Cuối cùng cũng đã hết một ngày làm việc căng thẳng – một ngày bắt đầu với việc bạn phải bận rộn với danh sách to-do list của mình. Bạn chấp nhận bỏ qua những cuộc gọi từ gia đình và bạn bè để tránh cảm giác tội lỗi khi không làm việc và tiếp tục chạy các dự án mới trong lịch trình sau khi hoàn thành xong những dự án cũ. Bạn đã làm mọi cách từ chối những thời gian nghỉ ngơi để có thể tập trung vào năng suất công việc và sự thành công của bản thân. Kết quả là, bạn thường rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn âu lo, có những cơn đau đầu bất chợt, bị phá vỡ giấc ngủ, suy nhược cơ thể, và thậm là kiệt sức.
Đó là những dấu hiệu của chứng “nghiện công việc”. Dưới đây là 5 giải pháp tạm thời bạn nên thử để giảm bớt gánh nặng về tinh thần do chứng nghiện công việc thường gặp ở những người hiện đại.
1. Đi dạo quanh nhà
Sau khi bạn hoàn thành công việc, đóng máy tính lại và rời khỏi bàn làm việc, hãy dành chút thời gian ra ngoài và tản bộ. Đi bộ được xem là một cách để thư giãn tinh thần và cơ thể vô cùng hiệu quả. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ nhanh có thể làm giảm căng thẳng tương tự như cách thuốc aspirin làm giảm đau đầu. Lý do là vì khi bạn đi bộ, não sẽ kích hoạt giải phóng hormon endorphin hoặc các chất hóa học trong não, giúp kích thích sự thư giãn. Chỉ cần đi bộ trong 10 phút cũng có thể mang lại lợi ích giảm căng thẳng bất ngờ đấy.
Nếu năng lượng của bạn đã bị cạn kiệt do khối lượng công việc quá lớn đến mức bạn không thể đi bộ được, bạn có thể thử thiền đi bộ với nhịp độ chậm hơn để thư giãn. Đi bộ trong tỉnh thức có thể được thực hiện với nhiều hình thức. Thiền đi bộ giúp cơ thể và tâm trí của bạn hòa lại làm một và từ đó giúp bạn thư giãn chỉ trong vỏn vẹn 10 phút.
Nhưng nếu bạn muốn thư giãn với ít cử động hơn một chút, hãy thử với một “chiếc chăn giảm lo âu” (weighted blanket).
2. Leo lên một “chiếc chăn giảm lo âu”
Đối với nhiều người, chợp mắt là một “công thức hiệu quả” giúp phục hồi cơ thể và trí não sau nhiều giờ làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn quá nghiện công việc, có thể bạn không dễ dàng bỏ ngang các dự án chưa được hoàn thành và cho phép bản thân chìm vào giấc ngủ.
Về lý thuyết, loại chăn này cung cấp “liệu pháp áp lực”, giúp ổn định hệ thần kinh và giảm nhịp tim khi bạn đang quá căng thẳng. “Liệu pháp áp lực” có thể làm tăng lượng hormone serotonin và oxytocin được giải phóng trong não, giúp mang lại cảm giác thư giãn và yên bình.
Một số chuyên gia khuyên nên nằm dưới một “chiếc chăn có trọng lượng” trong 20-30 phút. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào mức độ thoải mái và thư giãn mà bạn muốn có được. Nhưng một khi bạn đã chui vào trong chiếc chăn dày, bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng “chiếc chăn giảm lo âu”, khả năng cao bạn sẽ không thể thư giãn nhanh được, do đó, bạn có thể kết hợp với nhạc để có được hiệu quả tốt nhất.
3. Nghe nhạc
Nếu bạn nghiện công việc và đang tìm cách giải tỏa căng thẳng do sự tập trung quá cao độ, hãy mở list những bài nhạc yêu thích của bạn và đặc biệt là hãy bật các bài hát nhẹ nhàng. Nghiên cứu cho thấy rằng “âm nhạc khoảng 60 nhịp mỗi phút có thể khiến não của bạn hòa mình vào nhịp”, từ đó tạo ra sóng não alpha. Đây là sóng não có thể giúp bạn thư giãn vô cùng hiệu quả.
Khi chọn nhạc để thư giãn, hãy nhớ rằng đừng chuyển sang nghe một bài nhạc hay giai điệu khác mà bạn không thích chỉ vì khoa học đã nói như vậy. Bởi lẽ, nghe những bản nhạc không hấp dẫn với bản thân có thể có những tác dụng ngược lại.
4. Cười
Động tác mỉm cười vô cùng dễ dàng, nhanh gọn nhưng mang lại vô vàn lợi ích thư giãn. Nghiên cứu cho thấy rằng một hành động đơn giản như mỉm cười có thể giảm cường độ phản ứng căng thẳng của cơ thể và giảm nhịp tim sau các hoạt động căng thẳng. Và những lợi ích này có thể mang lại cho bạn dù bạn có thực sự cảm thấy vui hay hạnh phúc khi cười không.
Bên cạnh đó, khi bạn cười, não sẽ tiết ra dopamine và endorphin. Đây là những hoocmon hóa học giúp làm dịu tâm trạng của bạn, đánh lừa bộ não và giúp bạn cảm thấy thoải mái. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng mỉm cười có thể khiến bạn trông hấp dẫn hơn. Do đó, nếu bạn thực sự muốn thư giãn nhưng không phải làm gì quá kỳ công, chỉ cần mỉm cười. Nếu bạn thực sự muốn “nâng cấp” sự thư giãn của mình, hãy thử mỉm cười khi nằm trên sàn.
5. Nằm trên sàn nhà
Nếu chứng nghiện công việc khiến bạn rơi vào trạng thái kiệt sức nghiêm trọng nhưng bạn quá lười để tản bộ, mở playlist nghe nhạc hay mỉm cười, bạn có thể nằm thẳng trên sàn. Kỹ thuật Alexander (được đặt theo tên một diễn viên) được đưa ra như một phương pháp cụ thể để giải phóng căng thẳng trong cơ là nằm trên sàn.
Kỹ thuật này còn được gọi là Constructive Rest. Khi thực hiện kỹ thuật này, bạn phải đặt lưng trên sàn với đầu gối gấp lại và bàn chân đặt trên sàn. Ngoài việc giúp bạn thư giãn, kỹ thuật này còn hỗ trợ làm thẳng cột sống. Tuy nhiên, đừng nằm quá lâu trên sàn. Nằm trên sàn trong thời gian dài có thể dẫn đến đau nhức và cứng khớp. Bạn chỉ cần thực hiện Kỹ thuật Alexander trong vài phút để cảm thấy thoải mái và hãy cố gắng thực hiện mỗi ngày có thể mang lại kết quả lâu dài.
Kết luận: Chứng nghiện công việc quá mức có thể gây ra rất nhiều căng thẳng và khó chịu khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Đã đến lúc bạn phải can đảm bỏ qua những cảm giác tội lỗi khi không làm việc để có sức khỏe tốt về thể chất lẫn tinh thần. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp đã được khoa học chứng minh để có những phút giây thư giãn tuyệt vời nhé.
______________________
Nguồn:
▪︎ Tác giả: Candace Doby.
▪︎ Link bài viết gốc: TẠI ĐÂY.
▪︎ Dịch giả: Nguyễn Trang Như .
▪︎ Khi chia sẻ cần trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Nguyễn Trang Như – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/5603
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 30