Bạn có phụ trách dự án nào ở chỗ làm không?
Hay có thể bạn đã được chọn tham gia một nhóm có những mục tiêu vụ thể?
Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ cần sử dụng rất nhiều thuật ngữ và cụm từ để trở thành một người quản lý dự án thành công.
Quản lý dự án là việc tạo ra một kế hoạch rõ ràng đảm bảo các nguồn tài nguyên và nhân lực liên quan đến dự án được quản lý một cách chính xác.
Một người quản lý dự án có trách nhiệm đảm bảo rằng dự án được hoàn thành thành công từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án.
Từ vựng trong bài này sẽ đặc biệt hữu ích cho bạn nếu bạn là người quản lý dự án phụ trách quản lý nhiều loại hình dự án như phát triển hệ thống phần mềm mới, thiết kế một sản phẩm vật lý như máy tính bảng, đèn, bút hoặc tăng doanh số ở một lĩnh vực cụ thể.
Lưu ý rằng đây không phải danh sách toàn bộ các từ tiếng Anh để quản lý dự án. Thay vào đó, danh sách này sẽ cho bạn nền tảng để bạn có thể bắt đầu thuận lợi và bổ sung vào vốn từ vựng phong phú vốn có của bạn về các thành ngữ và cách diễn đạt tiếng Anh thương mại hữu ích.
Từ A đến Z: Học các từ tiếng Anh chính cho các cách diễn đạt chủ đề quản lý dự án
💡A
Action item – Nhiệm vụ riêng biệt phải được hoàn thành
Việt bạn làm để đảm bảo dự án được vận hành trơn tru. Các hành động bao gồm cuộc gọi một cuộc họp, gọi điện thoại, gửi email cho khách hàng và đưa ra ước tính.
Ví dụ, Jim, hãy lên lịch cuộc họp vào tuần tới như một nhiệm vụ riêng biệt phải hoàn thành
Authorization – phân quyền
Sự cho phép của ban quản lý để tiếp tục và làm gì đó
Ví dụ: Chúng ta cần sự uỷ quyền của giám đốc để đơn đặt hàng được xử lý..
💡B
Baseline – Đường cơ sở
Điểm bắt đầu của một dự án được sử dụng để đo lượng mức độ hoạt động của dự án so với tình hình thực tế dự án diễn ra như thế nào hay đánh giá hiệu quả của một cải tiến.
Ví dụ: Dựa vào đường cơ sở, chúng tôi đã cố gắng giữ đúng tiến độ mặc dù đã gặp vấn đề với các nguồn lực.
Budget – Ngân sách
Số tiền cụ thể dành cho một dự án
Ví dụ: Ngân sách cho dự án này không quá 10 triệu $
💡C
Consensus – sự nhất trí
Khi một nhóm người nhất trí điều gì đó
Ví dụ: Các thành viên Hội đồng quản trị nhất trí tăng ngân sách cho dự án.
Constraint – ràng buộc
Hạn chế hoặc thiếu (không đủ thứ gì). Những ràng buộc có thể gây tác động tiêu cực đến một dự án hoặc khiến dự án khó tiếp tục diễn ra.
Ví dụ: Thiếu nguồn tài nguyên có sẵn là ràng buộc lớn đối với dự án của chúng ta, khiến chúng ta tốn quá nhiều thời gian vào nó.
💡D
Deliverable – sản phẩm bàn giao dự án
Hàng hoá ở cuối kỳ của dự án cần được giao cho khách hàng. Nó có thể là sản phẩm phần mềm, một báo cáo, tài liệu hoặc thậm chí một hệ thống có thể được giao cho khách hàng.
Ví dụ: sản phẩm bàn giao dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào ngày 21 tháng này.
Duration – Thời hạn
Thời gian làm một phần dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
Ví dụ: Thời hạn dự kiến cho dự án này là 4 tháng
💡E
End user – người dùng cuối
Một hoặc nhiều người sẽ sử dụng sản phẩm sau khi hoàn thành dự án.
Ví dụ: Người dùng cuối có thể bật đèn pin đơn giản bằng cách lắc nó.
Estimation – Ước tính
Sử dụng thông tin bạn có sẵn để tính ra một con số cho một thứ gì đó như chi phí.
Ví dụ: Họ ước tính khoảng 50,000$ dành cho sửa chữa và thiệt hại.
💡F
Fixed duration – Khoảng thời gian cố định
Thời gian được đặt ra để hoàn thành công việc. Thời gian này không thể thay đổi ngay cả khi các chi tiết hay nguồn tài nguyên được sử dụng để hoàn thành dự án thay đổi.
Ví dụ: Khoảng thời gian cố định 3 tuần cho phần này của dự án sẽ khó hơn để đạt được do 3 thành viên trong nhóm của chúng ta đã rời đi
Forecast – Dự đoán
Một dự đoán sử dụng các thông tin sẵn có (ước tính về lương lai) về việc dự án sẽ như thế nào trong một giai đoạn cụ thể.
Ví dụ: Chúng ta dự đoán quy mô dự án này sẽ mất gấp đôi thời gian trong quý tiếp theo.
💡G
Goal – Mục tiêu
Mục tiêu hoặc kết quả mong muốn của một dự án.
Ví dụ: Mục tiêu của chúng tôi là bán 2 triệu đơn vị sản phẩm vào cuối năm tài chính.
Go/No go – Tiến thoái lưỡng nan
Khi một quyết định phải được đưa ra về việc dự án tiếp tục hay không
Ví dụ: Việc thiếu sự ủng hộ của chính quyền khiến dự án rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan
💡H
Handover – Chuyển giao
Phần dự án khi sản phẩm cuối cùng được đưa đến tay người dùng.
Ví dụ: Việc đưa những chiếc máy tính bảng đến người tiêu dùng khá là suôn sẻ trong buổi hội thảo
Human resource management plan – Kế hoạch quản lý nguồn nhân lực
Kế hoạch nêu rõ vai trò và mối quan hệ giữa những người làm việc cùng nhau trong một dự án và cách học sẽ được quản lý.
Ví dụ: Hãy tham khảo kế hoạch quản lý nguồn nhân lực nếu bạn cần cộng tác với ai đó trong dự án.
💡I
Inputs – Đầu vào
Nguồn lực, con người hoặc thông tin cần cho quản lý dự án trước khi một dự án có thể bắt đầu.
Ví dụ: Tôi cần biết chi phí ước tính cho đầu vào của dự án WaterHole chậm nhất là 9 giờ sáng mai.
Issue log- Nhật ký vấn đề
Bản ghi những vấn đề mà một dự án có thể có và những người có trách nhiệm giải quyết những vấn đề đó.
Ví dụ: Jack đã hoàn thành xuất sắc công việc cập nhật thường xuyên nhật ký vấn đề vì thế chúng tôi biết chính xác điều gì cần làm tiếp theo.
💡K
Kickoff meeting – Cuộc họp khởi động dự án
Cuộc họp đầu tiên giữa khách hàng và nhóm dự án, đảm bảo rằng tất cả mọi người đều vui vẻ và đồng ý về mục tiêu cuối cùng của dự án.
Ví dụ: Chúng tôi hào hứng về buổi họp khởi động dự án với sự tham gia của hơn 100 người.
Key performance indicator (KPI) – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc
Hệ thống dựa trên những gì được đo lường, được thiết lập ngay khi bắt đầu dự án để kiểm tra tiến trình vận hành của dự án.
Ví dụ: Lần cuối cùng bạn kiểm tra chỉ số đo lường hiệu quả công việc để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ là khi nào?
💡L
Lag/lag time – Độ trễ/ Độ trễ thời gian
Sự trì hoãn có thể xảy ra giữa hai giai đoạn của dự án
Ví dụ: Chúng tôi dự kiến sẽ mất hai ngày để giám đốc điều hành đọc và chấp nhận đề xuất của chúng tôi trước khi chúng tôi có thể bắt đầu giai đoạn tiếp theo.
Lateral thinking – Tư duy song phương
Quá trình hoặc phương pháp giúp nhóm thực hiện dự án đưa ra các ý tưởng hoặc giải pháp mới bằng cách nhìn nhận vấn đề theo hướng độc đáo và khác biệt.
Ví dụ: Tư duy song phương là cách tuyệt vời để khiến các cá nhân suy nghĩ sáng tạo hơn khi chúng ta đối mặt với các vấn đề như thiếu các nguồn lực.
💡M
Management – Ban quản lý
Một người hoặc những người có trách nhiệm lên kế hoặc dự án, tìm kiếm những người làm việc cho dự án và sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu.
Ví dụ: Thời gian phản hồi nhanh chóng và phản hồi tuyệt vời của ban quản lý đã giúp dự án hoàn thành dễ dàng hơn.
Milestone – cột mốc
Những thời điểm quan trọng trong một dự án được voi là mục tiêu để đánh dấu tiến độ thành công của một dự án. Chúng cũng thường đánh dấu thay đổi từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.
Ví dụ: Cho tới bây giờ, chúng tôi đã đạt được 3 mốc quan trọng. Chỉ cần hoàn thành 4 mốc nữa thôi.
N
💡Negotiation – Đàm phán
Cuộc thảo luận giữa 2 phe nhằm mục đích sửa chữa sai sót và đi đến thỏa thuận.
Ví dụ: Cuộc đàm phán giữa chúng tôi và bên nhà cung cấp đã kết thúc thành công vào 2 ngày trước
Nonlinear management (NLM) – Quản lý phi tuyến
Quy trình quản lý khuyến khích khả năng tự tổ chức và thích ứng của một nhóm dự án.
Ví dụ: Quản lý phi tuyến đã giúp những người trong dự án sử dụng thời gian tốt hơn, dẫn đến những kết quả tốt hơn.
💡O
Objective – Mục tiêu
Một tuyên bố rõ ràng và ngắn gọn về mục tiêu của bất kỳ công việc nào được hoàn thành.
Ví dụ: Mục tiêu tiên quyết của chúng tôi là thực hiện một cuộc khảo sát về việc sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động trong cộng đồng thanh thiếu niên.
Output – Đầu ra
hẩm, như điện thoại hoặc phần mềm, được hoàn thiện ở cuối kỳ của dự án.
Ví dụ: Đầu ra là 50000 chiếc vào tháng trước
💡P
Phase – Giai đoạn
Một giai đoạn đặc biệt là một phần của toàn bộ dự án
Ví dụ: Giai đoạn đầu của dự án khá căng thẳng
Project Schedule – Lịch trình dự án
Lịch các sự kiện đã lên kế hoạch được sử dụng để giúp quản lý các nguồn lực và công việc dự án, từ đó hoàn thành dự án thành công.
Ví dụ: Lịch trình dự án giúp chúng tôi đi đúng hướng và quản lý thời gian tốt hơn.
💡Q
Quality assurance – Đảm bảo chất lượng
Một phương pháp kiểm tra sản phẩm để chắc chắn rằng sản phẩm đó đáp ứng yêu cầu và không có lỗi hay sai lầm nào.
Ví dụ: Bộ phận đảm bảo chất lượng đã làm thêm giờ để chắc chắn rằng sản phẩm hoạt động tốt.
Quality control – Kiểm soát chất lượng
Phương pháp kiểm tra sản phẩm mẫu thử để chắc chắn rằng sản phẩm đáp ứng kỳ vọng của người dùng.
Ví dụ: Kiểm soát chất lượng trong quy trình này giúp chúng tôi hoàn thành dự án sớm hơn dự kiến.
💡R
Resources – Các nguồn lực
Nguồn cung tiền, vật liệu, nhân công, thông tin và những tài sản khác cần để hoàn thành một dự án.
Ví dụ: Dự án thất bại vì nó thiếu các nguồn lực tài chính để hoàn thành đúng thời hạn.
Risk management – Quản trị rủi ro
Khả năng quản lý sự kiện hoặc tình huống có thể xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến dự án.
Ví dụ: Hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả giúp cho công ty tránh số tiền nợ 10 triệu $.
💡S
Schedule – Lịch trình
Danh sách cụ thể các bước thực hiện dự án, bao gồm cả các mốc sự kiện từ khi dự án bắt đầu đến khi kết thúc.
Ví dụ: Lịch trình dự án đầy đủ được gửi tới tất cả các bên liên quan.
Scope – Mục đích
Tất cả những thứ mà một dự án cần đạt được để được coi là một dự án xuất sắc
Ví dụ: Thể theo mục đích của chúng ta, chúng ta đã vượt quá mong đợi
💡T
Target outcomes – Kết quả mục tiêu
Mục tiêu có thể đo lường được sử dụng để đánh giá mức độ thành công và đo lợi ích của một dự án.
Ví dụ: Một trong số những mục tiêu cho chiếc được thoại này là giảm thời gian khởi động xuống còn 3 giây.
Task – Nhiệm vụ
Một công việc cụ thể cần được hoàn thành. Những dự án thường được chia thành các nhiệm vụ để giúp việc đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.
Ví dụ: Nhiệm vụ đầu tiêu trong ngày của bạn là pha cà phê cho quản lý dự án.
💡U
User story – Bản tóm tắt nhu cầu người dùng
Bản mô tả về những gì người dùng cuối cùng cần từ một sản phẩm.
Ví dụ: Bản tóm tắt nhu cầu người dùng cho chúng tôi cái nhìn chi tiết về cách phụ nữ sử dụng các ứng dụng thời trang một cách chính xác.
💡V
Value tree – Cây giá trị
Các tính năng hay chất lượng của một dịch vụ hay sản phẩm quyết định giá trị của nó.
Ví dụ: Ứng dụng âm nhạc của chúng tôi có cây giá trị là 5/5 vì nó miễn phí và người dùng có thể lưu danh sách phát trực tiếp trên điện thoại.
Virtual team – Nhóm ảo
Nhóm những người làm việc từ các địa điểm hoặc tổ chức khác nhau.
Ví dụ: Nhóm áo của chúng tôi có các đạo diễn, nghệ sĩ người viết quảng cáo từ khắp nơi trên thế giới
💡W
Worst case scenario – tình huống tệ nhất
Dự đoán về sự kiện tiêu cực nghiêm trọng nhất có thể xảy ra trong một tình huống
Ví dụ: Tình huống tệ nhất có thể xảy ra là mưa lớn có thể cuốn trôi cát dùng cho dự án xây dựng.
Work stream – Dòng công việc
Công việc hoàn thành bởi các nhóm khác nhau để giúp dự án đạt được mục tiêu.
Ví dụ: Dòng công việc có 3 nhóm chính: phát triển, đảm bảo chất lượng và tiếp thị.
💡X
X-Bar Control Charts – Biểu đồ Kiểm soát X-bar
Hai biểu đồ tách biệt thể hiện phạm vi các mẫu thử trung bình của một sản phẩm cụ thể, như trọng lượng và nhiệt độ, trong một khoảng thời gian cụ thể.
Ví dụ: Biểu đồ kiểm soát X-Bar cần được sửa đổi do chúng tôi chú ý đến các rủi ro mới.
Bạn nghĩ gì về danh sách trên? Có từ nào quen thuộc với bạn hay không? Cách tốt nhất để làm quen với chúng là luyện tập! Sử dụng trong các cuộc họp hoặc báo cáo và thực hành với bạn học hoặc động nghiệp.
Trước khi bạn biết điều đó, Tiếng Anh về quản lý dự án sẽ dễ dàng như bảng chữ cái ABC
*******************
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
Bài viết gốc: FluentU
Người dịch: Vũ Thị Thùy Dương
Khi chia sẻ cần phải trích nguồn là “Người dịch: Vũ Thị Thùy Dương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10968
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 38