Khi chuẩn bị tìm công việc đầu tiên, bạn có thể tạo thư xin việc cho mỗi lần ứng tuyển. Thư xin việc của bạn sẽ khiến cho người quản lý tuyển dụng sắp xếp một cuộc phỏng vấn với bạn khi bạn cho thấy mình là người phù hợp với công việc như thế nào. Trong bài viết này, chúng tôi giải thích thư xin việc là gì, những gì cần bao gồm nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc và cung cấp một số ví dụ.
Thư xin việc cho một học sinh trung học là gì?
Thư xin việc là một tài liệu dài một trang có phần trang trọng mà bạn có thể gửi kèm theo sơ yếu lý lịch để giải thích lý do tại sao bạn quan tâm đến một vị trí nào đó. Thư xin việc thường có ba hoặc bốn đoạn và làm nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệm bạn có thể mang lại cho công ty. Thư xin việc của bạn là bản mở rộng dựa trên sơ yếu lý lịch của bạn để cung cấp cho người quản lý tuyển dụng thêm chi tiết. Bạn cũng nên bao gồm các chi tiết về lý do tại sao bạn quan tâm đến công việc và công ty. Một số công ty yêu cầu cần có thư xin việc, một số thì liệt kê nó như một tài liệu tùy chọn và những công ty khác thì không yêu cầu gì cả. Tuy nhiên, việc bao gồm thư xin việc có thể cho người quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn là người chuyên nghiệp và có tổ chức.
Các phần của thư xin việc
Thư xin việc được định dạng giống như thư thương mại. Dưới đây là các phần khác nhau để đưa vào thư xin việc của bạn.
Ngày và thông tin liên hệ
Viết ngày bạn viết thư và thông tin liên lạc ở góc bên trái. Bạn sẽ cung cấp các thông tin khác nhau, tùy thuộc vào việc bạn đang gửi bản sao hình ảnh hay bản sao giấy của thư xin việc.
Nếu bạn đang gửi thư xin việc của mình bằng hình ảnh, bạn nên bao gồm thành phố và tiểu bang, số điện thoại và địa chỉ email của bạn:
Ngày Tên Thành phố, Bang Số điện thoại
Địa chỉ email
Trong trường hợp bạn cần gửi thư xin việc bằng giấy, hãy sử dụng định dạng thư thương mại truyền thống bằng cách bao gồm toàn bộ địa chỉ của bạn và thông tin chi tiết của công ty. Cấu trúc sẽ như thế này:
Ngày tháng
Tên của bạn Địa chỉ đường phố Thành phố của bạn, Tiểu bang, Mã ZIP Số điện thoại của bạn
Địa chỉ email của bạn
Tên quản lý tuyển dụng Tên công ty Tên công ty Địa chỉ đường phố công ty
Thành phố công ty, Tiểu bang, Mã ZIP
Lời chào
Bắt đầu bức thư của bạn bằng cách nhắc đến người quản lý tuyển dụng. Một số công ty liệt kê người quản lý tuyển dụng trong danh sách việc làm hoặc trên trang web của họ. Bạn cũng có thể gọi cho công ty để hỏi tên của người quản lý tuyển dụng. Khi viết lời chào, bạn có thể sử dụng họ và tên của họ thay vì sử dụng “Bà” hoặc “Ông. Điều này giúp bạn tránh đoán giới tính của họ. Lời chào của bạn có thể giống như: “Robin Alvarez thân mến.”
Nếu bạn không thể tìm thấy tên của người quản lý tuyển dụng, bạn có thể sử dụng lời chào “Thân gửi quản lý tuyển dụng.” Tránh sử dụng những lời chào như “Ông hoặc bà thân mến” hoặc “Kính gửi những ai quan tâm”, vì chúng đã lỗi thời.
Đoạn mở đầu
Bạn nên sử dụng đoạn đầu tiên để giới thiệu bản thân và mô tả lý do tại sao bạn quan tâm đến vị trí ứng tuyển và công ty. Nêu tên công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển và liệt kê các từ khóa trong danh sách công việc phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn (hoặc đó là những kỹ năng bạn muốn phát triển). Hãy cho người quản lý tuyển dụng biết vị trí đó có thể giúp bạn hướng tới mục tiêu nghề nghiệp như thế nào và những khía cạnh nào của công ty phù hợp với giá trị hoặc sở thích của bạn. Đoạn mở đầu của bạn nên thể hiện sự hào hứng của bạn khi được trao cơ hội.
Bạn cũng nên nói về việc bạn tìm thấy vị trí này thông qua đâu, bao gồm cả việc bạn có được một nhân viên khác giới thiệu hay không.
Thân bài
Trong phần tiếp theo, hãy tập trung vào những kỹ năng và trình độ khiến bạn trở thành ứng viên lý tưởng cho vị trí này. Sử dụng một hoặc hai đoạn văn để mô tả kinh nghiệm và nghiên cứu trước đây của bạn đã giúp cho bạn những gì trong vị trí mới này. Thay vì lặp lại các gạch đầu dòng trong sơ yếu lý lịch của bạn, hãy mở rộng một vài kỹ năng hoặc dự án cụ thể, có liên quan để minh họa lý do tại sao bạn là người phù hợp nhất cho công việc này.
Kết thúc đoạn văn
Đoạn cuối cùng thì bạn nên cảm ơn người quản lý tuyển dụng đã dành thời gian và sự cân nhắc của họ. Bạn có thể tóm tắt các bằng cấp của mình và cho họ biết bạn rất mong nhận được phản hồi từ họ.
Kết thúc và ký
Kết thúc một cách trang trọng, nhưng thân thiện, theo sau là họ và tên của bạn. Tránh những câu kết quá trìu mến hoặc thân mật. Ví dụ về cách kết thúc tốt nhất mà bạn có thể sử dụng là:
Trân trọng
Tốt nhất
Cảm ơn
Nếu bạn đang gửi một bản sao giấy, hãy đảm bảo để lại đủ khoảng trống giữa phần kết và tên đã in của bạn để ký vào thư xin việc của bạn.
Mẹo định dạng
Thư xin việc là tài liệu chính thức và có định dạng cụ thể. Các nguyên tắc định dạng này sẽ giúp bạn chắc chắn rằng thư xin việc của mình dễ đọc, chuyên nghiệp và tương thích với bất kỳ phần mềm nào:
- Sử dụng phông chữ đơn giản, tiêu chuẩn như Arial, Calibri hoặc Times New Roman
- Sử dụng kích thước phông chữ 10 hoặc 12
- Giãn cách giữa mỗi phần một khoảng trống
- Một trang có không quá bốn đoạn văn
- Lề 1 inch
- Căn bên trái
- Lưu dưới dạng .doc hoặc .PDF để tương thích
- Lưu tệp bằng Tên-Họ-Thư xin việc (ví dụ: George-Calvin-Thư xin việc.pdf)
Những gì cần bao gồm nếu không có kinh nghiệm làm việc
Khi không có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể sử dụng các loại kinh nghiệm khác để chứng tỏ rằng bạn rất phù hợp với công việc. Bạn đã xây dựng nhiều kỹ năng theo thời gian thông qua trường học, hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người khác, sở thích và các hoạt động ngoại khóa.
Một số ví dụ bạn có thể sử dụng bao gồm:
- Các khóa học bạn đã tham gia dạy các kỹ năng liên quan, chẳng hạn như các lớp tin học
- Các lớp học nâng cao có thể cho thấy bạn chăm chỉ như thế nào
- Công việc tình nguyện, bao gồm dạy kèm hoặc gây quỹ
- Các hoạt động ngoại khóa như thể thao hoặc ban nhạc diễu hành
- Các dự án của trường và thành tựu
- Thói quen và sở thích
Thư xin việc mẫu cho các vị trí đầu vào
Dưới đây là danh sách các thư xin việc cho các vị trí thường tuyển học sinh trung học.
——————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/cover-letter-for-high-school-students-with-no-work-experience-with-samples.html
- Người dịch: Nguyễn Ngọc Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Ngọc Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8237
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.