“Cuộc sống không phải là để chờ đợi cơn bão đi qua, cuộc sống là để học được cách khiêu vũ trong cơn mưa” – Vivian Greene
Lòng nhân ái là một trong những món quà lớn nhất của nhân loại. Trong thời gian đau khổ, chẳng hạn như sau cái chết của một người thân yêu, những người đau khổ dựa vào sự cảm thông của người khác để vượt qua thử thách. Tuy nhiên, một điều rất thường xuyên khi ai đó đang đau buồn, là chúng ta không làm gì nhiều hơn là đưa ra câu “Tôi rất tiếc vì sự mất mát của bạn” bởi vì chúng ta sợ sẽ vô tình làm tăng thêm nỗi đau của họ.
Nói với tư cách một người bất ngờ mất chồng chỉ sau hơn ba năm chung sống — và là người đã tư vấn cho nhiều người đã mất người thân — tôi hiểu ở cả khía cạnh cá nhân và chuyên môn cảm giác đau buồn sâu sắc như thế nào.
Tất cả những người đau buồn đều đánh giá cao lòng trắc ẩn dành cho họ, nhưng có một số biểu hiện đến từ sự cảm thông hữu ích hơn những biểu hiện khác. Dưới đây là năm điều không nên (và nên làm) đối với những ai muốn an ủi những người đau buồn.
HÃY nói về người đã mất, đừng cho rằng việc kể tên họ hoặc những câu chuyện về họ sẽ khiến nỗi buồn thêm trầm trọng
Điều khiến tôi đau lòng nhất là khi mọi người không nói về Jim, chồng tôi. Có rất nhiều người nghĩ rằng đưa anh ấy vào cuộc trò chuyện sẽ khiến tôi tổn thương hoặc làm tôi thêm buồn. Nhưng đó trường hợp ấy là ngược lại.
Tôi sẽ nói với họ rằng tôi thích nói về Jim và tôi sẽ luôn như vậy vì đó là cách tôi giữ cho anh ấy tồn tại và ở bên tôi. Tôi thích nghe một câu chuyện hài hước về anh ấy hoặc một kỷ niệm về anh ấy mà ai đó háo hức gợi lại.
Nhiều người muốn ở đó cùng tôi – thậm chí để hồi tưởng về Jim – nhưng vì họ không làm biết gì cho phù hợp nên họ đã không làm gì cả. Khi tôi phải chịu đựng nỗi đau và cú sốc khi mất anh ấy, điều cuối cùng trong đầu tôi là tôi đã không nói chuyện với ai hoặc ai đó có thể nói chuyện với tôi kéo dài đến mười lăm phút.
Người đau buồn không có tâm lý muốn giao tiếp với bất kỳ ai, vì vậy hãy giao tiếp với họ. Chúng ta cần tất cả sự hỗ trợ mà chúng ta có thể có được
HÃY đặt câu hỏi, chỉ đừng hỏi những câu hỏi mở
Một trong những điều phổ biến nhất bạn nghe thấy khi đau khổ là “Bạn có cần gì không?” hoặc “Tôi có thể giúp gì?”. Đây là những câu hỏi căng thẳng nhất mà bạn có thể mắc phải khi hỏi một người. Họ chân thành và có những ý định tốt, nhưng đối với một người đã ngập tràn đau buồn, sốc, lo lắng, v.v., việc đưa ra quyết định là rất khó khăn.
Ví dụ, thức ăn là một trong những thứ khiến bạn căng thẳng nhất khi đau buồn. Nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là sự thật. Tôi làm việc với khách hàng mà đã mất đi một người thân yêu đều nói rằng thức ăn gây ra sự căng thẳng tương tự với họ.
Một trong những khách hàng của tôi thật may mắn khi có thành viên trong gia đình làm ra những quả bóng prô-tê-in bằng bơ đậu phộng để khách hàng của tôi có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cô ấy mà không cần phải tự nấu ăn.
Cuộc sống của tôi đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi bạn bè và gia đình, những người mang cho tôi thức ăn đã chuẩn bị sẵn. Tất cả những gì tôi cần làm là đặt nó trong tủ lạnh cho đến khi tôi muốn ăn.
Vì vậy, nếu bạn định hỏi một người đau buồn xem họ có cần gì không, hãy lựa chọn đơn giản: “Bạn muốn súp hay sa-lát?”. Hoặc cung cấp cho họ một câu hỏi trắc nghiệm — A, B hoặc C. Họ vẫn cần phải đưa ra lựa chọn, nhưng nó sẽ không dựa trên các lựa chọn kết thúc mở.
HÃY đề nghị gặp lại nhau, nhưng đừng cho rằng người đau khổ sẽ muốn làm những điều họ đã làm trong quá khứ
Gặp người đau buồn ở nơi họ đang ở chứ không phải nơi họ đã từng ở.
Jim và tôi yêu thích những chuyến đi chơi bóng đá và các buổi biểu diễn trực tiếp của ban nhạc. Hôm nay tôi chỉ có thể tận hưởng những điều đó với những người mà tôi cảm thấy rất an toàn.
Nhiều người chỉ cho rằng vì trước đây tôi rất thích điều đó nên tôi sẽ tự nhiên quay lại với nó một lần nữa. Nó không diễn ra như thế. Niềm vui là một cảm xúc khó có được sau khi đau buồn vì bạn gần như cảm thấy tội lỗi để được hạnh phúc. Có thể một số người đối phó với nỗi đau của họ theo cách đó, nhưng đại đa số tôi gặp phải thì không.
Tôi thà dành cả ngày ngoài trời hòa mình vào thiên nhiên một cách yên tĩnh, hoặc nhờ bạn bè gọi điện thoại cho tôi và nói, “Chúng ta ra ngoài và xem phim thì sao nhỉ?”. Bạn không cần phải tiếp đãi chúng tôi hay diện quần áo đẹp. Chỉ cần mặc đồ ngủ của bạn”.
HÃY bỏ những điều nhỏ nhặt ra khỏi các cuộc trò chuyện, đừng làm phiền người đau buồn bằng những điều nhỏ nhặt
Dù đau buồn hay không, nếu một người bạn hoặc thành viên trong gia đình đang đối mặt với một vấn đề lớn trong cuộc sống, bạn đều muốn giúp họ, bất kể bạn có đang đau khổ hay không. Cuộc sống là giúp đỡ lẫn nhau bất cứ khi nào cần thiết. Điều đó là nên làm khi nó là một vấn đề chính đáng.
Ví dụ, tôi không còn kiên nhẫn cho sự nhỏ nhen ích kỷ nữa. Tôi không quan tâm đến giao thông hay thời tiết, hay về người phụ nữ thanh toán thô lỗ ở siêu thị. Jim đã mất cách đây hai năm rưỡi, và điều đó vẫn còn là một cuộc đấu tranh để rời khỏi giường và vượt qua từng ngày. Với cuộc chiến hàng ngày như vậy, tôi không còn khoan dung cho những cuộc trò chuyện trần tục đó nữa. Và tôi đảm bảo với bạn rằng tôi không đơn độc.
Hãy giúp đỡ bản thân và những ai đang đau buồn — nếu vấn đề của bạn không có gì ngoài một điều gây khó chịu, hãy nói chuyện với người khác về vấn đề đó.
HÃY cởi mở và kiên nhẫn với những sự bộc phát và suy sụp và đừng phán xét
Người đang đau buồn trông khá hơn sau vài tuần hoặc vài tháng không có nghĩa là người đó không còn đau khổ. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là họ đang ngày ngày cải thiện ngoại hình của mình trở nên tốt hơn. Sự đau khổ bên trong vẫn tiếp diễn, và những cuộc đấu tranh hàng ngày vẫn còn mặc dù chúng không bị người ngoài nhìn thấy.
Những căng thẳng nhỏ có thể khiến chúng ta trật bánh. Ví dụ: do trời mưa, trò chơi Michigan-Michigan State bị trễ, và trực tiếp ở Colorado, kênh địa phương đã chuyển sang trò chơi Colorado. Bạn sẽ nghĩ rằng tôi đã mất con chó của tôi. Nhưng tôi đã gọi cho anh trai mình (một cách điên cuồng) và anh ấy sẽ giải quyết vấn đề này sau năm phút.
Bạn cảm thấy như thể bạn đã vượt qua quá nhiều thử thách đến nỗi sự thất vọng không thể hiểu những gì đang diễn ra xung quanh, khiến bạn quay cuồng. Đó là lý do tại sao bạn chỉ có thể tiếp cận cuộc sống một chậm rãi. Vì vậy, hãy chống lại ham muốn đánh giá sự phát triển hoặc lựa chọn của người khác. Những người đang chịu đau đớn thực sự đang làm những gì tốt nhất có thể.
Tóm lại, điều quan trọng là bạn vẫn là chính mình. Đừng cố gắng thay đổi cách bạn hành động hoặc tương tác vì sợ rằng bạn sẽ khiến người đó cảm thấy đau buồn như thế nào. Hãy cứ là con người của bạn và hãy nhớ rằng tiêu chuẩn không phải là mục tiêu chưa kể đến đích đến. Cuộc sống của họ sẽ không bao giờ như cũ nữa, nhưng sự hiện diện nhất quán và sự hỗ trợ đích thực của bạn sẽ làm cho quá trình đau buồn trở nên nhẹ nhàng hơn đối với họ.
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Nhã Linh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Nhã Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9713
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 19