Một số người không nhận ra thành công một cách nhanh chóng bởi vì họ lười biếng. Và một số người không đạt được thành công sớm vì họ chưa xác định được đam mê của mình.
Trong cả hai trường hợp, có sự chậm trễ và có khả năng bị mất tài sản, giải thưởng, sự công nhận và thành tích – hai điều này không giống nhau. Sự lười biếng thường được mô tả bởi sự thiếu nỗ lực, nhưng trong trường hợp một cá nhân chưa xác định được đam mê của mình, họ thường đang nỗ lực ở một mức độ nào đó.
🔥 Lười biếng
Khi bạn không thành công trong cuộc sống hoặc trong việc đặt ra và hoàn thành mục tiêu vì bạn lười biếng, đó là một sự lựa chọn của bạn. Lười biếng là một lựa chọn hành vi mà bạn quyết định. Bạn lựa chọn không làm điều gì đó, hoặc bạn trì hoãn làm điều gì đó, hoặc bạn làm càng ít càng tốt.
Bạn có thể đã tham gia lớp học, đi phỏng vấn, chuẩn bị cho cuộc họp hoặc hoàn thành việc nhà. Tuy nhiên, bạn không cảm thấy muốn làm điều đó, hoặc bạn không muốn làm điều đó.
Mặc dù sự lười biếng thường biểu hiện bằng việc không hành động về thể chất, nhưng nó có thể bắt nguồn từ cảm xúc hoặc trải nghiệm, dẫn đến thiếu hứng thú, thiếu lòng tự trọng, thiếu động lực và thiếu mục đích. Bất kể xuất phát từ nguồn gốc nào, sự lười biếng là đặc điểm của sự thiếu khát khao thực hiện bất kỳ nỗ lực nào.
🔥 Đam mê
Niềm đam mê thúc đẩy sự nhiệt tình của bạn đối với ai đó hoặc sự quan tâm của bạn đối với điều gì đó. Đó là niềm đam mê thúc đẩy bạn định rõ và hoàn thành mục tiêu, ước mơ và mục đích của mình.
Niềm đam mê là khát khao của bạn và nó là động lực thúc đẩy vì nó bao gồm những thứ nuôi sống trái tim và tâm hồn bạn. Nghị lực giúp bạn phấn đấu khi gặp trở ngại hay ý chí để đứng dậy và thử lại một lần nữa khi bạn gặp thất bại xuất phát từ niềm đam mê của bạn.
Sự nhiệt tình hoàn thành một nhiệm vụ của bạn hoặc theo đuổi một nỗ lực mới được thúc đẩy bởi tình yêu của bạn với một đối tượng hoặc loại công việc cụ thể nào đó
Để có thêm cảm hứng, hãy cùng xem bộ sưu tập các câu trích dẫn về niềm đam mê tìm thấy vị trí của bạn trong cuộc sống.
🔥 Sự khác nhau giữa lười biếng và xác định đam mê
Với sự lười biếng, mục đích, động cơ, sở thích hoặc lòng tự trọng là rất ít (nếu có). Mức độ tham vọng và mong muốn đạt được hoặc làm bất cứ điều gì rất thấp. Nếu không có khát khao thì sẽ không có động lực để hành động; thay vào đó, bạn nói với bản thân rằng người khác sẽ sửa, tìm ra và hoàn thành nó.
Vì vậy, bạn chờ đợi và chờ đợi một điều gì đó sẽ xảy ra. Bạn trì hoãn, và càng trì hoãn, bạn càng trở nên không có động lực. Do đó, bạn mất hứng thú và ý chí phấn đấu để phát triển, mở rộng hoặc cải thiện.
Trong những trường hợp bạn chưa xác định được đam mê của mình thì có sở thích. Bạn có thể cảm thấy bế tắc và đang tìm kiếm bước tiếp theo, nhưng điều then chốt ở đây là bạn đang tìm kiếm mức độ tiếp theo. Bạn vẫn chưa tìm được chìa khóa phù hợp để mở cánh cửa. Tuy nhiên, bạn có khát vọng và bạn đang tìm kiếm hướng đi. Bạn đã không từ bỏ, chấp nhận kém hơn hoặc quyết định không làm gì cả. Bạn đang tìm kiếm câu trả lời.
Khi bạn chọn sự lười biếng, bạn quyết định chấp nhận cho dù đó không phải lựa chọn tốt nhất. Bạn chấp nhận các điều kiện không đạt chuẩn. Bạn từ bỏ những cơ hội đáng chú ý. Bạn có lý do bào chữa cho mọi thứ không xảy ra hoặc đã xảy ra sai sót. Bạn có thể giải thích lý do tại sao bạn không bao giờ hoàn thành bất cứ điều gì. Bạn đổ lỗi cho sự kém may mắn cho mọi thất bại. Tuy nhiên, ngày càng nhiều, bạn thấy rằng mình thậm chí không thể bắt đầu.
Tuy nhiên, khi bạn chưa xác định được đam mê của mình, chưa tự hài lòng hay chấp nhận thất bại, bạn đang tìm kiếm điểm xuất phát. Vì thế, bạn thử những thứ khác nhau. Bạn có thể thay đổi chuyên ngành trong trường đại học nhiều lần. Bạn cũng có thể thay đổi công việc và nghề nghiệp nhiều lần. Tuy nhiên, bạn không ngừng hành động. Bạn không bỏ qua các cơ hội. Bạn hoan nghênh các cơ hội bởi vì bạn tiếp tục cố gắng xem những gì sẽ phù hợp.
Khi bạn thể hiện sự lười biếng, bạn nói, “Tôi không thể”, “Tôi không muốn” và “Tôi sẽ không làm” Tuy nhiên, khi bạn chưa xác định được đam mê của mình, bạn nói: “Tôi có thể, nhưng cần phải học cách thực hiện”, “Tôi muốn đặt ra và đạt được mục tiêu” và “Tôi sẽ tìm thấy vị trí và mục đích của mình.”
Một người lười biếng không có động lực để đạt được, trong khi một người chưa tìm thấy niềm đam mê của họ có khát vọng thành công cháy bỏng và họ đang tìm kiếm phương hướng.
Khi bạn lười biếng, bạn chấp nhận bất kỳ kết quả nào bởi vì bạn không có niềm tin để cải thiện, nhưng những người không lười biếng mà chỉ là chưa tìm thấy niềm đam mê của mình thì lại sử dụng kết quả của mọi tình huống như một chỉ dẫn để đo lường mức độ quan tâm của họ và xác định xem họ nên dừng lại hay tiếp tục tìm kiếm.
Người lười biếng là người ở trong tình trạng được lựa chọn biểu hiện bằng việc không hành động và không có mong muốn đạt được thành công. Một người chưa xác định được đam mê của mình thường liên tục làm việc và thử các lựa chọn khác nhau (mặc dù một số lựa chọn không thành công) với mong muốn thành công.
———————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Phạm Thu Ngân
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thu Ngân – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8464
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 16