Những người phụ nữ luôn cố gắng che đậy giới tính của mình trong thư xin việc – nhằm phủ nhận giới tính của mình trong quá trình tìm kiếm việc làm – có thể đang tự đặt mình vào thất bại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto đã xác định rằng việc loại bỏ đại từ và cố gắng sử dụng nhiều “ngôn ngữ nam tính” hơn có thể phản tác dụng, nó có thể làm cho các ứng viên có vẻ lạnh lùng hoặc đang tính toán với quản lý tuyển dụng.
“Cho dù thế nào đi nữa, bạn cũng sẽ chẳng thể tránh khỏi việc bị chỉ trích”, đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Sonia Kang cho biết. “Nếu phái nam có phong thái cực kỳ tự tin, sẽ chẳng ai quan tâm liệu họ có dễ thương hay không… họ nên hành động cạnh tranh quyết liệt, còn phụ nữ chỉ nên cư xử thân thiện và hòa nhã hơn. Khi bạn đi ngược lại các quy tắc hoặc kỳ vọng, phụ nữ đặc biệt có thể chỉ nhận lại phản ứng dữ dội hoặc sự lên án gay gắt.”
Bài báo cáo trên cũng chỉ ra rằng đàn ông dường như không quản lý được ấn tượng về giới tính của họ chút nào. Họ thường không hay bày tỏ mối quan tâm về loại ngôn ngữ được sử dụng trong thư xin việc của họ – từ “nam tính” so với “nữ tính” – và hiếm khi nghĩ về việc quản lý ấn tượng của họ. Tuy nhiên, họ thường có xu hướng mô tả bản thân bằng cách sử dụng những từ “nam tính” thường xuyên hơn những từ “nữ tính”.
⭐THẾ NÀO LÀ “TỪ NAM TÍNH” VÀ “TỪ NỮ TÍNH”?
Trong khi “từ nam tính” và “từ nữ tính” có vẻ như là hai khái niệm xa lạ với thời đại ngày nay, chúng là một tập hợp con của các hiện tượng xã hội học và khoa học cụ thể, tác động đến người ứng tuyển trong các ngành công nghiệp.
Nghiên cứu đặc biệt này, giống như nhiều nghiên cứu khác về ngôn ngữ giới tính, sử dụng hệ thống Đếm từ điều tra ngôn ngữ (LIWC: Linguistic Inquiry Word Count) để xác định từ và cụm từ nào có vẻ nữ tính hoặc nam tính. Công cụ này đã được sử dụng bởi rất nhiều nhà nhà nghiên cứu để xác định nội dung thuộc về lĩnh vực tâm lý của một số văn bản nhất định trong rất nhiều thập kỷ qua, vì nó có thể tính toán các trạng thái xã hội, tâm lý hoặc hành vi bằng cách đo tần suất của các thuật ngữ phản ánh cảm xúc, cách suy nghĩ và ẩn ý xã hội.
Những lý thuyết đằng sau thuật toán này được phát triển vào những năm 1990 bởi các nhà tâm lý học nhận thức, nhà tâm lý học xã hội và nhà tâm lý học lâm sàng, nhưng vẫn được liên tục cập nhật theo xu hướng thay đổi của văn hóa.
Theo như định nghĩa ngôn ngữ nam tính và nữ tính, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phong cách ngôn ngữ nữ tính có vẻ chứa nhiều cảm xúc và biểu đạt tình cảm nhiều hơn, cả trong nội dung các chủ đề được nói đến và trong từng con chữ được sử dụng. Một nghiên cứu về ngôn ngữ và giới tính trong những bài diễn thuyết thảo luận sử dụng cùng một công cụ LIWC chỉ ra rằng “ngôn ngữ nữ tính” có thể bao gồm việc đề cập ít nội dung hơn và nhiều “từ biểu đạt cảm xúc” hơn, như “nghĩ”, “cảm nhận”, hoặc “tưởng tượng”. Phái nam sẽ có xu hướng đề cập đến nhiều danh từ hơn, từ dài hơn và ít đại từ nhân xưng.
Khi đề cập tới bản thân, phái nữ thường có xu hướng sử dụng những từ như “đồng cảm”, “có ích”, và “thân thiện”. Và kết quả là, họ thường cố tình né tránh việc đề cập đến bản thân theo những cách đó. Thay vào đó, những từ nam tính như “tự tin”, “thẳng thắn” trở nên phổ biến trong một số bức thư xin việc của nữ giới, đặc biệt là nếu nộp đơn ứng tuyển trong các lĩnh vực phái nam chiếm ưu thế, như STEM (Science – Technology – Engineering – Mathematics : Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Toán học).
Thêm nữa, đồng tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Joyce He chia sẻ với Ladders rằng những tính từ nam tính từng được sử dụng để mô tả những ứng tuyển viên thường đề cập những từ như “Có ưu thế, cạnh tranh thi đua, [hoặc] tham vọng” trong khi đó phần mô tả từ nữ tính bao gồm, “đồng cảm, hợp tác, [hoặc] ấm áp”
⭐GIẢI PHÁP TỐT NHẤT: HÃY CỨ LÀ CHÍNH MÌNH
Mặc dù có vẻ như nữ giới tự nhận mình tự tin hoặc tham vọng cũng sẽ được trao cơ hội, Tiến sĩ He đề cập rằng, thật không may, chính điều này đã đặt nữ giới vào một ràng buộc kép. Họ đang cư xử chống lại khuôn mẫu, và miêu tả mình trở nên cứng rắn, tàn nhẫn hơn là hòa nhã hỗ trợ, có thể được coi là “thành thạo hơn, nhưng lại bớt đi phần dễ gần dễ mến.” Điều này làm giảm đi cơ hội nhận được sự thăng tiến hoặc thậm chí được tuyển dụng từ vị trí đầu tiên.
Vậy nên, nếu ngôn ngữ nữ tính khiến bạn trở thành người yếu đuối kém cỏi và ngôn ngữ nam tính khiến bạn trở thành một cỗ máy vô cảm không có trái tim, thì nữ giới cần phải làm gì?
Điều quan trọng nhất, đặc biệt nếu bạn là người nữ giới muốn ứng tuyển vào lĩnh vực mà nam giới chiếm số đông ưu thế như phát triển phần mềm hoặc tư vấn tài chính, là hãy nhận ra rằng nếu bạn không thể giành chiến thắng bằng cách thỏa mãn những kỳ vọng nữ tính hoặc tránh chúng, bạn có thể chỉ cần là chính mình. Cho dù những từ sử dụng cho lĩnh vực công việc và phong cách của bạn là từ nam tính hay nữ tính, chúng nên biểu đạt chính con người bạn, chứ không phải cố gắng che đậy bản thân để làm hài lòng người quản lý tuyển dụng.
Nếu bạn thực sự nhận được một công việc chỉ bằng một lá thư xin việc, bạn chỉ đang thiết lập bản thân phải vào khuôn khổ để làm việc ở một vị trí không phù hợp với bạn, ngay cả khi nó phù hợp với người mà bạn mô tả trong thư xin việc. Vì vậy, hãy thành thật với chính mình, bất kể giới tính của bạn có là gì.
————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8930
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 42