Nếu bạn đang là một học sinh viên đang theo học thẩm mỹ hoặc là một sinh viên mới tốt nghiệp, thì việc viết một CV xin việc sẽ rất có ích cho bạn khi ứng tuyển vào ngành thẩm mỹ. Để viết thành công một CV, bạn cần tìm hiểu về các thành phần của nó và các bước để tạo CV thể hiện kỹ năng và trình độ thẩm mỹ của mình.
💥CV ngành thẩm mỹ là gì?
CV ngành thẩm mỹ là một tài liệu thể hiện các kỹ năng và trình độ của một sinh viên ngành thẩm mỹ. CV được dùng trong quá trình phỏng vấn các công việc thẩm mỹ và các cơ hội thực tập.
💥CV của sinh viên ngành thẩm mỹ bao gồm những yếu tố nào?
Là một sinh viên ngành thẩm mỹ, bạn có thể tham khảo danh sách các thành phần trong CV dưới đây:
- Thông tin liên hệ: Yếu tố đầu tiên của CV là tên và thông tin liên hệ như số điện thoại, địa chỉ email và trang web portfolio (nếu có).
- Mục tiêu hay giới thiệu ngắn gọn: Đây là bản giới thiệu ngắn mô tả kinh nghiệm, kỹ năng và mục tiêu của bạn.
- Kinh nghiệm và nhiệm vụ: Ngành thẩm mỹ cũng yêu cầu bạn cần có kinh nghiệm làm việc trước đây.
- Học vấn: Trình độ học vấn bao gồm các trường thẩm mỹ của bạn.
- Giấy phép: Hãy thêm các giấy phép hành nghề thẩm mỹ nếu bạn đã được cấp
- Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng về chuyên ngành thẩm mỹ và các kỹ năng mềm để giúp nhà tuyển dụng thấy tài năng của bạn.
💥Cách viết CV ngành thẩm mỹ
Dưới đây là các bước để viết một CV ngành thẩm mỹ:
1. Chọn một mẫu CV
Bước đầu tiên để viết một CV là hãy chọn cho mình một mẫu riêng. Các chương trình xử lý văn bản hay các trang web online đều có sắc các mẫu cho bạn lựa chọn. Dưới đây là một vài yếu tố của một CV ngành thẩm mỹ:
- Khoảng trắng: Chọn mẫu CV có nhiều khoảng trắng có thể giúp bạn nhấn mạnh trình độ chuyên môn của mình.
- Không có màu thừa: Bạn có thể chọn mẫu CV chỉ có màu đen và trắng để dễ đọc.
- Phông chữ đơn giản: Một mẫu CV có phông chữ đơn giản giúp nhà tuyển dụng có thể đọc thông tin một cách dễ dàng
2. Điền thông tin liên hệ
Khi đã chọn cong mẫu, hãy điền thông tin liên hệ của mình vào. Bạn có thể làm nổi bật tên tên của mình ở trên đầu rồi sau đó là số điện thoại và địa chỉ email để nhà tuyển dụng liên hệ với bạn.
3. Xem lại thông tin tuyển dụng
Trước khi điền phần còn lại của CV, hãy xem lại bài đăng tuyển dụng để tìm kiếm từ khóa để sử dụng trong CV. Khi có một CV với đầy đủ thông tin lý lịch phù hợp với vị trí công việc, bạn sẽ có những lợi ích sau đây:
- Nhà tuyển dụng thấy bạn đủ tiêu chuẩn: Thông qua các các kỹ năng, trình độ học vấn và phẩm chất mà bạn chia sẻ trong CV, nhà tuyển dụng sẽ thấy rằng bạn có đủ năng lực cho vị trí.
- Nổi bật so với các ứng viên khác: Một lợi ích khác của việc đối chiếu CV với mô tả công việc là cho nhà tuyển dụng thấy các kỹ năng của bạn khác biệt như thế nào so với các ứng viên khác.
- Vượt qua bản quét ATS: Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng hệ thống để quét hồ sơ để tìm kiếm các từ khóa và bằng cấp nhất định. Vì vậy, viết đúng từ khó trong mô tả công việc là rất cần thiết khi viết CV.
Hãy sử dụng các từ khóa trong tin tuyển dụng vào hồ sơ của mình. Ví dụ: một vị trí thẩm mỹ sơ cấp có các từ khóa như “giấy phép thẩm mỹ”, “tạo mẫu tóc” hay “bán chạy hơn”, hãy viết chúng vào CV của mình.
4. Viết giới thiệu ngắn gọn
Một đoạn văn ngắn mô tả các kỹ năng và trình độ chuyên môn tốt nhất của bạn ở đầu CV có thể giúp cho nhà tuyển dụng hiểu hơn về ứng viên của mình. Dưới đây và một vài thông tin cần thiết khi viết phần này:
- Kỹ năng và bằng cấp: Bạn có thể kết hợp kỹ năng và bằng cấp về thẩm mỹ của mình như giấy phép làm nghề và chứng chỉ.
- Kinh nghiệm: Gồm có số năm bạn đã làm việc trong ngành thẩm mỹ. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể để lại cho phần sau.
- Thành tích: Thêm các giải thưởng về thẩm mỹ nếu bạn có, hoặc những giải thưởng tương đương vào đây.
Ví dụ: “Sinh viên tốt nghiệp ngành thẩm mỹ đoạt giải muốn học hỏi các kỹ năng ở vị trí nhà tạo mẫu tóc. Có kỹ năng xuất sắc trong việc nhuộm, cắt và tạo kiểu tóc. Ngoài ra còn có khả năng tư vấn và bán các sản phẩm tóc cho khách hàng.”
5. Mô tả kinh nghiệm làm việc
Tiếp theo là mô tả kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn đã và đang làm việc trong ngành tại trường thẩm mỹ của bạn, bạn có thể điền toàn bộ những kinh nghiệm đã học được thông qua chương trình đào tạo và sắp xếp các nhiệm vụ công việc thành các phần khác nhau vào CV. Nếu như công việc đó không liên quan đến thẩm mỹ, vậy thì hãy nhấn mạnh các kỹ năng có thể áp dụng chuyển giao đối với công việc này.
Khi bạn mô tả nhiệm vụ công việc, bạn có thể kết hợp các từ khóa từ bài đăng tuyển dụng để giúp cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đủ tiêu chuẩn cho vị trí đó.
6. Trình độ học vấn
Nếu bạn vẫn đang theo học trường thẩm mỹ, hãy liệt kê các thông tin như thời gian theo học và tên của cơ sở giáo dục. Nhà tuyển dụng sẽ thấy được mức độ kinh nghiệm của bạn trong ngành thẩm mỹ. Bạn cũng có thể đưa bằng tốt nghiệp trung học hoặc GED vào CV.
7. Các giấy phép và chứng nhận
Một số nơi yêu cầu các bác sĩ thẩm mỹ phải có giấy phép để làm việc. Nếu bạn có bất kỳ giấy phép hoặc chứng nhận nào về thẩm mỹ, hãy ghi nó vào CV cùng với tên và thời hạn của chứng chỉ.
8. Các kỹ năng liên quan
Cuối cùng, bạn có thể liệt kê các kỹ năng có liên quan đến vị trí ứng tuyển vào CV. Dưới đây là một vài các kỹ năng cho hồ sơ của bác sĩ thẩm mỹ:
- Dịch vụ khách hàng
- Cắt tóc
- Tẩy lông
- Nhuộm tóc
- Chăm sóc tóc
- Chăm sóc da
- Makeup trang điểm
💥Mẹo viết sơ yếu lý lịch sinh viên thẩm mỹ
Một vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn viết tốt CV của mình:
- Trung thực: Hãy trình bày đúng các kỹ năng và trình độ của bạn để tạo được lòng tin với nhà tuyển dụng.
- Nhấn mạnh các kỹ năng có thể chuyển giao: Khi chưa có kinh nghiệm, hãy cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn sử dụng các kỹ năng trước đây để áp dụng trong công việc thẩm mỹ. Ví dụ kỹ năng có thể chuyển giao đó là kỹ năng chăm sóc dịch vụ khách hàng.
- Tập trung vào các lợi ích bạn mang lại cho nhà tuyển dụng: Lấy phần mục tiêu và kinh nghiệm để thể hiện giá trị của bạn đối với nhà tuyển dụng với tư cách là một chuyên gia thẩm mỹ. Bạn nên dùng các số liệu để mô tả điều này.
💥Mẫu CV của sinh viên ngành thẩm mỹ
Đây là một mẫu bạn có thể sử dụng để viết CV:
[Họ và tên]
[Số điện thoại]
[Địa chỉ email]
[Giới thiệu ngắn]: [Nói ngắn gọn mục tiêu]
Kinh nghiệm
[Chức vụ], [Tên công ty]
[Ngày bắt đầu] – [Ngày kết thúc]
- [Nhiệm vụ]
- [Nhiệm vụ]
- [Nhiệm vụ]
- [Nhiệm vụ]
[Chức vụ], [Tên công ty]
[Ngày bắt đầu] – [Ngày kết thúc]
- [Nhiệm vụ]
- [Nhiệm vụ]
- [Nhiệm vụ]
- [Nhiệm vụ]
Học vấn
[Chứng chỉ, bằng cấp hoặc loại bằng tốt nghiệp], [Học viện]
[Ngày hoặc năm kiếm được]
[Chứng chỉ, bằng cấp hoặc loại bằng tốt nghiệp], [Học viện]
[Ngày tháng cấp chứng chỉ]
Giấy phép
[Tên giấy phép], [Cơ sở cấp giấy phép]
[Ngày hết hạn]
Kỹ năng
- [Kỹ năng]
- [Kỹ năng]
- [Kỹ năng]
- [Kỹ năng]
💥Ví dụ CV của sinh viên ngành thẩm mỹ
Dưới đây là một ví dụ về CV sinh viên thẩm mỹ, bạn có thể sử dụng làm làm nguồn tham khảo:
Kaylyn Woods
555-555-5555
kaylynwoods@email.com
* Giới thiệu ngắn: Mới tốt nghiệp ngành thẩm mỹ, có kinh nghiệm chăm sóc tóc, da và móng tay và muốn tiếp tục học hỏi. Có kỹ năng chăm sóc khách hàng về các sản phẩm, phương pháp điều trị, phong cách và tư vấn phương pháp để tăng cường sức khỏe cho tóc. *
Kinh nghiệm
Nhà tạo mẫu tóc / sinh viên thẩm mỹ, Salon Trường Thẩm mỹ Simon Jonathan
9/ 2017 – 5/ 2021
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Trao đổi với khách hàng về nhu cầu của họ và trả lời các câu hỏi về các dịch vụ của thẩm mỹ viện
- Tư vấn khách hàng về màu tóc và cách bảo dưỡng tóc
- Bán sản phẩm cho khách hàng để giúp họ chăm sóc tóc tại nhà
Dịch vụ làm tóc
- Cắt và tạo kiểu theo sở thích của khách hàng
- Sử dụng các kỹ thuật điều trị và nhuộm màu để tăng cường sức khỏe tóc của khách hàng
- Sử dụng kéo tông đơ để tạo kiểu tóc theo sở thích của khách hàng
Các dịch vụ khác
- Hỗ trợ bảo trì thẩm mỹ viện như quét và vệ sinh
- Quản lý các các cuộc hẹn đã đặt trước cho khách hàng
Học vấn
AA ngành Thẩm mỹ, Cao đẳng Cộng đồng Merryweather
5 /2021
Bằng tốt nghiệp trung học, trường trung học Merryweather
8 2017
Giấy phép
Giấy phép thẩm mỹ, Bang Delaware
* Hết hạn: 2024 *
Kỹ năng
- Xu hướng tạo kiểu
- Tạo mẫu tóc
- Nhuộm tóc
- Tẩy lông
- Làm thẳng / uốn
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
_____________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Châm Phạm
- Khi chia sẻ cần phải trích nguồn là “Người dịch: Châm Phạm – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8995
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 25