“Dù bạn chiến đấu, mạnh mẽ và chống lại về điều gì, chúng vẫn tồn tại.” – Eckhart Tolle
Bạn có bao giờ bắt gặp mình bị chỉ trích, phán xét hay đầy sợ hãi và lo lắng không? Và bạn có bao giờ lo lắng về việc mình có bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực không? Nếu có, bài đăng này là dành cho bạn.
Chúng tôi được dạy rằng những suy nghĩ tiêu cực là xấu, rằng chúng “độc hại”, chúng “làm giảm giọng nói của bạn xuống”, khiến bạn luôn bế tắc, và v.v.
Chúng ta được dạy rằng để cảm thấy tự tin, chúng ta nên loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực khỏi cuộc sống của mình. Kiểu như tạm biệt, suy nghĩ tiêu cực thay bằng xin chào, cao giọng hơn, bạn trai tốt hơn, xe đẹp hơn, hòa bình bên trong, và v.v.
Vậy bạn sẽ làm gì với mớ tiêu cực trong đầu ấy? Làm sao để nó dừng lại? Và việc cố gắng nhồi nhét suy nghĩ tích cực thay vào suy nghĩ tiêu cực có thực sự là cách tốt nhất để quản lý tình hình?
Lý do hôm nay tôi nghĩ về điều này là lúc 7:30 sáng và trong ba tiếng qua, tôi đã xem Mad Men. Chuẩn rồi. Thay vì chuẩn bị cho mình một giấc ngủ ngon, tôi đã xem TV hết nửa đêm.
Công bằng mà nói, đó là một điều bất thường đối với tôi, nhưng bạn vẫn nên nghe thứ rác rưởi mà tâm trí tôi đang mách bảo:
Mày đúng là một cô gái nhỏ lười biếng.
Mày sẽ có một ngày tồi tệ.
Mày sẽ không đi đâu với bộ dạng này.
aish thật là.
Mọi người thường khuyên bạn đổi suy nghĩ tiêu cực lấy suy nghĩ tích cực bằng cách sử dụng các kỹ thuật như việc khẳng định. Nhanh chóng, dập tắt những suy nghĩ tiêu cực! Nhưng đây có thực sự là cách tốt nhất?
Hầu hết mọi người đều hiểu lầm toàn bộ suy nghĩ tiêu cực này bởi vì họ hiểu sai về việc suy nghĩ ngay từ đầu.
Hạnh phúc không phụ thuộc vào việc bạn có bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực, mà phụ thuộc vào những gì bạn làm với những suy nghĩ bạn có.
Điều này đưa tôi đến tin tốt thứ nhất:
1. Suy nghĩ tiêu cực là chuyện bình thường
Tâm trí con người nghĩ về hơn cả triệu suy nghĩ mỗi ngày, và trung bình khoảng một triệu trừ đi một trăm là điều tiêu cực. Đúng đó. Tôi mới tra Google xong.
Hầu hết chúng ta đều lềnh bềnh với những suy nghĩ tiêu cực. Ngay cả những điều có vẻ tích cực, như tao mới tậu được con xe mới trông tao thật là ngầu, thực sự chỉ là những điều tiêu cực để ngụy tạo, vì chúng củng cố niềm tin rằng bạn không ngầu trước khi bạn có chiếc xe mới.
Và đó là tin tốt – những suy nghĩ tiêu cực là một phần trong hoạt động bình thường của con người.
Điều này có nghĩa là bạn không phải lo lắng về thực tế là bạn nghĩ đến chúng ngay từ đầu rồi. Cho dù có kinh khủng đến đâu, thì tất cả đều khá bình thường.
Điều này đưa tôi đến tin tốt thứ hai:
2. Bạn không cần phải tin vào những suy nghĩ tiêu cực của mình!
Không.
Bạn thực sự không cần phải tin vào suy nghĩ của mình. Đơn giản vậy thôi. Sắp xếp. Không, đúng vậy, mà khoan để tôi giải thích đã.
Tâm trí của bạn muốn bạn tin rằng tất cả những suy nghĩ của bạn là đúng. Một trong những cách nó thực hiện điều này là bạn nghĩ rằng bạn và nó là một. Sự thật là tâm trí của bạn chỉ là một phần của bạn; đó không phải là bạn.
Có thể tách rời suy nghĩ của bạn khỏi ý thức về bản thân là một trong những điều hữu ích nhất bạn có thể làm. Hãy thử điều này: nghĩ về bản thân bạn được tạo thành từ bốn phần.
1. Tâm trí
2. Cơ thể
3. Trái tim
4. Phương diện tinh thần
Có nghĩa là: Bạn. Không phải. Là. Tâm Trí. Của Bạn. Tâm trí của bạn chỉ là một công cụ để bạn sử dụng.
Tất cả những suy nghĩ và nhận thức của bạn đều được lọc thông qua hệ thống niềm tin duy nhất của bạn và chính bộ lọc này gây ra những suy nghĩ tiêu cực. Sự tiêu cực nằm trong bộ lọc.
Khi bạn cố gắng “chữa lành” và “phát triển”, điều bạn đang cố gắng làm là thay đổi bộ lọc; bạn đang cố gắng thay đổi hệ thống niềm tin của mình. Bạn hơi có chút ở bên dưới suy nghĩ của mình, và bạn sẽ không bao giờ thay đổi. Bạn không thể – bạn cũng không muốn. Bạn hoàn hảo.
Bạn không cần phải phân tích những suy nghĩ khó chịu, chỉ trích hay lo lắng về chúng. Chúng chỉ là những suy nghĩ. Nếu bạn thực sự muốn có ít chúng hơn, hãy ngừng lắng nghe chúng.
Cảm giác hoàn toàn bình yên và mãn nguyện sẽ đến khi tâm trí bạn tĩnh lặng hoặc trong những khoảnh khắc, bất kể nhỏ nhặt ra sao, khi bạn nhớ rằng bạn không cần phải tin vào suy nghĩ của mình.
Hoặc, như tôi muốn nói, “Tôi không cảm thấy tồi tệ; tâm trí của tôi có! ”
Một điều tôi thấy hữu ích để đối phó với một niềm tin quan trọng được giữ vững lâu nay là hãy coi nó như một trò chơi.
Tôi tự nghĩ, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không tin điều này, dù chỉ trong vài giây? Kết quả luôn thật hề hước một cách kỳ lạ. Tôi thực sự có thể cảm nhận được cảm giác không tin vào điều đó. (Và đôi khi nó chỉ kéo dài trong vài giây!)
Vậy suy nghĩ tích cực thì sao – điều đó tốt cho tôi đúng không?
Chắc chắn rồi, nhưng mánh khóe nằm ở cách bạn thực hiện nó, đó là tin tốt thứ ba:
3. Bạn có thể nhận được sự tích cực về những suy nghĩ tiêu cực
Không có gì sai khi chọn có một suy nghĩ tích cực. Chỉ cần biết rằng ngay từ đầu, suy nghĩ tiêu cực không có vấn đề gì. Nó có thể không đúng sự thật và nó không “có nghĩa” gì với bạn.
Khi bạn nhảy vào những suy nghĩ “tiêu cực” và chối bỏ chúng cái rẹt, bạn đang tự nhủ: “Mình không đủ tốt. Nếu mình đủ tốt, mình đã không có suy nghĩ đó ngay từ đầu. ”
Điều này ít nhất là tiêu cực như suy nghĩ ban đầu.
Nó có vẻ là một sự khác biệt nhỏ, nhưng chính bước nhỏ của việc để ý đến suy nghĩ và không tin tưởng nó là nơi tạo ra sự phát triển. Càng làm điều này, bạn càng có ít “suy nghĩ tiêu cực” và bạn càng dễ dàng nhận ra chúng khi chúng nảy ra trong đầu.
Mọi người nghĩ rằng “suy nghĩ tích cực” là cách để chữa bệnh, nhưng cách nhanh nhất là trước hết hãy chấp nhận lý do duy nhất khiến bạn cảm thấy tồi tệ ngay từ đầu là vì bạn đang lắng nghe những thứ rác rưởi mà tâm trí mách bảo.
Bạn có thể thử và tìm xem những suy nghĩ tiêu cực của mình đến từ đâu – nhưng vì chúng chỉ dựa trên những niềm tin sai lệch, vậy tại sao không lờ chúng đi?
Học cách bỏ qua tiếng nói phát ra trong đầu chúng ta rằng chúng ta không đủ tốt, không xứng đáng để yêu, v.v. là những gì ta ở đây để thực hiện. Lần tới nếu bạn có suy nghĩ khiến bạn cảm thấy không ổn, hãy thử cách này:
Chú ý suy nghĩ của bạn, như trong: à, xin chào, suy nghĩ. Tôi biết bạn không có thật; bạn chỉ là một suy nghĩ. Ồ, bạn có thể ở lại đó nếu bạn thích, nhưng tôi có việc phải làm trong hôm nay nên tôi sẽ tiếp tục và làm việc của tôi.
Sau đó, nếu bạn muốn nghĩ đến một suy nghĩ tích cực, hãy tiếp tục!
———————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Lê Quỳnh Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Quỳnh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam’’
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9786
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 21