầu tiên. Tôi không phải suy nghĩ nhiều, không mất sức quá nhiều mà kết quả đạt được thì tuyệt vời.
Tôi không có bất kỳ một sự xao nhãng nào mà tập trung hoàn toàn vào lời giáo sư. Đó là vị trí tốt nhất để nhìn và nghe giảng cũng như dễ để đưa ra câu hỏi.
Tốt hơn hết chính là việc giáo sư biết tôi có tham dự và tôi thực sự quan tâm.
Điện thoại và máy tính của tôi chính là sự xao nhãng lớn nhất nếu tôi ngồi ở phía sau bởi không một ai có thể nhìn thấy tôi đang làm gì và việc ngồi lên hàng đầu tiên sẽ tự động loại bỏ điều đó.
Không quan trọng là có 3 hàng ghế trống phía sau, tôi vẫn ngồi lên trên và chính giữa.
__________________________________
- Tác giả: Jim Siverts
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh – CTV Ban Nội dung
- Link phần 1: https://bit.ly/38mekfP
- Link phần 2: https://bit.ly/3ysA7gq
- Link phần 3: https://bit.ly/3ymhk6p
- Link phần 4: https://bit.ly/3Bm2kaw
- Link phần 5: https://bit.ly/3gWne8p
- Link phần 6: https://bit.ly/3zOjLAu
- Link bài viết gốc: https://bit.ly/3B58ITK
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4255
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 31