(Phần 9)
🎯Tôi viết ra những câu hỏi kiểm tra.
Khi tôi sử dụng phương pháp Cornell, tôi biết những lưu ý của mình ở bên trái. Phần bên phải là nơi tôi viết những câu hỏi ôn tập.
Tôi nhìn vào ghi chép của mình và tưởng tượng những câu hỏi có thể bị hỏi về những kiến thức này. Tôi viết chúng vào phần bên phải.
🎯Tôi bắt chước dạng đề thi thật.
Những kỳ thi có thể đưa ra nhiều dạng bài khác nhau – câu hỏi lựa chọn, câu hỏi điền vào chỗ trống, câu hỏi về giải quyết vấn đề, câu hỏi định nghĩa hoặc viết một bài luận. Và thật tốt khi biết trước được bài thi của mình sẽ thuộc dạng nào.
Một điều lý tưởng nhất đó là tôi có thể nhìn qua những bài kiểm tra cũ. Tôi cũng hỏi giáo sư hoặc một vài học sinh khác, những người đã từng làm bài kiểm tra trước đó. Tôi muốn có nhiều thông tin nhất về những gì tôi phải làm. Điều này sẽ giúp tôi viết ra được những câu hỏi ở trong vở ghi chép.
Tôi hỏi những câu hỏi có kết thúc mở.
Một cách tốt để viết ra những câu hỏi kiểm tra cho dạng đề lựa chọn đáp án là để nó có cái kết mở.
- Định nghĩa…
- 3 điều….
- Giải thích định nghĩa…
- Đâu là yếu tố quan trọng và tại sao?
Tôi viết ra những câu hỏi viết luận.
Nếu kỳ thi của tôi bao gồm nhiều bài luận nhỏ, tôi sẽ viết ra nhiều câu hỏi luận nhất có thể. Nghĩa về những gì giáo sư có thể sẽ hỏi khiến tôi nghĩ về những tài liệu này theo một cách khác.
Khi phải thực sự trả lời những câu hỏi luyện tập này, tôi không phải viết ra một bài luận hoàn chỉnh, tất cả những gì tôi cần làm là nghĩa về những gì tôi sẽ viết, outline cho bài luận của tôi sẽ như thế nào và đâu là phần đọc mà tôi sẽ sử dụng làm tài liệu tham khảo để minh chứng cho luận điểm của tôi.
Tôi sử dụng Flash Cards. (Thẻ học)
Một vài lớp, ví dụ như lớp khoa học có thể có rất nhiều những thuật ngữ mà cần ghi nhớ. Đối với những môn học đó, tôi sẽ sử dụng cách kiểm tra bằng flash cards. Những bộ thẻ về lớp học hoặc về chủ đề thường sẽ có sẵn trên Quizlet hoặc một số ứng dụng mà tôi quyết định sử dụng. Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ tự tạo ra thẻ ghi chú riêng của mình.
Tôi trả lời thành tiếng những câu hỏi bản thân tự đặt ra.
Việc trả lời thành tiếng những câu hỏi đó khiến tôi nghĩ về câu trả lời khó hơn một chút, và đó cũng chính là cách để nâng cao khả năng học thuộc so với việc chỉ trả lời câu hỏi ở trong đâu.
Tôi biết rằng khi tôi cần nói to thành tiếng, thì thực tâm, nó không có gì phải bận tâm nếu tôi gặp phải những câu hỏi đó trong bài thi nữa – vì tôi đã biết câu trả lời rồi.
🎯Tôi không để một cái kết mơ hồ.
Khi kết thúc một ngày, tôi chắc chắn rằng mọi thứ đã được hoàn thiện.
Những ghi chú của tôi đã hoàn thành và rõ ràng.
Tôi hiểu hết các định nghĩa.
Tôi đã viết ra những câu hỏi kiểm tra.
Tôi đã sẵn sàng. Bài kiểm tra có thể là còn cách 1 tuần nữa, nhưng tôi có thể bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ. Nếu tôi luyện tập một ít mỗi ngày, tôi sẽ sẵn sàng hơn cho kỳ thi mà không cần đến việc nhồi nhét.
🎯Tôi sẽ không thể thành công nếu tôi không đọc.
Những gì tôi đọc đều là những nền tảng cho hầu hết những lớp học của tôi. Những bài giảng, giấy tờ và những kỳ thi sẽ dựa vào những bài đọc đó. Ở trong mỗi lớp, tôi thường kết hợp đọc một hoặc một vài quyển sách giáo khoa và một số bản PDF hoặc sách online.
Tôi tự đặt thời gian.
Khi tôi bắt đầu đọc, tôi bắt đầu bấm giờ hoặc ghi lại thời gian tôi bắt đầu đọc.
🎯Tôi đọc kỹ từng chữ (Nếu có thể)
Tôi không thích tham dự lớp học khi chưa có sự chuẩn bị. Tôi cần đọc những gì đã được giao cho tôi ở mỗi lớp. Những gì tôi đọc trước khi lên lớp có thể khó hiểu nhưng điều đó ổn thôi. Khá ổn khi phải chật vật một chút. Khó khăn đồng nghĩa với phát triển.
Việc đọc mọi bài đọc trước lớp cũng chỉ ra những điều tôi không hiểu. Đó là những cái tôi có thể tập trung vào khi học trên lớp và xem liệu nó có được giải thích rõ ràng hay không. Nếu không, tôi sẽ có cơ hội để hỏi giáo sư về nó. Đó là điều chỉ có thể xảy ra khi tôi đọc trước, tôi đến trước là để học và đọc là một phần lớn của điều đó.
🎯Tôi sẽ lướt qua nếu tôi không đủ thời gian.
Đôi khi tôi có thể quá bận để đọc từng chữ. Nếu trong trường hợp đó, ít nhất việc đọc lướt trước khi lên lớp có thể tóm tắt được một chút. Tôi tránh việc bỏ phần nào hoàn toàn bởi vì thường tôi sẽ không có đủ thời gian để đọc lại sau vì tôi còn phải đọc cho bài của lớp sau nữa.
(Còn nữa)
_____________________________________
- Tác giả: Jim Siverts
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh – CTV Ban Nội dung
- Link phần 1: https://bit.ly/38mekfP
- Link phần 2: https://bit.ly/3ysA7gq
- Link phần 3: https://bit.ly/3ymhk6p
- Link phần 4: https://bit.ly/3Bm2kaw
- Link phần 5: https://bit.ly/3gWne8p
- Link phần 6: https://bit.ly/3zOjLAu
- Link phần 7: https://bit.ly/3BKTJOV
- Link phần 8: https://bit.ly/3yOc2ks
- Link bài viết gốc: https://bit.ly/3B58ITK
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4330
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 25