Có các kỹ năng phù hợp có thể là yếu tố cần thiết để thành công trong lĩnh vực nhân sự và quản lý nguồn nhân lực. Những kỹ năng này có thể mang lại cho bạn sự tự tin cần thiết để hoàn thành công việc nhân sự của mình. Tìm hiểu thêm về các kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực giúp bạn biết những kỹ năng nào cần cải thiện trước khi thêm chúng vào sơ yếu lý lịch của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi xác định các kỹ năng nhân sự, xem 10 ví dụ và chứng minh tầm quan trọng của chúng trên sơ yếu lý lịch và trong công việc.
Kỹ năng quản trị nhân sự là gì?
Kỹ năng quản trị nhân sự là những kỹ năng liên quan đến công việc hàng ngày của các chuyên gia nhân sự. Những kỹ năng này giúp các nhân viên nhân sự cũng như các nhà quản lý tìm kiếm và thuê những cá nhân tài năng, quản lý bảng lương và trao đổi ý kiến giữa quản lý cấp trên và nhân viên cấp dưới. Có thể hoàn thành những nhiệm vụ này tốt hơn nữa góp phần tạo nên một tập đoàn thành công.
10 kỹ năng cho quản trị nhân sự
Có rất nhiều kỹ năng kỹ thuật mà các chuyên gia nhân sự cần phải có. Một số kĩ năng có vai trò cho công việc cụ thể, trong khi những cái khác dàn trải trên các vị trí. Kinh nghiệm của những kỹ năng này có thể giúp bạn trở thành một ứng viên hoặc nhân viên sáng giá hơn. Xem 10 kỹ năng nhân lực này và xem chúng phù hợp với vai trò chuyên môn của bạn như thế nào:
- Phần mềm nhân sự
- Hệ thống quản lý nhân tài
- Tuyển dụng
- Nhập môn
- Phỏng vấn
- Quản lý lương thưởng và phúc lợi
- Lập kế hoạch
- Lập ngân sách
- Quan hệ nhân viên
- Luật công ty
1. Phần mềm quản trị nhân sự
Có vô số chương trình phần mềm quản trị nhân sự giúp tổ chức tốt hơn trong các phòng nhân sự. Đây thực chất là một hệ thống quản lý nhân viên phân bổ dữ liệu cá nhân và nghề nghiệp cho từng nhân viên. Với ngày càng nhiều công ty chuyển sang sử dụng công nghệ để quản lí dữ liệu nhân viên của họ tốt hơn, các chương trình phần mềm quản trị nhân sự là một kỹ thuật tuyệt vời để thêm vào sơ yếu lý lịch của bạn. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể đưa phần mềm quản trị nhân sự vào bộ phận của họ hoặc nếu họ đã có phần mềm nhân sự, điều đó cho thấy bạn đã có kinh nghiệm sử dụng các chương trình này.
2. Hệ thống quản lý nhân tài
Hệ thống quản lý nhân tài là chương trình phần mềm giúp các chuyên gia nhân sự quản lý quá trình tuyển dụng nhân viên mới, ghi lại và quản lý hiệu suất của nhân viên cũng như theo dõi những đóng góp của họ cho công ty. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời, đặc biệt đối với những người đang tìm kiếm các vị trí trong quản lý nhân sự hoặc lập kế hoạch quản trị nhân sự vì nó cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn biết cách sử dụng phần mềm để tìm kiếm, giới thiệu và giữ chân những nhân tài hàng đầu cho công ty.
3. Tuyển dụng
Tuyển dụng là quá trình công ty tìm kiếm những cá nhân có năng lực cho các vị trí. Đây là một kỹ năng kỹ thuật quan trọng đối với các chuyên gia nhân sự vì một số công ty có một bộ phận nhân sự dành riêng cho việc tuyển dụng nhân viên. Bằng cách đề cập kĩ năng tuyển dụng trong sơ yếu lý lịch của bạn, bạn thể hiện mình là một chuyên gia nhân sự có chuyên môn trong quy trình tuyển dụng. Điều này càng giúp nhà tuyển dụng nhận định bạn là một người có thể xác định được những ứng viên tốt nhất cho công ty của họ.
4. Nhập môn
Nhập môn là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả quá trình mà các chuyên gia nhân sự đào tạo nhập môn cho nhân viên mới được tuyển dụng vào công ty bằng cách giải thích các giá trị của công ty, chính sách, các gói phúc lợi và thậm chí cả nhiệm vụ công việc cụ thể của nhân viên mới. Quản trị nhân sự có một vai trò thiết yếu trong quá trình này nhằm giúp nhân viên mới xác lập bản thân trong công ty. Bằng cách đưa kĩ năng nhập môn vào danh sách các kỹ năng nhân sự của mình, bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn biết cách đào tạo nhập môn nhân viên mới vào công ty và giúp họ thích nghi với hoàn cảnh của mình, về cơ bản tạo nền tảng vững chắc cho vị trí của họ.
5. Phỏng vấn
Đôi khi các trưởng bộ phận hoàn thành các cuộc phỏng vấn cho nhân viên mới, nhưng các công ty cũng có thể nhờ các thành viên của bộ phận nhân sự để phỏng vấn các ứng viên. Đây là lý do tại sao kĩ năng phỏng vấn có thể là một kỹ năng tuyệt vời cho hồ sơ của bạn. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng có các kỹ năng liên quan khác như lắng nghe tích cực, đánh giá, giao tiếp và khả năng ứng xử để bạn có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn một cách hiệu quả.
6. Quản lý lương thưởng và phúc lợi
Trách nhiệm của bộ phận nhân sự bao gồm quản lý phúc lợi của nhân viên và phân phối tiền bồi thường nếu nhân viên cần thời gian nghỉ vì khuyết tật, ốm đau hoặc mang thai. Bằng cách đưa các kỹ năng như quản lý lương bổng hoặc phúc lợi của nhân viên vào sơ yếu lý lịch của mình, bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có kinh nghiệm lựa chọn các gói phúc lợi, quản lý và phê duyệt đơn xin nghỉ việc cũng như sắp xếp các khoản đãi ngộ và phúc lợi của công ty thành một format dễ đọc để nhân viên tham khảo.
7. Lập kế hoạch
Lập lịch trình là một kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực vì nhiều lý do. Đầu tiên, bộ phận nhân sự có thể chịu trách nhiệm lên lịch các ngày đào tạo quan trọng hoặc các buổi thuyết trình về nhân sự cho nhân viên mới và hiện tại để thảo luận về các thủ tục mới hoặc giải quyết các chủ đề tại nơi làm việc như quản lý thời gian. Khi nhà tuyển dụng nhìn thấy kĩ năng lập kế hoạch trong danh sách các kỹ năng của bạn, họ có thể kết luận rằng bạn là một người có tổ chức với khả năng theo dõi nhiều thời hạn hoặc sự kiện.
8. Lập ngân sách
Lập ngân sách là một kỹ năng ngụ ý khả năng quản lý một khoản tiền của bạn và phân chia nó một cách chiến lược trong một khoảng thời gian cho các lĩnh vực phù hợp. Các chuyên gia nhân sự có trách nhiệm quản lý tiền lương, phúc lợi và các tài chính khác của công ty, đòi hỏi phải lập kế hoạch chiến lược. Ngoài ra, các nhà quản lý nhân sự có thể chịu trách nhiệm xử lý ngân sách bộ phận và chi tiêu nó một cách khôn ngoan cho các chương trình phần mềm và đồ dùng văn phòng. Bằng cách đưa kĩ năng lập ngân sách vào trong sơ yếu lý lịch của mình, bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người có trách nhiệm, người có thể xác định và ưu tiên những lĩnh vực cần tiền nhất.
9. Quan hệ nhân viên
Một khía cạnh quan trọng khác trong công việc của một chuyên gia nhân sự bao gồm khuyến khích các tương tác tích cực trong nội bộ nơi làm việc, cho dù là giữa nhân viên, bộ phận hay người quản lý và nhân viên của họ. Liệt kê kĩ năng thúc đẩy quan hệ giữa các nhân viên trong sơ yếu lý lịch của bạn cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có kinh nghiệm trong việc duy trì một môi trường làm việc lành mạnh, có thể đóng góp thành công cho công ty và năng suất tại nơi làm việc. Hơn nữa, kỹ năng này chỉ ra rằng bạn cũng có khả năng trong việc tư vấn, vận động nhân viên và các chương trình tại nơi làm việc thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh giữa các đồng nghiệp.
10. Luật công ty
Một kỹ năng khác rất quan trọng đối với các chuyên gia nhân sự bao gồm các chủ đề về luật doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự đóng vai trò là cơ quan chủ quản của một tổ chức. Đó là lý do tại sao các chuyên gia nhân sự cần phải hiểu luật hiện hành của tiểu bang và liên bang liên quan đến việc làm và các tiêu chuẩn của công ty. Bằng cách liệt kê đây là một kỹ năng trong sơ yếu lý lịch của mình, bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có kiến thức mà họ cần để duy trì các tiêu chuẩn làm việc tốt cho nhân viên của họ.
Mẹo cho cuộc phỏng vấn nhân sự
Sau khi bạn tạo một sơ yếu lý lịch và thư xin việc phản ánh khả năng chuyên môn của bạn, nộp đơn xin việc và nhận được lời mời phỏng vấn, bạn nên bắt đầu chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của mình. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn thể hiện tốt nhất trước nhà tuyển dụng:
Xem xét tài liệu ứng tuyển của bạn
Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn trực tiếp các câu hỏi liên quan đến các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhân sự hoặc trình độ giáo dục giúp bạn đủ tiêu chuẩn để làm việc trong bộ phận nhân sự. Vì lý do này, bạn nên xem lại sơ yếu lý lịch và thư xin việc của mình trước buổi phỏng vấn để nhắc nhở bản thân về những gì bạn đã nộp. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để trả lời các câu hỏi liên quan đến tài liệu ứng tuyển của bạn.
Thực hành một cuộc phỏng vấn với một người bạn
Phỏng vấn thực hành cho phép bạn nhận được phản hồi về câu trả lời và phong thái tổng thể của bạn. Thực hành một cuộc phỏng vấn với một người bạn hoặc thành viên gia đình mà bạn biết sẽ cho bạn phản hồi mang tính xây dựng. Một cuộc phỏng vấn thực hành cũng có thể giúp bạn đánh bóng câu trả lời của mình cho chính cuộc phỏng vấn thực tế.
Luyện tập lộ trình đến địa điểm phỏng vấn
Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra ở một thành phố hoặc khu vực mà bạn không quen thuộc, bạn nên dành thời gian thử đi lại một vài lần. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về lộ trình sẽ đi và khoảng thời gian để đến đó. Nếu bạn định sử dụng phương tiện giao thông công cộng, điều này có thể giúp bạn xác định tuyến đường hiệu quả nhất để sử dụng.
Đến sớm
Hãy cân nhắc đến sớm từ 15-30 phút trước buổi phỏng vấn của bạn. Nếu bạn đến sớm 30 phút, hãy đợi bên ngoài trong xe của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để bạn tập trung và xem xét các thông tin chi tiết vào phút chót về công ty. Vào tòa nhà khoảng 10-15 phút trước khi cuộc phỏng vấn của bạn diễn ra để đến đúng giờ.
Ăn mặc chuyên nghiệp
Mặc quần áo và phụ kiện màu trung tính đến buổi phỏng vấn để người phỏng vấn có thể tập trung vào những gì bạn phải cung cấp.
Thảo luận về những kinh nghiệm cụ thể làm nổi bật chuyên môn của
bạn
Trước khi phỏng vấn, hãy nghĩ về một vài ví dụ trong sự nghiệp trước đây của bạn để làm nổi bật kỹ năng nhân sự của bạn. Trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể đưa ra các ví dụ cụ thể mà bạn đã sử dụng ngân sách hoặc giúp nhân viên thích nghi với công việc mới của họ, để người phỏng vấn có thể hình dung rõ hơn về phạm vi năng lực của bạn.
Hòa nhã
Hãy đảm bảo rằng bạn cho họ thấy bản chất hòa nhã của mình, vì điều này rất quan trọng đối với một chuyên gia nhân sự. Hãy mỉm cười, gật đầu và hãy cứ là chính mình để nhà tuyển dụng có thể thấy bạn sẽ tương tác với nhân viên của công ty như thế nào.
—————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả về những chia sẻ bổ ích!
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Trần Thị Ngọc Ánh
- Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn là “Người dịch Trần Thị Ngọc Ánh – nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8758
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 27