Một câu hỏi mà tôi thấy nhiều người đi tìm việc phải vật lộn với nó nhiều nhất chính là làm thế nào để chuẩn bị kỹ càng nhất cho một buổi phỏng vấn. Nếu bạn đang cực kỳ hưng phấn cho cuộc phỏng vấn xin việc sắp tới, thì có rất nhiều cách làm bạn phung phí thời gian và công sức mà lại chẳng thực sự giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách trôi chảy.
Bạn có thể lãng phí hàng đống thì giờ nhảy vào những cái hố tài liệu trực tuyến đã đào sẵn. Ví dụ như, tìm hiểu tất cả mọi thứ có thể về công ty hay bất cứ ai chuẩn bị phỏng vấn bạn. Mặc dù nó vẫn quan trọng xét theo một mức độ nào đó, chỉ nghiên cứu thông qua mạng cũng gây ra một vài sai lệch về cảm giác chuẩn bị sẵn sàng.
Nếu bạn đang chuẩn bị sẵn sàng cho một buổi phỏng vấn xin việc, hãy đảm bảo rằng bạn chú ý vào ba kỹ năng sau đây – và hãy luyện tập chúng thật to.
💥Biết rõ câu chuyện của bạn
Bạn cần phải chuẩn bị cho câu hỏi mở đầu thường thấy nhất ở hầu hết mọi cuộc phỏng vấn, đó là: “Hãy nói cho chúng tôi nghe về bạn.” Đây là những gì học thực sự muốn hỏi – đôi khi chính xác và rõ ràng hơn – “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?”
Câu chuyện cá nhân của bạn có thể ngắn gọn, nhưng nên là một câu chuyện kể cuốn hút triển khai một lý do thuyết phục rằng bạn thuộc về tổ chức của họ. Ý tôi là: mỗi một câu chuyện hay đều có mở, thân và kết. Não bộ của chúng ta được cấu tạo để chú ý tới những câu chuyện theo cấu trúc này hơn là một bản liệt kê sơ yếu lý lịch theo các mốc thời gian của bạn.
Người ta đặc biệt đồng cảm khi câu chuyện của bạn có những thứ như đối mặt với thử thách, đưa ra lựa chọn, và có được bài học dẫn tới vị trí của bạn ngày hôm nay. Bạn có phải một luật sư công ty đang ứng tuyển cho vị trí tư vấn nội bộ tại một tổ chức từ thiện quốc tế không? Câu chuyện ở đó đấy! Hãy nói cho tôi nghe tại sao bạn cảm thấy cần phải đưa ra lựa chọn đó.
Tôi sẽ cho bạn xem một ví dụ: Khi #BradTheBoo đang tìm việc ở đây tại Denver, chúng tôi đang sống ở DC và anh ấy đã dành ba năm trước đó từ bỏ công việc kiến trúc thoải mái của mình để cống hiến thời gian và sức lực tập trung vào gia công CNC – một công việc chế tạo thực hành nhiều hơn bao gồm thiết kế dự án trong không gian 3D trên máy tính, đồng thời sau đó gia công, sản xuất, hoàn thiện và lắp đặt đồ nội thất theo yêu cầu. Câu chuyện của anh ấy nói chung là thế này: Tôi từng có một nơi làm việc thoải mái, nơi mà tôi có thể sử dụng tấm bằng tốt nghiệp kiến trúc của mình, ngồi trong một văn phòng điều hòa mát mẻ, trước máy tính 8 tiếng một ngày, và đơn giản là tôi không thể làm được điều đó. Tôi lựa chọn đổi sang xoay quanh công việc chế tạo thực hành nhiều hơn. Đó là lý do vì sao hôm nay tôi ở đây, vì cửa hàng của bên mình có thể là một địa điểm hoàn hảo dành cho tôi.
Bây giờ, phải nói là, câu chuyện này chỉ giúp được khi bạn đang ứng tuyển cho một công việc sản xuất tùy chỉnh, như công việc mà anh ấy đã làm 2.5 năm trước và kể từ đó vẫn đang làm việc vui vẻ. Nếu anh ấy, vì lý do gì đi nữa, đi ứng tuyển cho một công việc kiến trúc chuyên nghiệp, câu chuyện đó có thể chẳng có tác dụng gì.
Dù là trường hợp nào đi nữa, và dù lịch sử công tác của bạn có dài đến đâu, bạn cần phải có năng lực tổng hợp nhanh mọi thứ thành một câu chuyện – một câu chuyện có thể dẫn bạn tới làm ở bất kỳ chỗ làm nào bạn đang phỏng vấn. Nó chỉ có thể giúp ích thông qua việc luyện tập thật to rõ ràng, tốt hơn hết là với một đồng minh đáng tin cậy có thể giúp bạn đưa ra feedback. Tìm hiểu thêm về cách xây dựng một câu chuyện cá nhân cuốn hút tại đây.
💥Hỏi những câu hỏi thông minh
Cũng giống như việc bạn có thể luyện tập để kể được một câu chuyện thật hay, bạn cũng có thể luyện tập rèn luyện thói quen hỏi những câu hỏi nhạy bén. Người phỏng vấn cũng là con người, và sau cùng thì, ai cũng thích nói về bản thân mình. Vì thế hãy đảm bảo bạn sẵn sàng để hỏi về họ nữa. Bạn nên khiến cho cuộc phỏng vấn giống như một buổi trò chuyện có qua có lại, chứ không phải một buổi độc diễn một chiều.
Đây cũng là lúc mà những gì bạn tìm hiểu phát huy tác dụng. Bạn có thể hỏi (những) người phỏng vấn về lý do họ làm việc tại đây, họ cảm thấy thế nào về hướng đi của công ty, và ý kiến của họ về một mảnh ghép tuyệt vời cho tổ chức.
Hãy cho thấy sự tò mò chân thật và kỹ năng lắng nghe chủ động trong buổi trò chuyện. Hãy gật đầu. Nói “mmhm”. Thể hiện những dấu hiệu qua lời nói hoặc không lời để cho thấy rằng bạn đang lắng nghe và tiếp thu phản hồi của họ.
Và đừng ngại ngần việc tìm hiểu và đào sâu hơn. Hỏi những câu hỏi liên quan đến kỹ thuật của công việc vào lúc đó. Hỏi liệu họ có đang cân nhắc các chiến lược khác nhau bạn chuẩn bị gợi ý hay không. Nếu mọi thứ bắt đầu đi hơi sâu vào chi tiết, bạn có thể nói rằng, “Chà, tôi không muốn tỏ ra quá phấn khích về tương lai như vậy, nhưng anh/chị thấy đấy, tôi rất yêu thích mấy thứ này.”
💥Nhấn mạnh vào những gì có thể chuyển giao
Cuối cùng, trong suốt buổi trò chuyện phỏng vấn của bạn, hãy hết sức cố gắng rút ra được những điểm tương đồng giữa kinh nghiệm trong quá khứ và tiềm năng tương lai của bạn. Ví dụ: nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí marketing, hãy chuẩn bị sẵn sàng những câu chuyện và ví dụ cụ thể về việc vượt qua những thách thức tiếp thị trong quá khứ. Hãy có sẵn các tham chiếu bằng lời nói đến các bằng chứng xác thực của bên thứ ba như bất kỳ thành tựu, thành tích đạt được, các biến đổi dữ liệu số mà bạn có thể chỉ ra, hoặc thậm chí là cả những lời khen ngợi trong quá khứ. Ví dụ, bạn có thể nói, “Sếp trước của tôi nghĩ rằng điều đó sẽ không thể thực hiện được, nhưng khi chúng tôi có thể vượt qua số lượng 10.000 người đăng ký email, ông ấy đã trực tiếp quy sự thành công của chúng tôi cho chiến lược mà tôi đề nghị”.
Nhiều khi chúng ta giả định rằng các nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng sẽ tự kết nối các điểm nút với nhau, nhưng ta cần phải rõ ràng. Nói cho họ về những trải nghiệm chỉnh sửa podcast trước đây của bạn sẽ hỗ trợ trực tiếp như thế nào cho tổ chức trong việc khởi chạy chương trình của riêng họ. Đề cập rằng phân tích tài chính mà bạn thực hiện trong các vai trò trước đây sẽ hữu ích cho việc phân tích ngân sách cần thiết cho công ty này để cải thiện việc ra quyết định tổng thể của họ. Hãy giúp họ kết nối những điểm nút ấy.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Hoàng Khánh Linh.
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Hoàng Khánh Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9655
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 18