“Ta không nên sống theo cách dừng chân tại nấm mồ một cách an toàn với mong muốn nằm xuống trong một hình hài đẹp đẽ và đầy đủ, mà là dốc hết sức lực, hoàn toàn hao mòn, lướt nhanh qua những khói bụi và rồi lớn tiếng tuyên bố“ Chà! Chuyến đi đã quá! ” – Hunter S. Thompson
Chắc bạn cũng biết rằng ta chỉ sống một lần, nhưng bức màn phủ nhận nặng nề khiến bạn sống trong nỗi sợ hãi về cái chết từng giây mỗi ngày.
Phần lớn thì điều này khá có ích. Nếu không có nó, chắc chúng ta sẽ run rẩy mà trốn dưới giường vì sợ phải ra ngoài – thay vào đó ta sẽ dành hết thời gian tính toán khả năng ta tử vong trong một tai nạn sập giường.
Nhưng sự phủ nhận cũng có một mặt trái.
Nó khiến chúng ta sống qua ngày mà hầu như không nhận thức được rằng ta cần phải làm gì đó thật to lớn, vì một ngày nào đó lựa chọn này sẽ không còn nữa.
Vậy làm thế nào để biết liệu bạn có đang bị cái sự phủ nhận to lớn kia ngăn cản bạn sống một cuộc sống giống như một chuyến đi hoang dã như dự định không?
Bạn cần phải kiểm tra các mục tiêu của mình.
Điều này chẳng phải việc sống một cách bạt mạng hay không chịu sống một cách yên ổn, mà nó là về việc bạn liên tục đưa bản thân đến giới hạn của vùng an toàn và thúc đẩy bạn hướng tới những gì bạn muốn trong cuộc sống của mình.
Có nghĩa là đặt ra những mục tiêu thật hoành tráng cho bản thân.
💎Làm thế nào để biết mục tiêu của bạn quá nhỏ? Dưới đây là 7 cách để ước lượng:
1. Những mục tiêu của bạn không làm cho bạn sợ hãi
Như tôi đã nói, việc đặt mục tiêu thật hoành tráng không phải là sống một cách bạt mạng – không phải ai cũng hứng thú với việc nhảy dù – mà nó là việc phấn đấu cho những thứ thúc đẩy bạn.
Việc bị ép làm một cái gì đó lớn lao thường là rất đáng sợ đối với hầu hết chúng ta.
Sẽ có những nảy sinh về nỗi sợ thất bại, nỗi sợ thành công và nỗi sợ sự thay đổi. Những nỗi sợ hãi đó rất bình thường, nhưng trở thành nạn nhân của chúng sẽ khiến bạn mắc kẹt tại điểm dừng đó trong cuộc sống.
Nỗi sợ hãi là căn nguyên khiến cuộc sống của chúng ta trở nên nhỏ bé, nhưng khi bạn có thể giải quyết được chúng thì bạn sẽ được sống như những gì bạn muốn. Hãy hiểu và vượt qua nỗi sợ hãi để đặt ra và đạt được những mục tiêu lớn bạn đặt ra.
2. Mục tiêu của bạn không có tính sáng tạo.
Nếu mục tiêu của bạn không mang lại cảm giác sáng tạo, thì có thể là chúng quá nhỏ.
Tại sao?
Bởi vì những mục tiêu không có tính sáng tạo có nghĩa là bạn chỉ đang cố gắng đạt được điều tương tự như những người khác. Có lẽ bạn chưa thực sự ép bản thân mình nghĩ về những gì bạn muốn làm. Nói tóm lại, bạn chỉ đang là một kẻ ăn theo.
Bạn không cần phải là người định hướng trong mọi thứ bạn làm. Bạn không cần phải là người định hướng. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng những mục tiêu bạn đang đặt ra cho mình thực sự là của bạn, không phải bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh bạn .
Mặc dù chúng ta rõ ràng là sản phẩm của môi trường xung quanh ở một mức độ nào đó, nhưng nếu bạn có thể sống thật với chính mình, bạn sẽ thấy rằng chí ít thì một số mục tiêu của mình là độc đáo, là sáng tạo – chứ không phải rập khuôn từ mục tiêu của mọi người xung quanh bạn.
3. Bạn có thể dễ dàng hình dung được cách bạn sẽ đạt được chúng như thế nào.
Mục tiêu lớn thì sẽ rất lớn. Như cây cao. Như núi rộng. Có nghĩa là nếu đứng ở gốc thì sẽ thật khó để nhìn thấy phần ngọn.
Nếu bạn đã có thể nhìn thấy toàn bộ mục tiêu của mình, thì nó vẫn chưa đủ lớn.
Việc có mục tiêu lớn và mục tiêu nhỏ là rất quan trọng, nhưng nếu mục tiêu lớn của bạn không phải là siêu lớn, thì đã đến lúc bạn thay đổi cách nhìn nhận chúng.
Khi một mục tiêu khiến bạn nghĩ “Làm thế quái nào mà làm được?”, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng hướng.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải ở đúng vị trí. Nếu bạn chọn một cái gì đó mà bạn cảm thấy nó bất khả thi đến mức bạn không tin rằng mình có thể đạt được hoặc không chắc mình có thực sự muốn điều đó nếu nó xảy ra, thì có thể bạn đã đi quá cảnh giới đặt mục tiêu và tiến vào thế giới ảo mộng.
Vì vậy, ví dụ bạn đặt một mục tiêu lớn là trở thành tác giả có sách bán chạy nhất. Quá tuyệt! Sẽ tốn khá nhiều công sức để thực sự tìm ra cách biến điều đó thành hiện thực. Một mục tiêu lớn hoàn hảo.
Nhưng bạn sẽ đặt chân vào thế giới ảo mộng khi bạn quyết định rằng mục tiêu đó không đủ lớn cho đến khi bạn trở thành tác giả bán chạy nhất mọi thời đại – trong vòng sáu tháng.
Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mục tiêu của bạn là một mục tiêu đủ lớn nhưng không quá lớn.
4. Bạn có thể tự đạt được những mục tiêu đó.
Mục tiêu lớn là những thứ không xảy ra được mà không có sự trợ giúp. Những cá nhân đã đạt được một điều gì đó vĩ đại đều cần sự giúp đỡ và bạn cũng sẽ như vậy .
Có rất nhiều hình thức giúp đỡ. Nó có thể là bạn cần một người trông trẻ khi bạn đến trường hoặc bạn cần một ai đó đó để khơi gợi cho bạn về những ý tưởng kinh doanh của bạn.
Dù sao đi chăng nữa, những người vĩ đại nhất – từ nghệ sĩ, doanh nhân, nhà văn đến nhà phát minh – họ đều có những người họ tin tưởng, dựa vào và cùng làm việc để đạt được mục tiêu.
Vì vậy hãy nhớ rằng, nếu bạn có thể tự đạt được mục tiêu nào đó, thì có lẽ mục tiêu đó không đủ lớn.
5. Sau cuối, bạn vẫn là bản thể cũ của chính mình.
Nếu có một thứ để miêu tả về việc đạt được một mục tiêu lớn, thì chính là điều đó đã thay đổi bạn.
Bạn không chỉ có thành tích đáng tự hào, mà còn nhận ra rằng bạn đã giải quyết được nỗi sợ hãi – hoặc đối mặt với nỗi sợ thành công.
Dù thế giới mới của bạn là gì thì nó cũng sẽ giúp bạn đối mặt với thách thức mới, và nó cũng thúc đẩy bạn đặt ra những mục tiêu lớn mới cho bản thân.
Đến cuối cùng, về cơ bản thì bạn đã thay đổi theo hướng tốt hơn, vì bạn sẽ có thêm sự tự tin, sự hiểu biết về bản thân và nhiều sự khôn ngoan hơn.
6. Không ai nói với bạn rằng bạn bị điên.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đặt mục tiêu lớn cho bản thân? Mọi người sẽ nói với bạn rằng bạn thật điên rồ.
Không phải lúc nào họ cũng nói thẳng ra, nhưng họ sẽ nói những câu như “Bạn có chắc bạn muốn làm điều này không?” hoặc “Tôi biết một chút về . . . (một lựa chọn nào đó khiêm tốn hơn)
Thường thì họ làm điều này để bảo vệ bạn. Họ yêu bạn và không muốn thấy bạn bị tổn thương hay thất bại. Nhưng khi nó xảy ra, bạn có thể chắc chắn về một trong hai điều này:
- Bạn đã quyết định làm một điều gì đó điên rồ.
- Hoặc hai, Bạn đã có cho mình một mục tiêu cực kỳ lớn.
Nếu không ai nói rằng bạn điên rồ, có thể là tất cả mọi người trong cuộc sống của bạn đều cực kỳ cởi mở và sẵn sàng đón nhận cuộc sống, hoặc mục tiêu của bạn không đủ lớn.
Cái nào là của bạn vậy?
7. Bạn không phải vật lộn với bản thân về việc từ bỏ mỗi ngày.
Khi bạn đang thực hiện một mục tiêu lớn, bạn sẽ nghĩ đến việc từ bỏ. Rất nhiều lần. Nếu BẠN nghĩ rằng bạn bị điên (xem lại số 6). Bạn tự hỏi liệu điều đó có đáng không, liệu bạn có bao giờ thành công hay không, hay bạn chỉ đang lừa dối bản thân, hay bạn là một kẻ ngốc.
Nhưng nếu mục tiêu của bạn thật nhỏ, bạn sẽ chẳng suy nghĩ gì về những điều trên. Có thể bạn sẽ bỏ cuộc vì buồn chán, vì quên mất mục tiêu của mình đã từng tồn tại, hoặc vì bạn bị phân tâm với một thứ khác, nhưng một mục tiêu nhỏ sẽ không khiến bạn phải đặt câu hỏi về việc liệu anh trai của bạn có đang nghiêm túc về việc bạn bị cụng đầu hay không lúc nhỏ.
Các mục tiêu lớn khiến bạn tự hỏi bản thân liệu mình có ổn không, bởi vì chúng quá khó để đạt được. Bạn liên tục dự tính về việc bỏ cuộc – nhưng bạn lại không làm vậy, vì bạn quá đam mê với mục tiêu lớn này tới mức cái ý nghĩ về việc không thực hiện được nó khiến bạn phát điên.
Nếu mục tiêu của bạn nhỏ hơn điều này, thì nó không đủ lớn rồi.
💎Đừng chỉ đặt những mục tiêu nhỏ
Đặt ra những mục tiêu lớn có vẻ thật đáng sợ và sẽ tốn rất nhiều thời gian để đạt được, nhưng những mục tiêu lớn mới thực sự thúc đẩy bạn trở thành một động lực trong cuộc sống của chính mình.
Đặt ra những mục tiêu nhỏ cũng làm bạn nhỏ bé hơn. Thay vào đó, hãy đặt tầm nhìn của bạn cao hơn một chút so với mức bạn nghĩ, và hành động!
Bây giờ hãy nói cho tôi biết, mục tiêu lớn của bạn là gì? Tôi rất muốn nghe về những dự định của bạn ở phần bình luận bên dưới!
—————
Xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/7-signs-your-goals-are-too-small.html
- Người dịch: Trần Việt Thắng
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là ” Người dịch: Trần Việt Thắng – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8157
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 18