“Rất dễ để hình thành những đánh giá, phán xét. Nhưng cũng thật khó để hiểu được nó. Để thấu hiểu, nó đòi hỏi sự trắc ẩn, kiên nhẫn và niềm tin rằng những trái tim nhân hậu đôi khi cũng chọn sai cách. Qua việc phán xét, chúng ta dần bị chia cách. Nhưng thông qua sự thấu hiểu, chúng ta lại cùng nhau phát triển.” – Doe Zantamata.
Nếu bạn không sinh sống trong hang động, bạn có thể nhận ra hai điều. Điều đầu tiên, có rất nhiều người phiền phức ngoài kia, họ bất tài, ngu ngốc và rất khó hòa nhập được trong thế giới này. Điều thứ hai, giả sử như bạn đồng tình với ý kiến vừa rồi của tôi, bạn sở hữu một khả năng phán đoán khá nhạy bén đấy.
Dù là tốt hơn hay tệ hơn, bạn hoàn toàn không đơn độc. Một trăm nghìn năm trước, khả năng phán xét con người đã giúp loài người chúng ta tồn tại và phát triển. Nếu như ta thấy một người lạ và phán xét họ là một người “có vẻ thân thiện” qua vẻ ngoài, ta có thể sẽ chết nếu như họ thật ra là một tên giết người hàng loạt. Vì thế, tâm trí của chúng ta học cách đánh giá và phán xét người khác theo cách nhanh chóng và ngờ vực. Rốt cuộc thì, phán xét và e dè người lạ lại có thể cứu rỗi cuộc đời bạn.
Tuy nhiên, hiện nay, tâm trí của chúng ta có xu hướng đánh giá hầu hết mọi người xung quanh là phiền phức, khác biệt với ta, hay chỉ đơn giản là phán xét những khó khăn không đáng có và hình thành nên những mối lo âu và không hạnh phúc.
May mắn thay, có 5 cụm từ đơn giản mà bạn có thể dùng để vượt qua sự phán xét thường xuyên của tâm trí bạn. Bạn sẽ cảm thấy trái tim trở nên rộng mở và thoải mái với hành động và hành vi của mọi người xung quanh.
Việc bạn cần làm ở đây là nếu như bạn quyết định chấp nhận tìm ra một hay nhiều cụm từ đơn giản phù hợp với bạn, bạn có thể duy trì thái độ hòa bình và yêu thương với mọi người, ngay cả khi họ khẳng định là họ là người khó chịu.
🌞 Thật khó để đặt bản thân vào vị trí của họ
Cụm đầu tiên mà tôi thường dùng để loại bỏ đi sự phán xét về người khác là: “Thật khó để đặt bản thân vào vị trí của họ”. Câu này nhằm khơi dậy lòng trắc ẩn trong tôi. Nếu như bạn nghĩ rằng cụm từ thể hiện sự cao siêu, vượt trội của bản thân bạn so với người khác, thì bạn đang không sử dụng nó đúng cách rồi đấy. Ngược lại, nếu câu này xuất phát từ trái tim và bắt nguồn từ lòng thương xót dành cho người khác, thì bạn đang làm rất tốt đấy.
Gần đây, tôi có nói chuyện với một nhân viên đặt vé máy bay qua điện thoại. Cô ấy cộc lốc, không giúp ích gì cho tôi và thiếu chuyên nghiệp (theo quan điểm đánh giá của tôi).
Nhưng dù sao, cô ấy lại là một người rất dễ bị thương và dễ tức giận, có thể cô ấy đang có một ngày tồi tệ. Khi tôi thầm nghĩ, “sẽ khó lắm nếu đặt bản thân vào vị trí của cô ấy”, tôi đã ngay lập tức cảm thấy thông cảm cho cô ấy nhiều hơn. Rốt cuộc thì, một người dễ nổi nóng và “không hữu dụng” như cô ấy đã tạo ra kha khá những “tàn phá” trong cuộc đời của chính mình.
Có lẽ, cô ấy thấy cô đơn, thất vọng với công việc mình đang làm và trở nên tức giận vì khách hàng phản ánh về tính cách khó gần của cô ấy quá nhiều.
Thật kì lạ, ngay sau khi tôi cảm thấy thương xót cô ấy hơn, cô ấy trở nên ít rắc rối trong mắt tôi hơn. Đó là cách mà cụm từ tôi vừa nêu hoạt động.
🌞 Tôi có đã từng như thế?
Tôi đã từng sống trong một cộng đồng tâm linh. Tôi có mến một số thành viên trong cộng đồng này, cũng có những người khiến tôi thấy khó chịu. Khi khó chịu, chúng tôi được khuyến khích sử dụng một cụm từ giúp chúng tôi có thể ngay lập tức buông bỏ việc tự cho mình là đúng. “Tôi có đã từng như thế?”
Vì thế, nếu Joe liên tục phàn nàn về thời tiết nóng nực, tôi sẽ tự hỏi bản thân rằng “Tôi có bao giờ phàn nàn như vậy như cách Joe đang làm không?”. Câu trả lời là “có”, không thể tránh khỏi. Thực tế, tôi cố gắng xác định chính xác cái cách mà tôi đôi khi gây phiền nhiễu giống như Joe hiện tại. Ví dụ, tôi nhớ rằng tôi đã từng phàn nàn về việc không có khoai tây chiên cũng giống như việc Joe bực bội vì phải làm việc dưới tiết trời nóng như lửa đốt.
Đôi khi, tôi thấy chính mình đang thực hiện những hành động mà tôi vốn cảm thấy phiền phức. Tôi sẽ thực hiện hai điều. Đầu tiên, tôi sẽ buông bỏ cái tôi của bản thân và trở nên khiêm tốn. Thứ hai, tôi sẽ mở rộng lòng từ bi đối với những người mà tôi đã phán xét.
Cuối cùng thì tất cả chúng ta đều có lúc làm những điều khó chịu và thậm chí ngu ngốc. Nhưng, chúng ta cũng chỉ là con người. “Tôi có đã từng như thế?” đã giúp tôi nghĩ về tình sẻ chia giữa người và người, và nó giúp tôi nhận ra rằng, tôi vốn đã không hoàn hảo.
🌞 “Don’t Know Mind”
Biện pháp thứ 3 để khắc phục khuynh hướng phán xét là nghĩ đến một câu nói như “tôi không biết đầu đuôi sự việc này”. Trong lĩnh vực thiền thì đây gọi là “Don’t Know Mind”.
Tâm trí của chúng ta luôn muốn gắn một câu chuyện với bất cứ điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Ngay cả khi chưa có đủ thông tin, chúng ta tự tạo ra một câu chuyện trong tưởng tượng về ý nghĩa của những chuyện đang thực sự diễn ra. Hầu hết những câu chuyện ấy đều khiến bản thân chúng ta cảm thấy ổn hơn, nhưng đối với người khác thì không. Nếu như ta có được bức tranh toàn diện và đầy đủ hơn về thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng không có điều gì có thể phán xét người khác là “tốt toàn diện” hay “xấu toàn diện” cả.
Con người rất phức tạp, họ thường có những lí do chính đáng cho các hành vi của mình, ngay cả khi chúng ta không thể nhìn thấy nó vào thời điểm nhất định hoặc thậm chí không biết nó là gì.
Với tư cách là một nhà trị liệu tâm lí, tôi hiểu được tại sao con người lại cư xử theo cách của họ “đằng sau bức màn”. Vài năm trước đây, tôi có một vị khách bị tòa án yêu cầu gặp tôi do anh ta đã nhiều lần hành hung vợ con.
Thú thật, tôi chưa bao giờ gặp một vị khách hàng như anh ta trong sự nghiệp của mình, phản ứng ban đầu của tôi đối với anh ta là sự phán xét đầy ghê tởm. Tuy nhiên, sau đó, tôi biết được rằng bố anh ấy không chỉ đánh đập mà còn lạm dụng tình dục con mình khi anh ấy còn nhỏ. Khi tôi tìm hiểu về cuộc đời anh ta, tôi đã hiểu được tại sao anh ấy lại hành động như bây giờ. Tôi lại cảm thấy thương cảm sâu sắc cho người đàn ông đáng thương này. Sau suy nghĩ ấy, tôi gạt bỏ những phán xét của mình đối với anh ấy và anh ấy cũng dần bỏ đi xu hướng bạo lực của mình.
Nếu như tôi giữ nguyên nhận định ban đầu của mình rằng anh ta là một kẻ xấu, thì cả hai chúng tôi sẽ không thể được chữa lành. Việc không tin vào những phán đoán ban đầu của tâm trí bạn là con đường dẫn đến sự tự do hơn cho cả bạn và người khác.
🌞 Họ là một “họ” hoàn hảo
Trong hầu hết các truyền thống liên quan đến tâm linh, có ý kiến rằng đằng sau tính cách và hành vi của chúng ta đều tồn tại một nhận thức hoặc bản chất tự nhiên. Bản chất này có thể ẩn giấu dưới nhiều lớp bản ngã và hành vi có tính vấn đề.
Nếu bạn có thể tĩnh lặng tâm trí và mở rộng trái tim, đôi khi bạn có thể hòa mình vào cảm xúc của bản thân hoặc một khía cạnh thiêng liêng ở người khác, ngay cả khi họ đang làm phiền bạn.
Một câu mà tôi đã sử dụng để giúp tôi theo đuổi con đường này chính là “họ là một ‘họ’ hoàn hảo”. Khi tôi nghĩ đến câu này từ tận sâu trong trái tim mình, nó đã nhắc nhở tôi rằng tất cả mọi người chỉ đơn giản là đang làm tốt nhất những gì họ có thể làm, và họ đều sở hữu một tâm hồn đẹp được ẩn giấu bên dưới những vết thương trong lòng họ.
Trong những bộ phim mà chúng ta đã xem, luôn tồn tại một nhân vật gọi là “phản diện”. Ngay cả những hành động trong phim mà họ biểu hiện thật đáng ghê tởm và xấu xa, chúng ta vẫn hiểu được đây chỉ là vai diễn và họ đang cố gắng để hoàn thành tốt vai diễn của mình.
Tương tự như thế, khi tôi thấy ai đó làm điều gì xấu xa, tôi vẫn có thể ngưỡng mộ họ rằng họ đang cố thể hiện tốt vai trò của mình như thế nào. Họ có thể là một tên ngớ ngẩn “đẳng cấp thế giới”, nhưng ít nhất thì họ đang cố đóng vai trò đó một cách hoàn hảo. Đằng sau vai trò họ đang đóng, họ chỉ là một kẻ bị tổn thương, giống như tôi.
Tóm lại, họ là một “họ” hoàn hảo, và khi tôi cho phép họ trở thành chính mình, việc đó đem đến cho tôi cơ hội để bỏ đi sự phán xét của mình và cảm thấy bình an hơn.
Cách thứ năm và cũng là cách cuối cùng để chinh phục tâm trí hay phán xét của bạn (và cả tôi) là sử dụng một cụm từ mà Chúa Giê-su đã dùng: “Lạy Cha, xin Người hãy tha thứ cho họ, vì họ không biết những việc họ làm.”
Mọi người thường làm những điều ngu ngốc hoặc tự hủy hoại bản thân một cách không có ý thức. Sẽ không một ai cho tay lên chiếc bếp đang nóng nếu như họ biết rằng bếp đang nóng. Nếu chúng ta thấy ai đó hành động theo một cách khó chịu, điều đó có nghĩa là họ đang không ý thức được, hoặc bị ép buộc để làm bất cứ điều gì khác.
Chúng ta đều cho rằng trẻ sơ sinh không nhận thức được nhiều và có ít hoặc không có ý chí tự do, chúng ta có xu hướng không đánh giá chúng khi chúng làm những điều ta không thích, chẳng hạn như khóc. Theo cách tương tự như vậy, người lớn cũng không nhận thức được hoặc bị ép buộc bởi điều kiện quá khứ của họ đến mức họ thực sự hành động giống một đứa trẻ. Từ sự hiểu biết của chúng tôi, họ “không biết những gì họ làm”, chúng ta sẽ dễ dàng bỏ qua việc đánh giá và tỏ ra khó chịu với họ hơn.
💕Cuối cùng, tất cả chúng ta đều muốn yêu và được yêu. Nhưng thật không may, khả năng phán đoán giống như người Neanderthal của chúng ta lại cản trở những gì chúng ta thật sự khao khát. Bằng cách vận dụng 4 cụm mà tôi đã gợi ý, bạn có thể sẽ tìm thấy một cách nhanh chóng để tránh cách tâm trí bạn tạo ra sự tách biệt và khó chịu. Một khi bạn đã tìm thấy biện pháp đơn giản để tránh việc hình thành những đánh giá và phán xét lên người khác, bạn sẽ ngay lập tức tìm thấy sự bình yên, lòng trắc ẩn và tình yêu thương.
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/5-simple-ways-to-overcome-your-minds-constant-judgments.html
- Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9541
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 28