“Sẽ ổn thôi nếu buông tay những người không thể quý trọng bạn. Những người không biết làm thế nào để yêu thương bạn. Những người thất bại ngay cả khi họ đã cố gắng. Sẽ vẫn ổn nếu bạn nhận thấy bản thân không còn có chung cách suy nghĩ và lối sống với họ nữa, bởi vì điều đó có nghĩa rằng bạn đang dần trở nên yêu thương và trân trọng bản thân hơn. Bạn khác biệt với họ bởi vì bạn đang dần sống theo cách bạn muốn. Và điều đó hoàn toàn ổn! Đó là một điều đáng để ăn mừng đấy! 🤩” – Angelica Moone
Tôi đã được giảng dạy về cách yêu gia đình mình và chấp nhận tình yêu mà họ dành cho tôi. Thời gian trôi qua cùng sự trưởng thành, tôi dần nghi ngờ về tình yêu mù quáng này. Sự căng thẳng về mặt tình cảm và tinh thần giữa mẹ và tôi đã bùng nổ ngay sau khi đứa con gái út của tôi chào đời.
Tôi không còn có thể trốn tránh và chỉ có thể chấp nhận việc ở trong một mối quan hệ độc hại, nơi không còn tồn tại cảm xúc và tình cảm. Tôi bắt đầu nhìn nhận mối quan hệ gia đình đầy rối loạn với mẹ tôi qua con mắt của một người vừa trở thành bố mẹ, và tôi dần nhìn mọi thứ theo một cách khác.
Tôi tự hỏi: “Liệu tôi có bao giờ đối xử với con mình một cách thờ ơ và coi thường chúng một cách nhẫn tâm như vậy không?” Rồi cứ thế, nhiều câu hỏi khác mà tôi tự đặt ra luôn có câu trả lời là “không”. Vậy tại sao tôi phải chấp nhận việc này từ người mẹ của tôi? Tại sao tôi lại để cho sự căng thẳng liên tục này chiếm đi quá nhiều thời gian và năng lượng trong cuộc sống của tôi?
Tôi nhìn lại và thấy rằng, giờ đây, tôi đang nuôi hi vọng về một hành động tuyệt vời đầy tình yêu thương từ mẹ. Đứa trẻ bên trong tôi đang cố gắng tìm kiếm tình yêu từ chính người đã sinh ra nó, nhưng con người hiện tại trong tôi lại thấy rằng tình yêu mà tôi thật sự cần chính là tình yêu dành cho bản thân mình.
Những bức tường đại diện cho lòng trung thành trong gia đình đã sụp đổ trong tôi vào 5 năm trước. Tôi và chồng sống tại vùng vịnh và cảm thấy hào hứng khi nghĩ rằng sẽ thật tốt nếu toàn bộ gia đình sống cạnh nhau. Vì thế, trước khi đứa con út của chúng tôi chào đời, chúng tôi quyết định chuyển đến Connecticut sau 15 năm ở California.
Trong khoảng thời gian chúng tôi có kế hoạch chuyển nhà, tôi đã luôn ảo tưởng rằng mẹ tôi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của tôi, nếu như tôi sống cạnh mẹ. Bà ấy thậm chí còn gọi điện cho chúng tôi khi chúng tôi đang đóng gói những thùng đồ cuối cùng để nói với chúng tôi rằng, bà ấy rất vui khi vợ chồng tôi chuyển về cạnh bà ấy, và mẹ có thể sang thăm chúng tôi vào bất cứ lúc nào. Nhưng, mẹ lại chưa bao giờ đến thăm chúng tôi. Tôi đã ảo tưởng rằng, mẹ muốn trở thành một phần trong cuộc sống của chúng tôi.
Chuyện là khi đang lái xe từ Florida – nơi mẹ tận hưởng kì nghỉ đông, mẹ tôi đột ngột bảo rằng bà ấy sẽ ghé thăm gia đình tôi trên đường về ở Massachusetts, và cho tôi mốc thời gian mà mẹ sẽ đến.
Một tuần trôi qua và tôi không nhận được một cuộc gọi hay tin nhắn nào từ mẹ. Mãi đến 3 tháng sau, tôi nhận được một tin nhắn chào hỏi bất ngờ, và điều này không có trong kế hoạch thăm hỏi trước đó.
Vụ việc xảy ra sau thái độ thờ ơ cuối cùng khiến tôi đi đến quyết định, tôi không thể để cho sự tổn thương tiếp tục thao túng tôi nữa. Tôi sẽ phải dạy con mình về những ranh giới nào nếu như tôi không tạo ra những ranh giới lành mạnh với chúng?
Bác sĩ trị liệu đã từng hỏi tôi: “Bạn có lựa chọn một cửa hàng quần áo để mua những món tạp phẩm không?” Khi tôi trả lời “không”, tôi chợt nhận ra rằng tôi chắc chắn sẽ không làm vậy, vậy tại sao tôi lại đang mong chờ một điều gì đó khác ở mẹ tôi?
Tôi đã từng đọc được ở đâu đó rằng con người có thể thay đổi, nhưng những người “độc hại” lại hiếm khi làm được. Những cá nhân “độc hại”, theo câu nói trên, ít khi thay đổi. Bởi vì, nếu như một người không chịu trách nhiệm về những hành vi của họ và thiếu nhận thức về bản thân thì làm sao bạn có thể mong rằng họ sẽ thay đổi chính mình? Sự thay đổi mà tôi chờ đợi không phải là từ mẹ, mà là từ chính tôi.
Lúc đầu, tôi băn khoăn về quyết định chấm dứt mối quan hệ này của mình. Liệu tôi có tàn nhẫn không khi không cho các con biết bà của chúng? Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra mẹ tôi không thực sự là một phần trong cuộc sống của tôi.
Việc tháo bỏ “sợi dây thừng độc hại” này là một hành động thể hiện tình yêu dành cho bản thân tôi. Cho bản thân tôi, cho “đứa trẻ” hiện diện trong tâm hồn tôi, và cho cả những đứa con của tôi, để chúng có thể chứng kiến cảnh mẹ chúng yêu thương bản thân mình đến mức sẽ không cho ai cơ hội để làm tổn thương bà ấy.
Kể từ quyết định ấy, gia đình tôi đã trò chuyện với tôi về quyết định của tôi. Họ kể tôi nghe những câu chuyện về việc bạn bè họ đã cắt đứt mối quan hệ với một thành viên trong gia đình và họ đã ngay lập tức hối hận ngay sau khi người kia qua đời. Nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ rất đau buồn, đúng vậy, tôi sẽ đối diện với niềm đau buồn nhất từ trước đến nay.
Thay vì bám víu vào mối quan hệ độc hại, tôi dạy cho con mình cách kết thúc vòng tròn thờ ơ và tạo ra những ranh giới lành mạnh. Tôi chỉ là đang dạy cho các con mình cách để yêu thương bản thân. 💕
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/ending-my-toxic-relationship-with-my-mother-was-an-act-of-self-love.html
- Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9156
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 23