🌻 Tất cả chúng ta khi đi làm đều mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Dù bạn đang ở giai đoạn nào trong sự nghiệp hay nghề nghiệp của bạn là gì, bạn đều có cơ hội để đạt được bước tiến trong tương lai không xa. Đảm nhiệm nhiều trọng trách hơn, kiếm nhiều tiền hơn, có nhiều uy tín hơn, hay bất kể lý do là gì, sự thăng tiến luôn là nền tảng để phát triển sự nghiệp. Vậy phải làm thế nào để có sự thăng tiến trong sự nghiệp?
👉 Dưới đây là 6 mẹo hàng đầu giúp bạn đạt được vị trí cao hơn trong sự nghiệp khi có cơ hội thăng tiến:
1. Tiếp tục xây dựng các mối quan hệ
Xây dựng các mối quan hệ là chìa khóa quan trọng trong tất cả các giai đoạn của sự nghiệp. Xây dựng các mối quan hệ công việc tốt là rất quan trọng cho việc thăng tiến. Mối quan hệ công việc bền vững sẽ giúp thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm và giúp bạn cảm thấy vui vẻ, gắn bó và làm việc hiệu quả hơn. Các yếu tố đó chính là nền tảng của sự thành công.
2. Đảm nhận nhiều công việc hơn
Có một số lý do mà đảm nhận thêm công việc sẽ giúp bạn thăng tiến khi có cơ hội. Đầu tiên, nó giúp bạn tiếp xúc với nhiều dự án, đội nhóm, đồng nghiệp, học thêm được nhiều kỹ năng và làm quen với các quy trình, đồng thời nó cũng cho thấy bạn là một người đáng tin cậy, một đồng đội không ngại làm việc chăm chỉ. Đây là những đặc điểm mà ban lãnh đạo và những người ở vị trí lãnh đạo sẽ lưu ý.
Khi người quản lý của bạn đang đánh giá nhóm và xem xét người mà họ tin rằng sẽ phù hợp cho một vị trí mới, người có khả năng thăng tiến sẽ nằm trong số những người được xem xét. Trên hết, những việc bạn làm là đang xây dựng các kỹ năng, mối quan hệ và một hồ sơ chuyên nghiệp cho mình – đó là việc đôi bên cùng có lợi.
3. Theo dõi thành tích
Một điều mà đến cả những người chuyên nghiệp cũng mắc phải là không duy trì việc theo dõi thành tích của họ. Có bao nhiêu người trong chúng ta khi cập nhật CV hoặc hồ sơ LinkedIn của mình để nộp đơn xin việc và cố gắng nhớ lại mọi thứ chúng ta đã làm trong các năm qua? Hãy theo dõi các dự án bạn đã tham gia, những gì bạn đã làm và bất kỳ kết quả tích cực nào có được từ công việc đó. Ghi lại thành tích của bạn để đến lúc cập nhật CV hoặc trả lời một câu hỏi phỏng vấn hóc búa, bạn sẽ nắm được những thông tin cần thiết.
4. Tiếp tục trau dồi kỹ năng và tham gia khóa đào tạo
Không ngừng cải thiện kỹ năng và tìm kiếm khóa đào tạo là điều mà tất cả những người chuyên nghiệp nên làm chứ không riêng gì những người đang tìm kiếm sự thăng tiến. Có một số cách để giải quyết vấn đề này:
👉 Bạn hãy thể hiện bản thân với các bộ phận khác trong nhóm hoặc doanh nghiệp bằng cách tham gia vào các công việc hoặc dự án.
👉 Hỏi đồng nghiệp về công việc của họ và tìm cách tiếp nhận những thông tin đó. Khi cảm thấy có sự hứng thú đặc biệt với phần việc nào đó, bạn nên tìm cách để bản thân tham gia cùng.
👉 Ngoài ra, bất cứ nơi nào có cơ hội đào tạo, hãy chủ động nắm bắt cơ hội.
5. Duy trì sự chính trực
Bạn sẽ tạo được hồ sơ chuyên nghiệp với cấp quản lý và đồng nghiệp không chỉ bởi việc bạn sẵn sàng nhận việc mà còn bởi cách làm việc với sự chính trực. Bên cạnh đó, có hai điều sẽ nhanh chóng làm xấu danh tiếng của bạn ở nơi làm việc:
👉 Thứ nhất là việc bạn coi thường công việc của người khác và đổ lỗi khi mọi thứ không theo đúng kế hoạch.
👉 Thứ hai, đừng ngại thừa nhận sai lầm của mình và chịu trách nhiệm khi cần. Những người chỉ giỏi đổ lỗi sẽ không bao giờ trở thành những nhà quản lý giỏi, và để thăng tiến, bạn cần có khả năng tiếp thu những lời phê bình mang tính xây dựng và thừa nhận sai lầm.
6. Nộp đơn
Điều cuối cùng nghe có vẻ hiển nhiên nhưng mọi người thường không nộp đơn xin việc hoặc không tự tiến cử bản thân khi có cơ hội. Nếu bạn không nộp đơn hoặc ít nhất cho mọi người thấy được sự quan tâm của bạn với vị trí mới, thì khả năng bạn sẽ bỏ lỡ các cơ hội. Trong một số trường hợp, người quản lý thậm chí có thể đã xem xét bạn là người có tiềm năng phù hợp cho một vị trí nào đó nhưng thấy rằng bạn đang làm tốt vai trò hiện tại của mình nên sẽ tìm kiếm người khác.
Thể hiện rõ sự quan tâm của bạn với vị trí mới là một cách để không nhất thiết phải làm đơn xin việc. Nói chuyện với người quản lý của bạn và cho họ thấy bạn là người có tham vọng và mong muốn bản thân được thăng tiến là một bước quan trọng. Bất kỳ nhà quản lý giỏi nào cũng nên tìm cách giúp bạn phát triển và nâng tầm bản thân, vì vậy hãy cho họ biết rằng bạn rất muốn điều đó.
🌻 Lời kết
Việc thăng tiến là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp mỗi người. Đó không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực, cống hiến trong thời gian dài của bạn mà còn là động lực giúp bạn tiếp tục phấn đấu. Vì vậy hãy cố gắng nắm bắt cơ hội và thể hiện cho nhà quản lý thấy bạn là một ứng viên tiềm năng cho vị trí cao hơn.
—————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
Tác giả: Michael Page
Bài viết gốc: TẠI ĐÂY
Người dịch: Đào Huệ Anh
Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Người dịch: Đào Huệ Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/6479
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 30