(Phần 2)
🌟Tập trung vào hiểu về khái niệm chứ không phải chỉ nhớ.
Một trong những điều khác biệt chính giữa đại học và trường cấp ba chính là việc ít tập trung hơn vào ghi nhớ và tập trung nhiều hơn vào việc hiểu những khái niệm.
Ví dụ, một lớp học lịch sử ở trường cấp ba có thể yêu cầu bạn phải nhớ rất nhiều về mốc thời gian và tên nhân vật lịch sử và sau đó tái hiện lại chúng trong bài kiểm tra.
Nhưng ngược lại, một lớp học lịch sử ở đại học sẽ ít quan tâm hơn về việc ghi nhớ khi nào và cái gì đã xảy ra mà tập trung hơn vào việc phân tích hoàn cảnh, nguyên nhân và ảnh hưởng của sự kiện lịch sử.
Nếu bạn chỉ quen với việc ghi nhớ thông tin và tái hiện lại trong bài thi thì bạn nên quen dần với lối tư duy mới này.
Giáo sư của bạn có thể sẽ gợi ý cho bạn về những kiến thức mà họ mong rằng bạn sẽ hiểu dành cho kỳ thi, những điều đó có thể giúp bạn điều chỉnh cách học tập thật phù hợp. Nhưng nhìn chung, hãy chắc chắn rằng bạn dành thời gian để học thêm những khái niệm mới phía sau môn học thay vì chỉ học thuộc lòng.
🌟Hãy kiểm tra mức độ hiểu bài của bạn với kỹ thuật Feynman.
Một trong những kỹ thuật tốt nhất để kiểm tra mức độ hiểu các khái niệm của bạn là gì chính là kỹ thuật Feynman. Được phổ biến bởi nhà vật lý học đạt giải Nobel – Richard Feynman, kỹ thuật này sẽ giúp bạn xem xét được rằng liệu bạn đã thực sự hiểu về nội dung nào đó hay chưa (ngược lại với việc chỉ biết tên hoặc nội dung sơ bộ của nó).
Đầu tiên, hãy lấy một tờ giấy và viết lại tên của chủ đề đó lên đầu. Sau đó viết đơn giản nhất có thể (nhưng phải hiểu được và bao quát) về một cách giải thích của bạn. Hãy tưởng tượng bạn đang giải thích nó cho một ai đó khác không biết gì về chủ đề này.
Một khi bạn đã viết được lời giải thích cho điều này, hãy so sánh nó với những gì trong vở bạn đã ghi chép hoặc trong sách giáo khoa. Hãy tìm kiếm những lỗ hổng trong cách hiểu của bạn cũng như những vị trí nơi bạn sử dụng những ngôn ngữ kỹ thuật không cần thiết. Bây giờ, hãy viết lại những giải thích bao gồm tất cả những thông tin mà bạn đã lỡ mất và hãy đơn giản hoá mất kỳ biệt ngữ nào.
Nếu bạn sử dụng quy trình này như một phần trong cách học của bạn, bạn chắc chắn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi, các buổi thảo luận trên lớp và một số dạng bài tập đánh giá khác.
🌟Hãy sử dụng kỹ thuật “rubber ducking” (kỹ thuật gỡ rối) khi bạn vướng mắc phải một vấn đề.
Kỹ thuật Feynman rất tuyệt vời đối với việc ôn tập cho kỳ thi, nhưng còn khi bạn đang chật vật với việc giải quyết vấn đề thì sao? Một công cụ hữu ích khác bạn có thể sử dụng chính là “rubber ducking” (kỹ thuật gỡ rối).
Kỹ thuật này phổ biến đối với những người lập trình phần mềm và dành cho việc gỡ rối những câu lệnh, “rubber ducking” có nghĩa là giải thích các lệnh, từng dòng một. Trong quá tình giải thích câu lệnh được sử dụng với mục đích gì, người lập trình viên thường sẽ tiếp cận được cách giải quyết.
Trong khi bạn có thể chắc chắn áp dụng được việc này nếu bạn học về lập trình phần mềm. Tôi đã nhận ra nó có thể hữu ích đối với bất kỳ thời điểm nào bạn gặp phải vấn đề cần giải quyết.
Nếu tôi không thể tìm ra cách để thể hiện ý tưởng mình thông qua bài viết tôi sẽ giải thích nó bằng cách nói thành tiếng giống như tôi đang nói chuyện với bạn bè. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này cho toán hoặc các vấn đề liên quan đến khoa học, nói về giải pháp của bạn từng dòng một và xem liệu nó có thể giúp bạn vượt qua được vấn đề hay không.
🌟Đừng mong chờ có thể hiểu ngay lập tức những tài liệu mới.
Các lớp học ở bậc đại học thường giới thiệu cho bạn những tài liệu bạn chưa bao giờ học trước đây. Đó có thể là một môn học chưa được đưa ra ở trường cấp ba (ví dụ như môn địa chất hoặc triết học) hoặc nhiều những chủ đề khó mà các lớp học ở cấp ba chưa thể bao quát hết.
Và bạn có thể nhận ra bản thân tự nghĩ rằng :”Điều này chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi cả, tôi thật ngớ ngẩn”.
Tuy nhiên, đây là một tư duy lỗi. Chỉ vì bạn chưa thể hiểu được một kiến thức mới ngay lập tức không có nghĩa là bạn ngớ ngẩn. Hơn thế nữa, điều này không có nghĩa là bạn có thể thực sự hiểu nó. Và bạn sẽ phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn vào việc nắm bắt nó.
Những lớp học ở đại học thường bao gồm việc học những khái niệm không trực quan và hoàn toàn xa lạ. Nhưng giống như việc bạn chưa từng học đọc hoặc biết cách trừ trong một ngày (hoặc trong một tháng), bạn có thể cần nhiều hơn một ngày (hoặc vài tuần) để có thể nắm bắt được những tài liệu cấp đại học này. Hãy nhìn nhận việc này như một phần của quá trình học tập hơn là tự nhìn nhận về trí thông minh của mình
🌟Hãy thưởng cho mình những niềm vui.
Khi chúng tôi bàn luận về cách để học, chúng tôi thường tập trung vào những gì diễn ra xuyên suốt quá trình học
Nhưng nó vô cùng quan trọng khi có thể dành thời gian đi ra ngoài, rời khỏi việc học để có thể vui chơi và thư giãn. Đương nhiên, điều này có thể giúp giảm stress. Nhưng nó cũng có thể động viên bạn, cho bạn một điều gì đó để mong chờ mỗi khi bạn hoàn thành việc học.
Để chắc chắn rằng bạn thực sự có thể thưởng cho bản thân, chúng tôi khuyên rằng lên lịch cho những “cuộc vui”. Đây là những hoạt động thực sự có thể kích thích bạn hơn là giết thời gian ở đâu đó.
Đây chính là một sự khác biệt giữa việc nghỉ ngơi trong khi bạn làm việc để lướt instagram (ít niềm vui) và việc lên lịch cho những hoạt động vui vẻ sau khi bạn hoàn thành bài tập.
Định nghĩa của “niềm vui lớn” phụ thuộc vào sở thích của từng người. Nhưng dù nó có có ý nghĩa như thế nào đối với bạn đi chăng nữa. Hãy chắc chắn rằng bạn có một chút niềm vui trong cuộc sống hàng ngày (và đặc biệt sau những lúc học hành căng thẳng)
🌟Đừng nhồi nhét cho kỳ thi.
Việc nhồi nhét là một hình thức học tập phổ biến, nhưng tôi không thực sự khuyên bạn nên làm như vậy. Trong khi nó khả thi để có thể nhồi nhét đủ thông tin vào đầu bạn trong một đêm và bạn có thể vượt qua kỳ thi, thì làm như vậy là không hiệu quả và có thể tạo nên những áp lực không cần thiết.
Dựa vào những gì bạn hiểu về cách trí nhớ hoạt động, bạn nên chia việc học một cách hợp lý theo từng khung thời gian học xuyên suốt ngày (hoặc suốt tuần). Điều này có thể cho não của bạn có thời gian để thẩm thấu những thông tin và hiểu nó trong thời gian dài.
Thêm vào đó, việc phân chia việc học có thể cho bạn thời gian để tập trung vào những khái niệm mà bạn chưa rõ nhất và dành thời gian để tự kiểm tra bản thân (thay vì nhìn lướt qua). Việc học nhồi nhét vào đêm trước kỳ thi không thể cho bạn những thời gian nghỉ cho những hoạt động như thế này.
Hơn thế nữa, việc nhồi nhét luôn đem lại áp lực. Thay vì tập trung vào học, sẽ luôn có cảm giác sợ hãi tồn tại sâu thẳm trong bạn rằng bạn không thể nào nhớ đủ. Thêm vào đó, bạn có thể cảm thấy lo lắng khi bạn không đến thi đúng giờ, điều này có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài thi của bạn.
🌟Đừng thức cả đêm.
Tôi đã nghĩ về những người thức đêm khi luật Parkinson đã đưa đến những thái cực không thực tế.
Ngay cả khi bạn có thể hoàn thành một dự án trong một đêm, nó thường sẽ không phải là kết quả tốt nhất mà bạn có thể làm.
Và với việc nhồi nhét cũng thế, việc thức đêm sẽ mang đến áp lực kinh khủng cho cuộc sống của bạn.
Cuối cùng, việc không ngủ có nghĩa rằng bạn sẽ bị giảm đi hiệu quả khi làm bất cứ việc gì vào ngày hôm sau. Điều này thực sự là một tin xấu nếu bạn có nhỡ may thức đêm trước ngày thi.
May mắn thay là việc thức đêm rất dễ tránh. Nếu bạn ghi chú lịch cho tất cả những hạn công việc và lên kế hoạch bắt đầu làm nó vài ngày trước hoặc vài tuần trước hạn chót, bạn sẽ có đủ thời gian để hoàn thành bài tập mà không cần phải giảm thời gian ngủ của bản thân.
🌟Hãy sử dụng thư viện.
Như trong quảng cáo về thư viện tôi từng nói: “Những quyển sách chỉ là một nửa của câu truyện”. Và điều này cũng đúng cho hệ thống thư viện của đại học. Trong khi thư viện là một nơi tuyệt vời để học và tìm kiếm sách cho môn học thì nó cũng là một nguồn hữu dùng đối với tất cả những công việc học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt khi bạn đang phải làm một nghiên cứu, những người trông coi thư viện sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Thư viện của trường tôi cho bạn mượn những kết quả nghiên cứu tham khảo, ở đó những người làm ở thư viện sẽ cùng làm việc với bạn để giúp bạn sử dụng những nguồn tài liệu đó cho dự án của bạn.
Thu viện của bạn có thể có điều tương tự, và tôi thực sự khuyến khích bạn sử dụng nó. Đừng cảm thấy sợ hãi về những người trông coi thư viện, đó là công việc của họ khi giúp đỡ bạn.
(Còn tiếp)
____________________________________
- Tác giả: Ransom Patterson
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh
- Link gốc: TẠI ĐÂY
- Link phần 1: TẠI ĐÂY
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/5020
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 21