Khả năng xác định và giải quyết vấn đề vốn là một kỹ năng phổ biến có thể giúp ích bạn trong nhiều môi trường làm việc. Sẽ là một bất lợi lớn nếu bạn quên đề cập đến các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn khi viết sơ yếu lý lịch. Việc sở hữu kỹ năng hữu ích này và biết làm thế nào để thể hiện nó trong sơ yếu lý lịch có thể sẽ là một điểm cộng lớn và gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận các kỹ năng giải quyết vấn đề là gì, tại sao những nhà tuyển dụng lại đánh giá rất cao những kỹ năng này, làm thế nào để liệt kê những kỹ năng giải quyết vấn đề trên sơ yếu lý lịch và đồng thời cung cấp cho bạn một ví dụ cụ thể rõ ràng.
🔥Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể được hiểu là khi bạn có khả năng xác định một vấn đề và từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho nó. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau để đạt hiệu quả tối đa. Dưới đây là một số những ví dụ về những loại kỹ năng giải quyết khác nhau và những kỹ năng khác liên quan đến nó:
👉 Sự phân tích
Phân tích là một kỹ năng có thể nhanh chóng xác định nguyên nhân của một vấn đề. khi bạn phân tích quy trình làm việc của mình, bạn có thể xác định được các lĩnh vực là mình cần cải thiện. Một số những mâu thuẫn không dễ dàng nhận thấy nhưng lại có thể chỉ ra điểm kém hiệu quả trong quy trình làm việc của bạn, và từ đó bạn sẽ biểu hiện tốt hơn vào lần sau. Việc phân tích cũng rất quan trọng khi đề ra các giải pháp liên quan đến công việc, vì việc sửa chữa lỗi sai thường đã hỏi mức độ lập kế hoạch cao.
👉 Giao tiếp
Giao tiếp là là kỹ năng khi bạn nhanh chóng truyền đạt được ý tưởng của mình cho đồng nghiệp. Bởi vì hầu hết các công việc đều cần đến làm việc nhóm, khả năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp và làm việc hiệu quả hơn. Biết cách giao tiếp có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề vốn sẽ ảnh hưởng đến nhiều nhóm trong công ty vì nó tác động đến quá trình xác định vấn đề, tìm ra giải pháp và thực hiện nó.
👉 Lên kế hoạch
Lên kế hoạch là kỹ năng suy nghĩ các bước hoặc các hoạt động nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Trong khi nhiều vấn đề ở nơi làm việc có thể nảy sinh một cách bất ngờ, một số thì có thể lường trước được. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn xử lý các vấn đề trước khi chúng trở nên không thể quản lý được. Lập kế hoạch cũng dẫn đến sự thành công theo những cách khác nhau, chẳng hạn như khi chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp trong công việc của bạn.
👉 Đưa ra quyết định
Quyết định là khả năng nhanh chóng đánh giá các lựa chọn mà bạn có và xác định giải pháp tốt nhất trong số đó. Việc sở hữu kỹ năng đưa ra quyết định một cách sáng suốt sẽ giúp bạn giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến công việc một cách nhanh chóng. Trong một số trường hợp, nó còn có thể giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nhìn chung, có kỹ năng này có thể giúp bạn trở thành một nhân viên quan trọng đối với nhà tuyển dụng.
👉 Sự sáng tạo
Sáng tạo cho phép bạn hình dung ra các vấn đề và phát triển các giải pháp một cách độc đáo mà không phải ai cũng có thể làm được. Việc trình bày các giải pháp mà các thành viên khác trong nhóm chưa nghĩ tới có thể chứng minh được giá trị của bạn đối với công ty. Các giải pháp sáng tạo thậm chí có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc và năng lượng cho nhà tuyển dụng, do đó, việc đề cập đến khả năng sáng tạo của bạn trên sơ yếu lý lịch hoặc trong quá trình phỏng vấn sẽ giúp ích cho bạn đáng kể.
🔥Tại sao những nhà tuyển dụng lại đánh giá cao kỹ năng giải quyết vấn đề?
Kỹ năng giải quyết vấn đề cho phép bạn sửa chữa những vấn đề có thể tiêu tốn một lượng lớn thời gian và tiền bạc của nhà tuyển dụng. Từ những vấn đề nhỏ nhặt dẫn đến sự kém hiệu quả đến những thất bại to lớn có thể cản trở sự sản xuất của cả công ty, chính vì thế, khả năng xác định nhanh chóng và chính xác một vấn đề, đồng thời tìm ra giải pháp và thực hiện nó sẽ giúp nhà tuyển dụng của bạn tiết kiệm một khoản doanh thu bị mất. Tuy vậy, trên hết cả, khả năng này giúp bạn nhanh chóng hoà nhập trong môi trường làm việc với mọi người. Vì vậy, thay vì khiến vấn đề tệ hơn, giải quyết chúng với tư cách một nhóm sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng của bạn hơn.
Nhìn chung, đa số những nhà tuyển dụng đều ưu tiên những ứng cử viên độc lập và có khả năng tự giải quyết vấn đề tốt. Ngay cả khi một vấn đề vượt ra ngoài phạm vi công việc của bạn, việc có thể xử lý nó một cách nhanh chóng có thể chứng tỏ giá trị của bạn đói với mọi người và nhà tuyển dụng.
🔥Nên liệt kê những kỹ năng xử lý vấn đề trong sơ yếu lý lịch như thế nào?
Đề cập đến khả năng giải quyết vấn đề trong sơ yếu lý lịch sẽ cải thiện khả năng được ứng tuyển của bạn. Nếu bạn muốn gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, có một số ít những yếu tố khác mà bạn có thể đưa vào. Ví dụ, khi muốn giải thích về khả năng giải quyết vấn đề của mình, bạn có thể cung cấp thêm ví dụ bên cạnh liệt kê ra các kỹ năng sơ yếu lý lịch. Dưới đây là những cách mà bạn có thể nhấn mạnh kỹ năng giải quyết vấn đề trong sơ yếu lý lịch.
1. Đề cập chúng trong phần lịch sử làm việc
Khi viết đến lịch sử làm việc, bạn hãy đề cập đến những lần mà bạn sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và cho kết quả tích cực, chẳng hạn như giúp tiết kiệm tiền và thời gian cho công ty. Sau đây là một số những ví dụ cụ thể:
Lịch sử làm việc
Johnson Auto Makers, Giám đốc sản xuất
Tháng 1 2019 – Tháng 2 2020
Xác định những điểm kém hiệu quả trong cách bố trí nhà máy và thực hiện các giải pháp thúc đẩy giúp tăng 10% tỉ lệ sản xuất
Đào tạo các cuộc hội thảo dành cho nhân viên, giúp giảm thiểu khiếu nại về Nhân sự đến 20%
Giám sát đội ngũ gồm 500 nhân viên
Việc đề cập đến kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn trong sơ yếu lý lịch sẽ thể hiện rõ cách bạn xác định vấn đề và tìm ra biện pháp như thế nào để cải thiện hiệu suất chung và lợi nhuận của công ty.
2. Đừng quên ví dụ trong phần kinh nghiệm học vấn
Đa số các sơ yếu lý lịch đều bao gồm một phần về giáo dục. Trong khi mọi người thường ghi các chi tiết như học trường gì, năm tốt nghiệp và điểm trung bình, bạn có thể thêm vào đó những kỹ năng giải quyết vấn đề một cách gián tiếp. Dưới đây là ví dụ sẽ hướng dẫn bạn cách ghi các kỹ năng này như sau:
Học vấn
Đại học Brookstone
Tháng 9 2010 – Tháng 6 2014
Tham gia đội tranh luận cấp trường và đủ điều kiện tham gia cuộc thi quốc gia mặc dù thua các thành viên trong nhóm
Giữ được mức điểm trung bình 3,5 và liên tiếp lọt vào danh sách của Trưởng Khoa mặc dù khuôn viên trường gặp sự cố phải đóng cửa.
Các ví dụ thực tế và cụ thể về kỹ năng giải quyết vấn đề đã giúp bạn thế nào trong việc gia tăng giá trị sơ yếu lý lịch của bạn thay vì chỉ đơn giản là liệt kê chúng trong phần kỹ năng.
3. Liệt kê những kỹ năng thể hiện khả năng giải quyết vấn đề
Tương tự, một sơ yếu lý lịch cũng sẽ có mục kỹ năng. Thay vì bạn chỉ viết “xử lý vấn đề”, bạn hãy thêm vào các kỹ năng liên quan hỗ trợ bạn trong quá trình giải quyết các vấn đề hiệu quả. Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:
Kỹ năng
Phân tích logic
Khả năng giao tiếp hiệu quả
Tổ chức chuyên sâu
Lập kế hoạch chu đáo
🔥Ví dụ sơ yếu lý lịch kỹ năng giải quyết vấn đề
Dưới đây là một ví dụ cụ thể cho sơ yếu lý lịch kỹ năng giải quyết vấn đề
David Johnson, New York, New York, 214-961-3013
davidjohnson@email.com
*Tóm tắt chuyên môn Chuyên gia tận tâm với kinh nghiệm quản lý và phong cách lãnh đạo tập trung vào giải quyết các vấn đề trước khi chúng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.*
Kỹ năng
- Giao tiếp nhóm hiệu quả
- Lên kế hoạch
- Kỹ năng phân tích
- Kiên nhẫn
- Lắng nghe chủ động
Học vấn
Cử nhân ngành Khoa học quản trị kinh doanh, trường Đại học Silverstone
Tháng 9 2012 – Tháng 6 2016
Đội trưởng đội cờ vua, tổ chức các cuộc thi quốc gia mặc dù các thành viên ngừng tham gia
Duy trì điểm trung bình 3,5 trong khi làm việc cho quỹ tài trợ giáo dục
Kinh nghiệm làm việc
Quản lý sản xuất, công ty Dệt Anderson, New York, NY
Tháng 9 2019 – nay
Xác định các điểm kém hiệu quả trong cách bố trí nhà máy và thực hiện các giải pháp giúp tăng số lượng sản lượng lên 10%
Tạo ra buổi hội thảo dành cho nhân viên giúp giảm 20% tỉ lệ các khiếu nại về Nhân sự
Giám sát đội ngũ gồm 50 nhân viên
Giám đốc tầng, công ty Dệt Anderson, New York, NY
Tháng 7 2016 – 2019
Thực hiện các chính sách nhằm tăng hiệu suất mà sau đó được áp dụng trên toàn công ty
Quản lý liên lạc giữa nhà cung cấp nguyên liệu và khách hàng khi phát sinh tranh chấp phát sinh về quy trình sản xuất
Giám sát đội ngũ gồm 20 nhân viên
———————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
Bài viết gốc: Conflict Resolution Skills: Definition and Example
Người dịch: Hứa Tỉnh Như
Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hứa Tỉnh Như – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8606
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 38