Bộ phim “The Secret” đã khiến người ta nghĩ rằng sự khẳng định là tất cả những gì bạn cần để thu hút thành công trong cuộc sống. Chúng ta biết rằng chỉ 8% dân số sẽ theo những nghị quyết cho năm mới, vì vậy chỉ muốn là không đủ.
Dưới đây là 3 lý do dẫn đến sự khẳng định không hoạt động – cũng như là mộ số lời khuyên nhỏ để có thể sử dụng những khẳng định đúng đắn, chúng cũng được liên kết đến người khác và TẤT CẢ được giải quyết để hình thành mục đích và ước mơ của bạn trong thực tế.
- Thiếu sự liên kết
Người ta thường không thật sự liên kết cảm xúc với những thứ mà họ muốn. Mà thường xyên hơn, họ sợ hãi việc tiến về phía trước để đạt được mục đích hơn là tạo ra một sự liên kết cảm xúc mà họ có thể -và sẽ- đạt được mục đích này.
💎 Nỗi sợ giữ cho bạn không thật sự liên kết với những mục đích của bạn
Nỗi sợ có thể đến từ ham muốn thứ gì đó to lớn mà KHÔNG biết cách để đạt được đó. Đó cũng là suy nghĩ không tỉnh táo mà bạn đáng phải nhận. Nỗi sợ đến trong một vài dạng như là, nỗi sợ thất bại hoặc nỗi sợ thành công.
Sự thiếu hụt liên kết có thể tới từ nỗi sợ hoặc sự thật là mục đích đó không phải của bạn – mà là của ai đó khác muốn chúng cho bạn.
💎 Bạn phải thật sự mong muốn nó
Bạn phải muốn nó –và thật sự muốn nó. Mong muốn đạt được một mục tiêu chỉ là thoáng qua và sẽ sớm bị thay thế bởi một mong muốn khác hoặc với sự bào chữa rằng bởi vì bạn có thể cần phải hy sinh những gì để đạt được nó. Bạn phải muốn nó đủ để khiến nó xảy ra.
Một vận động viên Olympic không phải là như thế từ đầu. Họ không trở thành một vận động viên Olympic bởi vì họ được sinh ra với tài năng thiên bẩm hoặc từ việc đọc lại những lời khẳng định trước gương. Họ phải hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống của họ trước những thử thách, và tập luyện chăm chỉ cho những trận đấu. Họ xây dựng một sự liên kết vững chắc với việc mục đích này quan trọng như thế nào đối với họ. Họ sống vì nó và thở vì nó.
Nếu bạn không mong muốn nó đủ, thì nó sẽ không xảy ra. Những thứ khác sẽ ập tới và đánh lạc hướng bạn khỏi mục đích đó. Chỉ một mình sự khẳng định thì trống rỗng nếu không có nổi mức độ liên kết này.
💎 Sự đóng góp là một yếu tố X cho sự liên kết
Xây dựng mối liên kết đó tới từ việc hiểu được rằng tại sao những mục đích đó lại quan trọng, VÀ họ dự định sẽ làm gì để với tới những mục đích này. Cái gì sẽ khác đi trong cuộc sống của họ và ai sẽ được lợi từ nó nữa? Những gì khả thi khi bạn đạt được mục đích này?
Thông thường, niềm đam mê lớn nhất của chúng ta đến từ những đóng góp mà chúng ta đang đóng góp cho người khác. Chúng ta sẵn sàng làm nhiều hơn và có trách nhiệm với người khác hơn nhiều so với bản thân chúng ta.
Có rất nhiều sự xao nhãng mỗi ngày. Đó là lý do tại sao một mối liên kết với mục tiêu của bạn cần phải được thực hiện hằng ngày.
💎 Sự hình dung là những mối nối mạnh mẽ
Một công cụ khác về cách sử dụng sự khẳng định một cách đúng dắn là sự hình dung. Chúng là những mối mạnh mẽ. Chúng ta biết rằng những vận động viên vĩ đại sử dụng sự hình dung như một phương pháp tập luyện để liên kết nối họ với việc thắng được huy chương vàng, thắng giả Super Bowl, làm một động tác siêu khó, thực hiện cú đánh gôn hoàn hảo. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu cũng sử dụng những sự hình dung đấy.
Bằng cách tưởng tượng bạn đang nhận huy chương vàng, giành giải Oscar, bán công ty của bạn hay bất cứ điều gì bạn mơ đến – bạn đã khiến điều đó thành sự thực.
Tôi đã làm việc với một phụ nữ đang được đào tạo để trở thành phi hành gia. Lúc đầu, cô cảm thấy rất khó để hình dung mình đang ở trạm vũ trụ. Cô ấy nói rằng cô ấy đã có một khoảng thời gian khó khăn để cảm thấy cô ấy đang ở đó. Một phần trong thử thách của cô ấy là vượt qua nỗi sợ. Mặc dù được đánh giá 100% đủ điều kiện, cô ấy vẫn không nghĩ cô ấy làm đủ tốt.
Nó có vẻ như là bí truyền. Nhưng không đây là khoa học về não bộ.
- Thiếu niềm tin
Làm sao mà có thể khi những người trúng xổ số, thường bị rơi vào khủng hoảng tài chính? Có phải vì họ nghĩ rằng họ không xứng đáng có được số tiền đó à? Rằng họ không thấy mình đủ giàu có, nên họ tự phá hoại đi sự thành công của mình đến khi không còn gì à?
Đừng cười! Chúng ta đều mắc phải không bằng cách này cũng bằng cách khác mà thôi.
💎 Tự phá hoại là có thật
Một nhà phê bình nội tâm nói với bạn rằng “Bạn không đủ tốt” thường xuyên hơn những gì bạn thừa nhận. Đối với một số người, nó đã đẩy họ đến thành công bằng cách nỗ lực che đậy cảm giác đó. Nhà phê bình của bạn nói với bạn rằng đây là một sự may mắn; bạn không thể làm lại – điều này chỉ đẩy bạn khó khăn hơn.
Đối với những người khác, họ từ bỏ hoặc làm điều gì đó giữa chừng khiến cơ hội thành công của họ bị loại bỏ. “Thấy chưa,” bạn tự nhủ. “Bạn không thể làm được. Bạn không phải theo nó. Bạn không tốt như họ. Đừng bận tâm.”
💎 Thay đổi suy nghĩ của bạn
Bạn phải thách thức tiếng nói nội tâm này, “Tại sao không phải là tôi. Người khác cũng làm giống vậy mà, phải không?”
Kinh nghiệm đầu tiên của tôi về điều này là khi tôi 25 tuổi. Tôi đã may mắn chuyển sang lĩnh vực công nghệ. Tôi là một sinh viên chuyên ngành kế toán và tài chính, nhưng công nghệ là một sở thích phụ của tôi. Hóa ra kế toán và tài chính khiến tôi chán ngán. Tôi đang làm việc cho JP Morgan khi mới tốt nghiệp trong một chương trình đặc biệt, nơi tôi có thể di chuyển trong tổ chức đó ba tháng một lần.
Tôi đã tương tác nhiều với công nghệ trong các dự án của mình, điều mà tôi nhận ra nó thật thú vị. Sau hai năm, họ cử tôi đến Zurich. Tôi yêu nơi đó! Khi dự án của tôi hơn 16 tháng sau và họ muốn gửi tôi trở lại, tôi đã muốn ở lại.
Ngành công nghệ thông tin rất nổi và họ đang mang đến cho bất kỳ ai dù chỉ một chút kinh nghiệm và cơ hội để phát triển bản thân hơn nữa trong lĩnh vực của họ.
Tôi có thể chuyển sang lĩnh vực công nghệ không? Đó là một canh bạc, nhưng TẠI SAO KHÔNG?
Tôi đã chuẩn bị một sơ yếu lý mà nổi bật các khía cạnh công nghệ trong công việc của mình, chẳng hạn như lập trình macro, đánh giá hệ thống mà tôi đã thực hiện trong bộ phận kiểm toán và các dự án đặc biệt khác để đánh giá công nghệ xung quanh việc quản lý và quét dữ liệu.
Nó đã thành công! Kết quả là, tôi đã nhận được một công việc với Arthur Andersen đang phát triển các ứng dụng Lotus Notes. Tại sao không phải là tôi, phải không? Chắc chắn, tôi đã phải rất cố gắng để quen với tiến độ làm việc, nhưng tôi tin rằng mình sẽ làm được.
Hai năm sau, một người nào đó đề nghị tôi tách ra riêng với tư cách là một nhà thầu độc lập và bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Tôi không thấy mình là một doanh nhân vào thời điểm đó. Tôi đang sống ở nước ngoài và tôi không có bằng cấp công nghệ nào cả. Tôi không cảm thấy điều đó là khả thi.
Vào thời điểm này, tôi nghĩ rằng mình không đủ trình độ, không có kỹ năng, tôi đã không thách thức nhà phê bình nội tâm của mình và tôi đã để nó kìm hãm mình.
Một ngày nào đó, tất cả đã thay đổi. Tôi đã đang quản lý một người đến từ Vương quốc Anh với tư cách là một nhà thầu. Anh ấy kiếm được 150 đôla / giờ và tôi kiếm được một phần nhỏ trong số đó. Nhưng tôi là một nhà phát triển giỏi hơn anh ấy. Tôi đã quản lý anh ta, nhưng ANH TA đang kiếm nhiều tiền hơn tôi. Tôi đã thay đổi niềm tin của mình vào ngày hôm đó để tự nói với bản thân “tại sao không phải là tôi?” Nếu anh ấy có thể làm được, tôi cũng vậy!
Tôi không bao giờ hối hận.
Bạn phải thấy mình đạt được mục tiêu; bạn cần phải tin rằng điều đó là có thể. Đôi khi, chúng ta nói rằng chúng ta tin vào điều gì đó, nhưng hành động của chúng ta lại cho chúng ta biết điều khác.
Có một vài cách để có được sự đột phá hoặc quan điểm mới để thay đổi niềm tin của bạn.
- AHA- bạn có thể đợi đến thời điểm-aha, mà một khi nó tới bạn tự hỏi tại sao mất quá lâu để bạn có thể nhận ra nó.
- THỬ THÁCH CHÍNH NHỮNG GÌ BẠN NÓI- Đừng chấp nhận những gì bạn nói với chính mình. Hãy thách thức nó. Byron Katie có một tuyển tập lớn những câu hỏi như: Nó có thực sự là sự thật hay không? Vượt ra khỏi góc tối và sự nghi ngờ?
- SỰ HÌNH DUNG: Tạo ra những hình dung có liên quan nhiều đến việc bạn đã đạt được những mục tiêu này. Đó là một bài tập tuyệt vời để giúp bạn tin rằng bất cứ điều gì là có thể. Nó cũng liên kết bạn với mục tiêu của mình ở cấp độ sâu nhất, như đã mô tả ở trên.
- NGƯỜI CỐ VẤN: Tìm một người cố vấn – người mà nhìn thấy những khả năng trong bạn, những khả năng mà bạn chưa thấy được. Cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy chính mình thông qua lý tưởng của họ, đây là một người đã đạt được những gì bạn đang hướng tới. Sau đó, họ có thể hướng dẫn bạn những việc nên làm và không nên làm để đến đó nhanh hơn.
- Thiếu kế hoạch
Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền cho một chuyến du lịch đặc biệt, một nhà nghỉ mát hoặc cho con bạn đi học đại học, bạn nên lập kế hoạch. Bạn xác định số tiền bạn cần tiết kiệm cho mỗi lần trả lương để đảm bảo rằng bạn đang dành những khoản tiền cần thiết.
Khi bạn luyện tập cho một cuộc chạy marathon, bạn cũng phải lên kế hoạch. Bạn lập một kế hoạch dinh dưỡng và một lịch trình luyện tập để bạn biết mình chạy được bao nhiêu dặm mỗi tuần.
Nguyên tắc tương tự cũng đúng trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Nếu bạn muốn đạt được một mục tiêu, bạn phải lập kế hoạch cho nó. Khi bạn đã có kế hoạch, bạn sẽ dễ dàng thực hiện nó hơn rất nhiều. Biết cách sử dụng các câu khẳng định cũng liên quan đến việc lập kế hoạch.
💎 Con nai trước những ánh đèn pha
Tôi đã làm việc với một khách hàng rất đam mê và có một ước mơ LỚN (thực tế là rất lớn). Ông muốn phát triển một công ty trị giá hàng tỷ đô la hỗ trợ các cựu chiến binh, trẻ em và động vật.
Jim Collins gọi nó là BHAG. Anh ấy đã hình dung và cảm thấy mình đang ở trên đỉnh thế giới khi ở trong trạng thái đó. Anh ấy nói rằng anh ấy tin rằng điều đó là có thể – nhưng anh ấy vẫn chưa thực hiện một bước nào để biến mục tiêu của mình thành hiện thực. Khi mà tôi hỏi những gì anh ấy đã làm cho đến nay, anh ấy thậm chí chưa bao giờ tình nguyện cho một tổ chức từ thiện ở những khu vực này.
Điều đó làm tôi khó hiểu. Bạn chắc chắn đã nghe nói rằng khi lý do TẠI SAO nó đủ lớn, CÁCH sẽ xuất hiện. Không đâu. Đó là lý do tại sao khẳng định là KHÔNG đủ. Bạn có thể muốn nó và thậm chí nhìn thấy nó, nhưng bạn cũng phải lên kế hoạch cho nó.
Anh như một con nai trong ánh đèn pha. Tôi đoán rằng sự khổng lồ của tất cả khiến anh ta không biết phải làm gì để đạt được điều đó. Nó khiến anh ấy bị đóng băng.
Sau khi tìm hiểu thêm, niềm tin của anh ta là trở ngại đầu tiên khiến anh ta không thể thực hiện được kế hoạch của mình. Anh ấy đã có một vấn đề sâu sắc mà sau khi được nâng cao nhận thức, đã giúp anh ấy hiểu ra rằng anh ấy có thể bắt đầu tạo ra sự khác biệt ngay bây giờ.
Anh ấy mở lòng về việc tạo ra các bước ban đầu cho kế hoạch của mình dựa trên một câu chuyện nhỏ mà tôi nghe được vào đêm tốt nghiệp lớp 4 của con gái tôi. Truyện có tên “Câu chuyện về Sao biển”.
💎 Các mốc quan trong khiến một kế hoạch có thể hoạt động được
Bạn cần vạch ra kế hoạch cho bản thân để có thể tạo ra những cột mốc quan trọng. Mối liên kết và sự hình dung của bạn phải bao gồm chúng. Các vận động viên thấy mình đang luyện tập và thực hiện cú đánh hoàn hảo, cũng như nhận được huy chương vàng. CẢ HAI thành phần đó làm cho nó có thật.
Các mốc quan trọng này cũng cho phép bạn tập trung vào những gì sắp xảy ra tiếp theo. Điều này có thể khiến bạn vượt ra khỏi vùng an toàn mỗi lần một chút. Nhưng họ nên tạo ra động lực – tinh thần và thể chất.
💎 Giải trình ra bên ngoài là cần thiết
Những người thành công nhất trên thế giới: vận động viên, nhà lãnh đạo, doanh nhân và những người hoạt động hàng đầu trong mọi lĩnh vực, đều tìm kiếm trách nhiệm giải trình từ bên ngoài.
Nếu bạn cam kết với mục tiêu của mình, bạn sẽ cần sự hỗ trợ từ những người khác như huấn luyện viên, người cố vấn, đồng đội, v.v. Bạn cần đảm bảo rằng bạn tạo ra một môi trường để thành công. Điều đó cũng đòi hỏi phải lập kế hoạch trước.
Để duy trì kỷ luật, cống hiến và quyết tâm đạt được mục tiêu, bạn cần tạo cho mình những thói quen nào? Ai cần hỗ trợ bạn? Bạn cần tránh những phiền nhiễu nào?
Hiểu cách sử dụng các câu khẳng định với sự kết nối, niềm tin và lập kế hoạch sẽ làm cho nó hoạt động. Xác nhận kết nối của bạn với mục tiêu, tin rằng điều đó là có thể (thực tế là đã xảy ra – bạn chỉ đang bắt kịp nó) và có một kế hoạch được thực hiện tốt.
—————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Trần Công Ẩn
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Công Ẩn – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/7464
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 20