Thuyết trình luôn là một kỹ năng quan trọng cần thiết đối với mỗi con người chúng ta. Bằng cách tập hợp các lời khuyên từ nhiều người, mục tiêu là bao gồm toàn bộ các lĩnh vực.Cho dù bạn có là một người thuyết trình có kinh nghiệm hay mới bắt đầu, thì ở đây cũng có những ý tưởng để giúp bạn cải thiện hơn việc thuyết trình của mình. Dưới đây là các mẹo giúp bạn có thể thuyết trình tốt hơn.
1. Thể hiện sự nhiệt huyết của bạn và kết nối được với khán giá
Thật khó để được thư giãn và là chính mình khi bạn cảm thấy lo lắng.
Nhưng hết lần này đến lần khác, những nhà hùng biện tài ba đều nói rằng điều quan trọng nhất là kết nối với khán giả của bạn và cách tốt nhất để làm điều đó là hãy để sự nhiệt huyết của bạn đối với chủ đề nói được tỏa sáng.
Thành thật với khán giả rằng điều gì là quan trọng đối với bạn và tại sao điều đó lại quan trọng.
Hãy nhiệt tình và trung thực, và khán giả sẽ phản ứng ngay thôi.
2. Tập trung vào nhu cầu của khán giả
Bài thuyết trình của bạn cần được xây dựng dựa trên những gì khán giả sẽ nhận được từ bài thuyết trình.
Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn luôn cần ghi nhớ những gì khán giả cần và muốn biết chứ không phải những gì bạn có thể nói với họ.
Trong khi thuyết trình, bạn cũng cần phải tập trung vào sự phản hồi của khán giả và phản ứng lại với việc đó.
Bạn cần làm cho khán giả của mình dễ hiểu và có phản hồi.
3. Giữ cho mọi thứ trở nên đơn giản: Tập trung vào Thông điệp cốt lõi bạn đem đến
Khi lập kế hoạch cho bài thuyết trình của mình, bạn hãy ghi nhớ câu hỏi:
Thông điệp chính (hoặc ba điểm chính) để khán giả của bạn rút ra được là gì?
Bạn nên truyền đạt thông điệp quan trọng đó một cách ngắn gọn.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên viết một bản tóm tắt dài tầm 30 giây, một số khác thì lại cho rằng bạn có thể viết nó vào mặt sau của danh thiếp hoặc nói tóm tắt không quá 15 từ.
Cho dù bạn chọn quy tắc nào, điều quan trọng là giữ cho điều mà bạn muốn truyền tải tập trung và ngắn gọn.
Và nếu những gì bạn định nói không góp gì vào thông điệp cốt lõi đó, thì đừng nói điều đó ra.
4. Mỉm cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả của bạn
Điều này nghe có vẻ rất dễ dàng, nhưng đáng ngạc nhiên là phần lớn những người tham gia thuyết trình không làm được.
Nếu bạn mỉm cười và giao tiếp bằng mắt, bạn đang xây dựng mối quan hệ, điều này giúp khán giả kết nối với bạn và chủ đề của bạn. Nó cũng giúp bạn cảm thấy bớt lo lắng hơn, vì bạn đang nói chuyện với từng cá nhân chứ không phải với một số lượng lớn những người không quen biết.
Để giúp bạn làm được điều này, hãy đảm bảo rằng bạn không tắt tất cả đèn chiếu để chỉ có thể hiển thị màn hình trang trình bày. Khán giả của bạn cần nhìn thấy bạn cũng như các trang trình bày của bạn.
5. Bắt đầu một cách mạnh mẽ
Sự bắt đầu một bài thuyết trình của bạn là rất quan trọng. Bạn cần thu hút sự chú ý của khán giả và giữ chân họ lại.
Họ sẽ cho bạn một vài phút để giúp họ giải trí, trước khi họ bắt đầu dừng lại nếu bạn mờ nhạt. Vì vậy, đừng lãng phí điều đó vào việc giải thích bạn là ai. Bắt đầu bằng cách hoạt náo cho họ.
Hãy thử một câu chuyện (xem mẹo 7 bên dưới) hoặc một hình ảnh thu hút sự chú ý (nhưng hữu ích) trên trang chiếu.
6. Hãy nhớ Quy tắc 10-20-30 cho Trình chiếu
Đây là một mẹo từ Guy Kawasaki của Apple. Ông gợi ý rằng trình chiếu nên:
- Chứa không quá 10 slide;
- Kéo dài không quá 20 phút;
- Sử dụng cỡ chữ không nhỏ hơn 30 điểm.
Điều cuối cùng này đặc biệt quan trọng vì nó ngăn bạn cố gắng đưa quá nhiều thông tin vào bất kỳ bản trang chiếu nào. Toàn bộ cách tiếp cận này tránh được ‘Death By Powerpoint’ đáng sợ.
Theo nguyên tắc chung, các slide phải là bản trình chiếu đối với bạn, người thuyết trình. Một tập hợp các trang trình bày tốt sẽ không được sử dụng nếu không có người trình bày, và chúng chắc chắn phải chứa ít hơn, thay vì nhiều hơn, thông tin, được thể hiện một cách đơn giản.
Nếu bạn cần cung cấp thêm thông tin, hãy tạo một tài liệu phát riêng và phát sau phần trình bày của bạn.
7. Kể chuyện
Con người được lập trình để trả lời các câu chuyện.
Những câu chuyện giúp chúng ta chú ý và ghi nhớ mọi thứ. Nếu bạn có thể sử dụng các câu chuyện trong bài thuyết trình của mình, khán giả của bạn sẽ có nhiều khả năng tương tác và ghi nhớ những điểm bạn nói sau đó. Bắt đầu bằng một câu chuyện là một ý tưởng hay, nhưng nó sẽ tuyệt hơn nếu bạn làm cho bài thuyết trình của mình giống như một câu chuyện.
Nghĩ về câu chuyện mà bạn đang cố gắng kể cho khán giả của mình và tạo ra bài thuyết trình của bạn để kể nó.
————————————-
Mong rằng những chia sẻ của iVolunteer Vietnam có thể giúp bạn làm chủ được khả năng thuyết trình của bản thân!
- Tác giả: Skills You Need
- Link bài gốc: TẠI ĐÂY
- Dịch giả: Phạm Minh Châu – CTV ban Nội dung
- Khi chia sẻ, cần trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Minh Châu – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4915
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 35