Nếu bạn đã trải qua hàng tá cuộc phỏng vấn xin việc mà vẫn bị phía nhà tuyển dụng từ chối mãi, thì có thể bạn đang mắc một số lỗi phỏng vấn sau đây rồi đấy. Nhà tuyển dụng có thể sẽ không dung thứ cho những lỗi sai, đặc biệt là khi có quá nhiều ứng viên cho cùng một vị trí. Chính vì thế, hãy cố gắng đừng phạm phải những lỗi sai phổ biến này nhé.
1. Trang phục không phù hợp: Hãy tìm hiểu phong cách trang phục của công ty mà bạn chuẩn bị tới phỏng vấn. Mặc dù một trang phục công sở có thể sẽ là lựa chọn phù hợp nhất, đôi khi ăn mặc kiểu quá đà có thể làm nhà phỏng vấn khó chịu. Chính vì thế, hãy nghiên cứu văn hóa của công ty đó trước và mặc theo đúng kiểu của họ. Nếu bạn không muốn mạo hiểm quá, thì tốt nhất là hãy mặc trang phục chuyên nghiệp. Nhớ rằng ấn tượng đầu tiên chính là chìa khóa cho việc có được nhận vào làm hay không và chính vì lý do này, những gì bạn mặc nên cho thấy rằng bạn thực sự nghiêm túc với công việc và bạn chăm chút bản thân như thế nào.
2. Nói xấu sếp cũ: Nếu bạn được hỏi rằng tại sao bạn muốn rời khỏi công việc trước đó, thì bạn không bao giờ được nói xấu sếp hay đồng nghiệp cũ. Kể cả khi bạn có vài khúc mắc với họ, rất không chuyên nghiệp khi bạn nói xấu sau lưng người khác trước mặt người lạ. Nó sẽ bộc lộ rất nhiều về nhân cách của bạn. Không cần biết bạn có khúc mắc gì với sếp cũ, bạn phải luôn tỏ ra tôn trọng họ. Người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn rằng tại sao bạn lại muốn thay đổi công việc hoặc rời khỏi công việc cũ. Hãy nói rằng bạn đang muốn kiếm tìm những điều mới, hoặc rằng bạn đã sẵn sàng cho sự thăng tiến, vân vân.
3. Đến quá muộn: Tới trễ trong một cuộc phỏng vấn có lẽ là một trong số những lỗi sai tai hại nhất bạn mắc phải và đừng có lấy “tắc đường” làm cái cớ. Nếu bạn nghĩ giao thông là một vấn đề, thì hãy chuẩn bị phương thức đi lại từ trước đó. Hãy rời khỏi nhà sớm hơn. Nếu bạn đến muộn, thì người phỏng vấn có thể sẽ nghĩ rằng bạn hoặc là vô trách nghiệm hoặc là có kỹ năng quản lý thời gian kém. Chắc chắn là, sẽ có những khi mà những tình huống bất ngờ có thể xảy ra khiến cho bạn muộn giờ, thế nhưng vào những trường hợp đó, ít nhất là hãy gọi điện và thông báo cho người ta trước.
4. Không chuẩn bị kỹ càng: Nếu bạn tới một cuộc phỏng vấn mà chưa có bất kỳ tìm hiểu gì về công ty hay vị trí mà bạn ứng tuyển, bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục họ rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc đó? Việc bạn không chuẩn bị điều gì sẽ khiến cho họ thấy bạn đang không nghiêm túc với công việc này. Khi hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?”, phía nhà tuyển dụng chờ đợi một câu trả lời rõ ràng mạch lạc từ phía bạn. Nhưng nếu thay vào đó, bạn lại nhìn người phỏng vấn bằng biểu cảm trống rỗng, thì có thể họ sẽ kết thúc luôn cuộc phỏng vấn ngay tại thời điểm đó vì anh ấy/cô ấy sẽ nghĩ rằng ứng viên này không phải là người thích hợp cho công ty hay tổ chức của họ.
____________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Hoàng Khánh Linh.
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Hoàng Khánh Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9314
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 20