Quan hệ nhân sự hướng đến tầm quan trọng trong việc phát triển và duy trì môi trường làm việc tích cực, “níu chân” các nhân viên cũng như thúc đẩy tăng hiệu suất công việc. Tạo ra mối quan hệ nhân sự mà con người là yếu tố trọng tâm dưới cách tiếp cận quản lý của bạn sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của một nền văn hóa nơi làm việc một cách hiệu quả mà ở đó thúc đẩy nhân viên tiến bộ và cống hiến nhiều hơn. Phát triển kỹ năng quan hệ con người có thể giúp bạn điều chỉnh phong cách quản lý của mình nhằm mục đích đặt con người là nhân tố trọng tâm.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn luận sâu về khái niệm thế nào là quan hệ nhân sự, đồng thời lý giải tại sao mối quan hệ nhân sự lại vô cùng quan trọng tại chốn làm việc và gợi ý cho bạn một số kỹ năng nhân sự cụ thể mà bạn nên chú trọng phát triển chúng.
🎯Thế nào là mối quan hệ nhân sự?
Quan hệ nhân sự ám chỉ tới khả năng tương tác một cách lành mạnh với người khác và tạo dựng những nền tảng các mối quan hệ vững chắc. Đứng từ góc độ của những nhà quản lý trong một công ty, nó gợi sự liên tưởng đến quá trình tạo dựng các hệ thống cùng với các kênh truyền thông nhằm đảm bảo mối quan hệ nhân viên nhóm cũng như những mối quan hệ một – một. Bên cạnh đó, mối quan hệ này còn bao gồm cả quá trình đào tạo mọi người cho những vai trò cụ thể, đáp ứng những nhu cầu của họ, giải quyết mâu thuẫn xung đột giữa các nhân viên hoặc giữa các nhà quản lý với nhân viên của họ và gây dựng lên một văn hóa nơi làm việc tích cực.
🎯Tại sao mối quan hệ nhân sự lại quan trọng?
Quan hệ con người có vị thế vô cùng quan trọng trong kinh doanh bởi rất nhiều lý do, chúng bao gồm:
Năng suất của nhân viên: khi mà giữa một người quản lý ở công ty và các nhân viên của anh ấy có mối quan hệ tích cực và hỗ trợ lẫn nhau thì hiệu suất làm việc tất yếu sẽ tăng lên rất nhiều. Chưa dừng lại ở đó, khi các nhân viên phụ thuộc vào nhau trong công việc, điều đó sẽ tác động trực tiếp đến năng suất. Nếu như nhân viên cảm nhận rằng họ được tôn trọng và được công nhận vì những gì họ đã cống hiến cho sự thành công của công ty, họ sẽ luôn có xu hướng đầu tư vào chất lượng của công việc hơn.
Động lực: khi các nhân viên nhận ra việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công việc sẽ làm cho họ cảm nhận rằng mình được đánh giá cao và có giá trị, họ sẽ được tiếp thêm động lực để tiếp tục phát huy.
Nhận thức tích lực: kỹ năng giao tiếp và giao tiếp giữa các cá nhân sẽ tác động đến nhận thức mà các nhân viên khác nghĩ về năng lực của họ nhằm tạo ra những sự cống hiến tích cực tại chốn làm việc. Một thái độ và nhận thức tích cực của một nhân viên có thể mở ra những cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Giữ chân nhân viên: các nhân viên cảm nhận được rằng bản thân họ được tôn trọng bởi người chủ của mình thường có xu hướng gắn bó với công việc của họ lâu dài hơn. Bằng cách vận dụng các quan hệ con người sẽ thiết lập ra một cảm giác tin tưởng lẫn nhau và nâng cao giá trị của nhau, một công ty tạo ra một môi trường làm việc mà ở đó các nhân viên cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân và ít có xu hướng “đứng núi này trông núi nọ”.
Sáng tạo: Tại nơi làm việc, sự sáng tạo thường phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên trong việc giao tiếp và trao đổi ý tưởng với các đồng nghiệp của họ. Bằng việc tạo ra một văn hóa công sở tích cực cũng như nuôi dưỡng những mối quan hệ và làm việc đội nhóm, một doanh nghiệp có thể khuyến khích sự sáng tạo và phát triển nhanh hơn các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng.
🎯Các kỹ năng quan hệ nhân sự
Bằng cách phát triển các kỹ năng quan hệ con người trọng tâm, các nhà quản lý và nhân viên đều có thể vừa gây dựng vừa duy trì các mối quan hệ một cách vững chắc hơn trong lực lượng lao động cũng như duy trì được một môi trường làm việc tích cực. Dưới đây là những kỹ năng quan hệ con người quan trọng nhất:
1. Giao tiếp
Giao tiếp là một phương diện vô cùng quan trọng trong bất kỳ môi trường làm việc nào. Tuy nhiên, kỹ năng này đặc biệt quan trọng với những người trên cương vị là một nhà lãnh đạo. Bằng khả năng truyền đạt hiệu quả của mình với các nhân viên, bạn có thể đảm bảo rằng nhân viên sẽ cảm thấy mình có giá trị và có động lực để thực hiện công việc của mình. Các nhà quản lý có thể đạt được điều này thông qua truyền đạt dạng viết như các lời chú giải, thư điện tử cũng như qua các cuộc đối thoại một – một. Bằng cách truyền tải thông điệp đến người khác và đồng thời lắng nghe một cách có chủ đích và thấu cảm, các nhà quản lý có thể nuôi dưỡng niềm tin, sự uy tín của mình. Bên cạnh đó, nhân viên sẽ cảm thấy thân thiết hơn với quản lý của mình nếu như họ sẵn lòng bày tỏ những quan điểm cá nhân và cảm xúc của mình và từ đó thôi thúc người khác hành động theo.
Các nhà lãnh đạo nên nên điều chỉnh ngôn từ của mình sao cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này có nghĩa rằng học cần điều chỉnh cách chọn lọc từ ngữ phụ thuộc vào người mà họ đang trao đổi cùng. Ví dụ, nếu nếu họ đang trao đổi với một giám đốc điều hành cấp cao, họ nên sử dụng phong cách giao tiếp trang trọng hơn là khi họ nói chuyện với một thành viên trong nhóm của họ hoặc với khách hàng. Một cách khác để điều chỉnh phong cách giao tiếp của bạn là phản ánh phong cách giao tiếp của người mà bạn đang nói chuyện cùng. Tìm kiếm những sở thích chung giữa bạn với họ và phù hợp với lập trường thể chất cũng như giọng nói của họ.
2. Thấu cảm
Thấu cảm là một trong những kỹ năng quan trọng khác trong mối quan hệ nhân sự cho phép bạn bày tỏ những cảm nhận chân thật trong việc thấu hiểu cảm giác hoặc thách thức mà người khác đang trải nghiệm. Sự thấu cảm cho phép bạn nhìn nhận tình huống từ góc độ của họ và giúp họ cảm thấy rằng họ có thể tin tưởng bạn. Bằng cách nhìn nhận một tình huống từ quan điểm của họ, bạn có thể thể hiện cho họ thấy lòng trắc ẩn và dễ dàng tìm ra giải pháp cho những vấn đề mà họ có thể gặp phải, nếu phù hợp. Điều này có thể củng cố mối quan hệ bạn có với họ.
3. Giải quyết xung đột
Mâu thuẫn, xung đột có thể diễn ra tại chốn công sở khi mà bạn có quá nhiều thành viên nhóm với những tính cách, mục tiêu và thế giới quan khác biệt. Vì lẽ đó, những nhà quản lý phải phát triển tốt kỹ năng giải quyết xung đột. Một khi mâu thuẫn phát sinh, bạn cần phải có năng lực lắng nghe quan điểm của từng cá nhân để họ cảm thấy rằng mình được lắng nghe và thấu hiểu. Khi sự việc đã xảy ra, bạn cần làm việc với các bên để đi đến một giải pháp hợp lý có thể làm hài lòng tất cả. Bằng cách phát triển các kỹ năng này một cách thành thạo, bạn có thể hỗ trợ làm bền chặt các mối quan hệ của nhân viên trong nhóm bạn cũng như duy trì hoặc hồi phục lại bầu không khí hòa hảo nơi công sở.
4. Đa nhiệm
Các nhà lãnh đạo phải có khả năng xử lý đa nhiệm, đôi khi là cạnh tranh, ưu tiên trong khi vẫn đúng thời hạn. Họ cũng thường bị gián đoạn với các câu hỏi và phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ ngoài dự kiến một cách thường xuyên. Họ có trách nhiệm đảm bảo rằng công việc của họ được hoàn thành và cũng đảm bảo rằng công việc trong thời gian của họ được hoàn thành một cách kịp thời.
Tổ chức
Các nhà lãnh đạo cần có khả năng quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả và làm việc hiệu quả, đặc biệt là khi họ đang làm việc trên nhiều ưu tiên với thời gian có hạn. Tổ chức có thể ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của môi trường làm việc. Nó bao gồm năng lực của người quản lý trong việc đảm bảo cho không gian làm việc thực tế của họ được ngăn nắp cũng như tổ chức các quy trình của họ để chúng hoạt động hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn. Các nhà quản lý thường chịu trách nhiệm duy trì hồ sơ nhân viên và điền vào các thủ tục giấy tờ. Kỹ năng tổ chức là rất quan trọng để có thể đảm nhiệm tất cả các trách nhiệm này.
5. Đàm phán
Kỹ năng đàm phán rất quan trọng trong việc giúp các bên đạt được các thỏa thuận thống nhất. Các nhà quản lý thường chịu trách nhiệm giúp đạt được các thỏa thuận giữa các nhà cung ứng và công ty của họ, đàm phán các đề nghị tuyển dụng hoặc thậm chí chỉ quản lý các quan điểm đối lập. Phương pháp phản ánh được mô tả ở trên có thể giúp các nhà quản lý trở thành những nhà đàm phán thông thái hơn.
6. Kiểm soát căng thẳng
Vì các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm thỏa mãn kỳ vọng của các bên liên quan, quản lý một nhóm người và ưu tiên công việc của họ để đạt được các mục tiêu của công ty, họ thường xuyên phải đối mặt với các tình huống căng thẳng. Vì lý do này, các nhà quản lý cần được trang bị các kỹ năng quản lý căng thẳng hiệu quả và có thể giữ bình tĩnh trước áp lực. Bằng cách tích cực sử dụng các kỹ thuật quản lý căng thẳng và mô hình hóa chúng cho nhóm của mình, họ có thể giúp duy trì một môi trường làm hòa thuận, ngay cả khi một nhóm đang chịu áp lực cao.
—————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/resumes-cover-letters/human-relations-skills
- Người dịch: Đinh Thị Thanh Loan
- Khi chia sẻ cần phải dẫn nguồn là “Người dịch: Đinh Thị Thanh Loan – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8185
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 12