Trong một tổ chức, có nhiều kiểu vai trò kinh doanh không thể thiếu đối với các hoạt động của công ty. Từ các chuyên gia cấp quản lý đến các nhân viên không có kinh nghiệm, những vai trò này liên quan đến các nhiệm vụ cụ thể góp phần vào thành công của công ty. Tìm hiểu về các vai trò kinh doanh khác nhau trong một công ty có thể giúp bạn hình thành một con đường sự nghiệp được vạch rõ. Trong bài viết này, chúng tôi khám phá một số vai trò kinh doanh chính, trách nhiệm của họ là gì và họ giúp một doanh nghiệp thành công như thế nào?
💡Vai trò kinh doanh là gì?
Vai trò kinh doanh là những vị trí có những trách nhiệm nhất định. Các chủ doanh nghiệp thường hoạch định một cơ cấu tổ chức vạch ra các loại công việc khác nhau và các nhiệm vụ mà mỗi loại công việc phải chịu trách nhiệm. Tùy thuộc vào ngành và bản chất của công ty, các vai trò kinh doanh có thể sắp xếp từ các cấp điều hành, chẳng hạn như giám đốc điều hành (CEO), đến các vai trò kinh doanh thuộc quá trình hoạt động hơn như là một trợ lý hành chính hoặc đại diện dịch vụ khách hàng.
Vai trò kinh doanh cho phép chủ sở hữu và các bên liên quan chỉ định chức danh và nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên. Việc thiết lập các vai trò kinh doanh cho phép chủ lao động giao các nhiệm vụ quan trọng cho các chuyên gia có đủ năng lực để thực hiện các công việc này. Khi nhân viên hiểu rõ trách nhiệm của mình, họ có thể đóng góp tốt hơn vào thành công của công ty
💡Các kiểu vai trò kinh doanh
Trong nhiều tổ chức, các vai trò kinh doanh tuân theo một cơ cấu tổ chức, ở đây, chủ lao động bổ nhiệm các vai trò cấp điều hành, cấp quản lý và làm việc:
💠Điều hành
Các vai trò cấp điều hành bao gồm những vị trí cấp cao và thường có một giám đốc điều hành trung tâm chịu trách nhiệm cho toàn bộ tổ chức hoặc bộ phận lớn trong một tổ chức. Ví dụ, một giám đốc tài chính (CFO) chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ bộ phận tài chính. Các công việc điều hành điển hình yêu cầu kinh nghiệm làm việc sâu rộng ngoài các bằng cấp như giáo dục, kỹ năng và chứng chỉ.
💠Quản lý
Các nhà quản lý và giám sát viên tạo nên nhiều vai trò kinh doanh cấp trung cốt yếu trong một tổ chức. Các giám đốc điều hành luôn luôn giao những vai trò này và thường chịu trách nhiệm chỉ đạo chúng. Ví dụ, một giám đốc điều hành trình bày sơ lược các nhu cầu cho bộ phận nhân sự. Họ thuê và giám sát một giám đốc nhân sự, người chịu trách nhiệm giám sát nhân viên quản trị nhân sự.
💠Hoạt động và sản xuất
Ở cấp độ này, các vai trò kinh doanh có thể bao gồm một hoặc nhiều chuyên gia hoàn thành trách nhiệm của cùng một vai trò giống nhau, đặc biệt là trong các tổ chức lớn hơn. Ví dụ, một tập đoàn có thể có một nhóm kế toán viên hoàn thành các nhiệm vụ giống nhau. Trong các doanh nghiệp nhỏ hơn, có thể chỉ có một chuyên gia, chẳng hạn như trợ lý hành chính, đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp trong một vai trò nhất định.
💡Các vai trò điều hành và kinh doanh cấp cao
Những vai trò kinh doanh sau đây bao gồm các vị trí cấp điều hành:
- Chủ tịch
- Phó chủ tịch
vTổng giám đốc điều hành (CEO)
Tổng giám đốc điều hành (CEO) của một công ty là người có vai trò lãnh đạo chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định cấp cao nhất, thu thập các nguồn lực hỗ trợ công ty và thúc đẩy những thay đổi về hoạt động và cơ cấu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tổ chức. Trong các doanh nghiệp nhỏ hơn, vai trò này có thể được trao đổi lẫn nhau với chủ tịch và điều này cũng phổ biến cho chủ sở hữu để nắm giữ những chức danh này.
💠Giám đốc điều hành (COO)
Giám đốc điều hành (COO) giám sát những hoạt động của công ty. Trong các tổ chức nhỏ hơn, vai trò này có thể chuyển sang cho tổng giám đốc, một vai trò tương tự như COO. Các vai trò kinh doanh cấp cao này đảm bảo các quy trình điều hành hiệu quả và thường xuyên giám sát các bộ phận khác nhau để bảo đảm nhân viên hoàn thành công việc của mình một cách đúng đắn và kịp thời.
💠Giám đốc tài chính (CFO) hoặc Kiểm soát viên
Giám đốc tài chính (CFO), hoặc kiểm soát viên, chịu trách nhiệm về dòng tiền và sự thành công về mặt tài chính của một doanh nghiệp. Thông thường, giám đốc tài chính và kiểm soát viên là hai vai trò kinh doanh tách biệt trong các tập đoàn lớn, nhưng các tổ chức nhỏ hơn có thể kết hợp hai vai trò này thành một chức danh công việc. Giám đốc tài chính thường chịu trách nhiệm tìm kiếm các nhà đầu tư và các cơ hội tài trợ bên ngoài để phát triển doanh nghiệp của họ, trong khi đó kiểm soát viên sẽ giám sát các chi phí và tài sản của công ty. Khi một cá nhân đảm nhận cả hai vai trò tài chính, họ sẽ quản lý cả doanh thu thu nhập và chi phí bỏ ra.
💠Giám đốc marketing (CMO)
Giám đốc marketing (CMO) chỉ đạo các chiến dịch, lập kế hoạch ngân sách và quản lý toàn bộ bộ phận tiếp thị của công ty của họ. Vai trò này có thể do nhiều nhóm tiếp thị phụ trách, mỗi nhóm sẽ có trưởng nhóm hoặc người quản lí tiếp thị của riêng họ. Ngoài ra, CMO luôn luôn đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan đến việc phát triển và thực hiện các dự án tiếp thị khác nhau.
💠Giám đốc công nghệ (CTO)
Giám đốc công nghệ (CTO) quản lý các nhiệm vụ mang tính công nghệ của tổ chức. Họ thường tích hợp các xu hướng công nghệ mới và đảm bảo bất kỳ công nghệ nào họ ra mắt đều đáp ứng được các nhu cầu của công ty. Trong các công ty có bộ phận công nghệ thông tin lớn, CTO sẽ giám sát các nhiệm vụ cấp cao.
💠Chủ tịch
Một số tổ chức bổ nhiệm chủ tịch thay vì giám đốc điều hành. Mặc dù nhiều trách nhiệm là giống nhau giữa hai vai trò này nhưng chủ tịch có thể đảm nhận các nhiệm vụ bổ sung mà một giám đốc điều hành thì không thể. Họ có thể thực hiện một số nhiệm vụ mà COO và CFO phụ trách trong các doanh nghiệp lớn hơn. Tuy nhiên, khi một công ty phát triển, vai trò của chủ tịch có thể bao gồm nhiều nhiệm vụ được định rõ hơn — như xử lý các quyết định cấp cao và trực tiếp chỉ đạo các nhóm quản lý — thay vì một loạt các nhiệm vụ điều hành.
💠Phó chủ tịch
Phó chủ tịch khởi động các quyết định và kế hoạch của chủ tịch bằng cách trực tiếp chỉ đạo các nhà quản lý cấp trung và các trưởng nhóm. Họ có thể đóng vai trò điều hành, giám sát những hoạt động kinh doanh và kích hoạt những cơ cấu tổ chức giữa các vai trò khác.
💠Trợ lý giám đốc
Một trợ lý giám đốc thường báo cáo trực tiếp với CEO và xử lý phần lớn các công việc hành chính của CEO. Một doanh nghiệp thường dựa vào trợ lý giám đốc để tổ chức và duy trì lịch trình, chương trình nghị sự và các cuộc hẹn của CEO.
💡Vai trò của người quản lý kinh doanh
Một số vai trò của người quản lý kinh doanh là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh tổng thể, bao gồm:
💠Giám đốc tiếp thị
Một giám đốc tiếp thị giám sát toàn bộ bộ phận tiếp thị, tùy vào quy mô của công ty. Trong các tập đoàn lớn, có thể có nhiều nhóm trong bộ phận tiếp thị, mỗi nhóm có quản lí tiếp thị riêng của họ. Mỗi người quản lý báo cáo trực tiếp cho CMO. Trong các doanh nghiệp nhỏ hơn, giám đốc tiếp thị có thể là vai trò kinh doanh cấp cao duy nhất chịu trách nhiệm chỉ đạo hỗ trợ tiếp thị.
💠Giám đốc sản xuất
Các giám đốc sản xuất phân tích thị trường sản phẩm và hợp lí hóa các quy trình liên quan đến phát triển sản phẩm. Một giám đốc sản xuất có thể tập trung nỗ lực vào việc nghiên cứu thị trường khách hàng, đánh giá sản phẩm theo yêu cầu, quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và cộng tác với nhóm tiếp thị để phát triển các chiến lược quảng bá sản phẩm.
💠Quản lý dự án
Người quản lý dự án giám sát nhiều quá trình lập kế hoạch và phát triển cho các dự án kinh doanh. Những chuyên gia này đề xướng, thiết kế, giám sát, điều khiển và hoàn thiện các dự án. Vai trò kinh doanh này có thể có thêm trách nhiệm phân tích và giảm bớt rủi ro đối với các dự án khác nhau, họ thường làm việc với các giám đốc bộ phận khác – chẳng hạn như giám đốc tiếp thị và sản xuất – để lập kế hoạch và phát triển từng khía cạnh của một dự án, bao gồm ngân sách, nguồn lực và tiến độ.
💠Nhà quản lý tài chính
Các nhà quản lý tài chính luôn luôn phân tích chi phí, doanh thu và sử dụng dữ liệu này để lập các báo cáo tài chính. Trong các tổ chức nhỏ hơn, vai trò kinh doanh này có thể giám sát một số khía cạnh tài chính của các hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như tính toán và đưa ra doanh thu thu nhập và chi phí của công ty. Trong các doanh nghiệp lớn hơn, giám đốc tài chính có thể chịu trách nhiệm quản lý những người giữ sổ sách kế toán và người ghi sổ, và họ dựa vào công việc của các chuyên gia này để tạo ra các báo cáo và dự báo tài chính chính xác.
💠Nhà quản lý nguồn nhân sự
Các nhà quản lý nhân sự chỉ đạo bộ phận nhân sự. Họ giám sát các nhóm lớn trong bộ phận nhân sự, hoặc trong các tổ chức nhỏ hơn, họ có thể chỉ phụ trách một vài nhân viên. Vai trò kinh doanh này rất quan trọng đối với các hoạt động vì họ cần tuyển dụng, phỏng vấn, thuê và đào tạo nhân viên mới. Các nhà quản lý nhân sự thường tham khảo ý kiến của các giám đốc điều hành cấp cao để bắt đầu các kế hoạch chiến lược và hoạt động như một đầu mối liên lạc giữa quản lý cấp trên và nhân viên công ty.
💡Vai trò cho các hoạt động
Các vai trò kinh doanh hoạt động trong một công ty là cần thiết cho các quy trình hàng ngày và bao gồm các vị trí như:
💠Chuyên gia marketing
Một vai trò quan trọng trong bộ phận marketing là chuyên gia tiếp thị. Các chuyên gia thực hiện một số nhiệm vụ, chẳng hạn như thu thập dữ liệu khách hàng, nghiên cứu nhân khẩu học của công chúng mục tiêu và tối ưu hóa nội dung cho mục đích SEO. Nhiều tổ chức có nhiều hơn một chuyên gia tiếp thị làm việc trong bộ phận và vai trò này thường báo cáo trực tiếp cho giám đốc tiếp thị.
💠Chuyên viên phân tích kinh doanh
Nhiều công ty thuê các nhà phân tích kinh doanh chịu trách nhiệm đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò này phân tích xu hướng thị trường, dự kiến doanh thu trong tương lai và phát triển các kế hoạch giúp doanh nghiệp theo dõi lợi nhuận, tính khả thi sản phẩm và thành công chung của các hoạt động.
💠Nhân viên bộ phận nhân lực
Bộ phận nhân sự là thành phần cốt yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, các nhân viên trong bộ phận này làm việc dưới sự giám sát của giám đốc nhân sự. Các nhân viên trong các vai trò kinh doanh này thường xử lý các nhiệm vụ trả lương, lịch trình nhân viên và các đánh giá nhận xét hiệu suất. Trong các công ty lớn, bộ phận nhân sự có thể bao gồm một số giám đốc nhân sự và nhiều nhân viên dưới sự chỉ đạo của họ.
💠Kế toán viên
Kế toán viên giám sát các giao dịch hàng ngày của các công ty, bao gồm các giao dịch bán hàng, thanh toán chi phí và báo cáo thuế. Kế toán trong các tổ chức nhỏ hơn có thể gồm các trách nhiệm mà giám đốc tài chính hoặc giám đốc tài chính chịu trách nhiệm trong môi trường doanh nghiệp lớn.
💠Đại diện kinh doanh
Đại diện kinh doanh kết nối với khách hàng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các đội bán hàng thành công sử dụng kỹ năng giao tiếp và xã hội hiệu quả để xây dựng mối quan hệ và duy trì lòng trung thành giữa các khách hàng của công ty của mình, điều này tác động trực tiếp đến dòng doanh thu của doanh nghiệp.
💠Cố vấn dịch vụ khách hàng
Cố vấn dịch vụ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề, xử lý việc đổi trả sản phẩm và hoàn tiền và tìm ra các giải pháp khi khách hàng không hài lòng. Những vai trò hoạt động này rất cần thiết để xây dựng danh tiếng cho công ty của họ và thúc đẩy mối quan hệ khách hàng lâu dài.
💠Trợ lý hành chính
Trợ lý hành chính, trợ lý văn phòng hoặc lễ tân đóng vai trò như điểm tiếp xúc đầu tiên của khách và khách hàng khi bước vào doanh nghiệp. Họ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ thiết yếu như quản lý đường dây điện thoại, liên lạc giữa khách hàng và đối tác kinh doanh và tuân theo lịch trình của nhân viên đã sắp xếp. Họ thậm chí có thể có các nhiệm vụ như nhập dữ liệu để giúp giữ gìn các tài liệu của công ty luôn hiện hành và chính xác.
——————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
· Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/starting-new-job/business-roles
· Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh
· Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9851
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 17