LinkedIn là một mạng lưới chuyên nghiệp phủ sóng toàn cầu với hơn 756 triệu thành viên trong hơn 200 quốc gia. Hơn 57 triệu công ty sử dụng nền tảng này để quảng bá hàng triệu những công việc khác nhau.
Nhưng LinkedIn còn hơn cả một không gian lý tưởng cho những người tìm việc có thể xây dựng những mối quan hệ và mạng lưới chuyên nghiệp, cung như tìm kiếm cơ hội việc làm. Nó đồng thời là một phương pháp để kết nối với nhà tuyển dụng, những người có thể giúp đỡ bạn trên con đường sự nghiệp.
Ở dưới đây chúng tôi đã khám phá ra vai trò và tầm quan trọng của nhà tuyển dụng và cách để có thể tiếp cận họ một cách hợp lý thông qua LinkedIn.
📌Vai trò của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn là một người săn việc làm, bạn cần chuyên tâm nuôi dưỡng mối quan hệ với những nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng là bước đầu tiên cần vượt qua để bạn có thể đến được vị trí mình mong muốn, nhưng họ đóng vai trò là người cố vấn trong suốt quá trình tuyển chọn. Họ có thể làm việc với bạn để chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng gặp quản lý. Ví dụ, họ có thể đưa ra những hướng dẫn về phép xã giao trong buổi phỏng vấn, cách đàm phán về lương bổng, văn hoá công ty, những kỳ vọng và trang phục phù hợp.
👉Những kiểu nhà tuyển dụng.
Trước khi quyết định làm việc với nhà tuyển dụng, sẽ rất quan trọng để hiểu được 3 kiểu nhà tuyển dụng sau:
- Nhà tuyển dụng với mục đích giữ chân: nhà tuyển dụng này đóng vai trò là một người tư vấn của bên thứ 3 và tính phí doanh nghiệp trả trước để thay mặt tìm ứng viên. Thông thường, các ứng viên họ tìm kiếm là những người có kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh cấp cao và đáp ứng các yêu cầu công việc cụ thể.
- Nhà tuyển dụng với mục đích dự phòng: nhà tuyển dụng này có thể là nhân viên hoặc công ty chung gian được thuê để thực hiện một cuộc tìm kiếm cụ thể nào đó nhằm bổ sung vào vị trí trống một cách tạm thời. Thông thường những vị trí họ cần bổ sung sẽ được trả ở mức 100.00 đô/năm. Những nhà tuyển dụng này cạnh tranh với các công ty khác để đưa ra những ứng viên phù hợp phù hợp cho công việc, và họ cũng chỉ được trả phí nếu ứng viên họ giới thiệu được thuê.
- Nhà tuyển dụng với mục đích hợp tác (nhà tuyển dụng của công ty): nhà tuyển dụng này làm việc nội bộ. Họ chịu trách nhiệm phân phối thông tin tuyển dụng, tìm nguồn ứng viên, sàng lọc sơ yếu lý lịch và chọn lọc các ứng viên để trình bày trước quản lý công ty.
📌Tại sao nên tiếp cận nhà tuyển dụng thông qua LinkedIn?
Theo như nghiên cứu của Jobvite về nhà tuyển dụng năm 2020, 72% nhà tuyển dụng lên kế hoạch sử dụng LinkedIn cho việc tìm kiếm ứng viên và tuyển dụng của họ. Nền tảng này đồng thời tiếp tục là trọng tâm đầu tư tuyển dụng chính cho các công ty lớn. Vậy nên dù bạn có theo đuổi cơ hội việc làm một cách chủ động hay không thì việc học cách để sử dụng LinkedIn một cách hiệu quả để có thể nằm trong tầm ngắm của nhà tuyển dụng thực sự vô cùng đáng giá.
📌Đâu là nhà tuyển dụng bạn nên tiếp cận?
Nếu bạn đang trong thời điểm nhàn rỗi và đang tìm kiếm một công việc với lịch trình linh hoạt thì việc làm việc với nhà tuyển dụng có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Họ biết công ty nào đang tuyển dụng vị trí lâu dài cũng như tạm thời trong lĩnh vực của bạn. Thêm vào đó, họ luôn luôn chú ý đến mức lương và lợi ích mà công ty đó mang lại, và họ có thể thông báo cho bạn về cách để giải quyết với những cuộc đàm phán.
Tip: làm việc với nhà tuyển dụng có thể làm tăng độ nhận biết cho resume của bạn đối với những vị trí được tuyển dụng.
📌Những chiến lược để có thể tiếp cận nhà tuyển dụng.
“Người tìm kiếm việc làm có thể tiếp cận nhà tuyển dụng thông qua LinkedIn bằng việc sử dụng đồng thời chiến lược chủ động và bị động.” (Dean Kulaweera – một nhà tuyển dụng IT). Chiến lược thụ động hiệu quả khi người tìm việc đã có một profile đúng chuẩn SEO, sẵn sàng để có thể tiếp cận mọi lúc. “Những nhà tuyển dụng thường chú ý rất nhiều những từ khoá” .
Đối với chiến lược chủ động, người tìm việc cần nhận biết được những nhà tuyển dụng chuyên về mảng của họ, bắt đầu một cuộc nói chuyện thật rõ ràng và tiếp cận họ. Theo cách này, bạn có thể ngay lập tức nhận được sự chú ý từ nhà tuyển dụng và bắt đầu quá trình xây dựng mối quan hệ.
👉Công cụ giúp ích cho phương thức chủ động và bị động.
Một trong những cách bị động đáng lưu ý để có thể tiếp cận với nhà tuyển dụng và nâng cao profile của bạn trên LinkedIn đó chính là thông qua chức năng #OpenToWork. Công cụ này bao gồm một lựa chọn là “chỉ chia sẻ với nhà tuyển dụng”. Điều này sẽ giúp thông báo cho những thành viên đã trả tiền để có thể truy cập vào dịch vụ “Nhà tuyển dụng LinkedIn” rằng bạn đang sẵn sàng tìm kiếm một cơ hội việc làm mới. Một thành viên của LinkedIn với chức năng #OpenToWork thì sẽ dễ dàng để nhận biết hơn vì profile của họ sẽ được bao quanh bởi một vòng tròn màu xanh.
👉Cảnh báo: Những người hiện tại đang có công việc nhưng vẫn mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm, cần cẩn thận khi tiếp xúc với chức năng này. LinkedIn bao gồm những bảo mật để ngăn chặn những nhà tuyển dụng đến từ công ty hiện tại của biện hay công ty liên quan nhìn thấy được trạng thái sẵn sàng làm việc (open – to – work) của bạn trên profile. Tuy nhiên không thể đảm bảo hoàn toàn sự riêng tư.
Từ góc nhìn chủ động, LinkedIn mang đến những trải nghiệm tìm kiếm nâng cao. Điều này cho phép thành viên có thể khám phá con người, công việc, những bài đăng, công ty và hội nhóm theo một cách thức tìm kiếm trật tự, hài hoà và có chọn lọc.
👉Sử dụng bộ lọc Linkedin để tìm kiếm nhà tuyển dụng cho một mảng cụ thể.
khi chuẩn bị tiếp cận nhà tuyển dụng trên LinkedIn, hãy lựa chọn cẩn thận từ 5 đến 10 người. Đừng gửi yêu cầu kết nối một cách ngẫu nhiên đến những người có thể không có ý định tuyển dụng trong mảng của bạn hoặc công việc phù hợp với kỹ năng của bạn. Và điện thoại thông minh sẽ không thể cho bạn những sự lựa chọn bạn cần cho quá trình này, vậy nên hãy sử dụng laptop hoặc máy tính bảng.
Đây là cách để sử dụng bộ lọc của LinkedIn để tìm kiếm nhà tuyển dụng.
- Từ trang chủ hãy click vào “My network” (mạng lưới của tôi)
- Click chọn “Connections” (kết nối) ở cột đầu tiên bên trái.
- Click chọn “Search with filter” (tìm kiếm với bộ lọc), sau đó nhấn chọn “All filters” (tất cả bộ lọc) (được highlight màu xanh ở trên đầu bên phải)
- Ở ô hiện lên, chọn thứ tự 1,2,3 cho sự kết nối.
- Di chuyển xuống mục “Industry” (một vài mục bên dưới ở cửa sổ hiện lên) và lựa chọn mảng mà bạn hứng thú. Bạn có thể thêm vào một số mảng khác. Điều này vô cùng quan trọng bởi vì bạn muốn lựa chọn một nhà tuyển dụng có thể làm việc với những người làm việc trong mảng mà bạn lựa chọn.
- Di chuyển xuống mục “Keywords” (từ khoá) ở cuối. Bên dưới “Title” hãy gõ “Recruiter”, “Headhunter”, “Talent Acquisition” hoặc “Hiring manager”.
- Chọn “Show results” (kết quả)
Ở trong kết quả của bạn, hãy lựa chọn “Connect” với mỗi nhà tuyển dụng mà bạn muốn tiếp cận. sau đó, lựa chọn “Add a note’ và gửi cho họ một tin nhắn. Thêm vào những kết nối xếp thứ nhất, những kết quả này sẽ đưa ra tên của một số người có thể quen thuộc với bạn. Đừng sợ hãi khi yêu cầu được kết nối.
📌Cách để nhắn tin cho nhà tuyển dụng trên LinkedIn.
Kulaweera nhận được tin nhắn hằng ngày trên LinkedIn, nhưng hầu hết là rất ngắn và mơ hồ. “Là một nhà tuyển dụng, chúng tôi nhận được tin nhắn hằng ngày, nhưng những tin nhắn của bạn nên gần giống như một chiếc email chứ không phải là tin nhắn giống như WhatsApp hay Facebook”.
Quan trọng: Theo Kulaweera, những tin nhắn của bạn nên giải thích những kỹ năng mà bạn có, những công cụ mà bạn sử dụng và những dự án mà bạn đã tham gia. Những tin nhắn của bạn phải hướng đến một công việc cụ thể và những yêu cầu của nó. “Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng biết được rằng bạn đã nghiên cứu và biết được những yêu cầu cho công việc đó là gì và cách để bạn có thể đáp ứng được những yêu cầu đó.”, anh nói.
Khi thiết kế cho tin nhắn của bạn, hãy chắn chắn rằng nó có chủ tâm. Bạn có đang kết nối để xây dựng mối quan hệ hay không? hay bạn đang tiếp cận bởi vì bạn biết rằng có một vị trí có thể được lấp đầy và bạn có thể phù hợp với vị trí đó?
👉Một mẫu tin nhắn gửi cho nhà tuyển dụng.
Jennifer Tardy là một trong những người có tiếng nói của LinkedIn năm 2020 (LinkedIn’s Top Voices of 2020) và là một nhà đào tạo tuyển dụng ở nhiều mảng. Trong email gửi cho The Balance. cô ấy đã đưa ra góc nhìn về cách để xây dựng một tin nhắn có thể thu hút được nhà tuyển dụng và chắc chắn rằng họ sẽ dành thời gian để đọc nó. Bên cạnh đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về bản thân, Tardy nói bạn nên thêm vào những điều sau đây:
- Dạo gần đây tôi đang đăng ký cho vị trí [tên vị trí] liên quan đến một số yêu cầu [số]. (Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy vai trò hơn trong hệ thống tìm kiếm của họ).
- Tôi đáp ứng tất cả những tố chất cho vị trí [tên vị trí] bao gồm [tên của những yếu tố]
- Dựa trên nghiên cứu của tôi, tôi tin rằng đây có thể là một vị trí mà bạn đang tìm kiếm ứng viên. Nếu bạn không phải là nhà tuyển dụng ở mảng này thì liệu bạn có thể giúp tôi kết nối với nhà tuyển dụng ở mảng này được không? (điều này giúp giữ cho cuộc nói chuyện tiếp tục phát triển. Bởi vì nhà tuyển dụng luôn có số có thể hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn, họ có thể tìm kiếm nhà tuyển dụng và thông tin của họ)
📌Kết lại
LinkedIn tiếp tục là một nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp, và được sử dụng phổ biến bởi nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc, hãy hoàn thành profile của bạn và sử dụng công cụ LinkedIn như #OpenToWork để nhà tuyển dụng có thể tìm thấy bạn dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, những người tìm việc cần có một kỳ vọng đúng thực tế khi tiếp cận với nhà tuyển dụng. Nếu một nhà tuyển dụng không tìm kiếm một ai đó với kỹ năng giống như bạn, họ sẽ không xem bạn là sự ưu tiên. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị loại bỏ, nhưng đừng cá nhân hoá mọi việc. Thay vào đó hãy cân nhắc đó là một phần của một mối quan hệ, hoặc giống như một sự đầu tư nơi bạn không nhận được một sự đền đáp ngay tức thì.
________________________________________
- Tác giả: Daisy Wright
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh
- Link gốc: https://bit.ly/3lQkXNO
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4764
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 30