Khả năng giao tiếp là nền tảng để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả và trước tiên là phải hiểu được các bước để xác định và phát triển một phong cách giao tiếp riêng biệt. Dựa vào những ý kiến được nêu ra bởi những người đứng đầu tổ chức “Người có khả năng dẫn dắt một cuộc trò chuyện không phải là người đang nói, mà là người đặt ra các câu hỏi”. Gần đây tôi đã được nhắc nhở về câu ngạn ngữ này, nó thật sự đã chứa đựng tất thảy sự khôn ngoan và khéo léo trong đó. Chúng ta thường nói liên tục và nhanh chóng những vấn đề chúng ta nghĩ là chúng cần thiết để giữ vị trí dẫn dắt cuộc trò chuyện thay vì chủ động lắng nghe và đặt câu hỏi với người mà chúng tôi đang nói chuyện cùng. Thông thường, chúng ta mong muốn được hiểu hơn là tìm cách hiểu người khác trước, ngoài ra chúng ta có xu hướng hành động theo một trong hai cách sau: hành động, cư xử theo lý trí hoặc là theo tình cảm. Mỗi tình huống khác nhau đòi hỏi các phương pháp giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, thách thức là khi một trong hai trở nên mạnh mẽ hơn, vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, bạn có biết mình đang giao tiếp theo lý trí hay cảm xúc không?
📌Giao tiếp dựa trên lý trí và cảm xúc
Bạn có thể đoán xem ai sẽ có xu hướng được chọn nhiều hơn không? Nếu lựa chọn của bạn là cảm xúc thì bạn đã đúng. DNA của chúng ta bắt nguồn từ cảm xúc và chúng ta phản ứng theo cảm xúc với những thứ xung quanh. Giả sử bạn đang ở trong xe và đột nhiên gặp vấn đề bạn sẽ hành xử như thế nào? Có thể bạn sẽ đảo mắt, có thể bạn ném đồ vật hoặc có thể bạn nói những điều không được hay để biểu đạt cảm xúc của mình thì đó chính là biểu thị của con người hành xử theo cảm xúc.
Phản ứng theo cảm xúc không phải lúc nào cũng xấu. Thể hiện niềm tự hào, hạnh phúc, phấn khích … thì luôn được khuyến khích. Thử tưởng tượng khi con bạn đậu vào đại học, và thay vì thể hiện niềm vui sướng trên khuôn mặt thì phản ứng duy nhất của bạn là “tốt rồi, nó sẽ là tiền đề để con có được công việc tốt trong tương lai ” nó nghe có vẻ hợp lý nhưng hơi lạ lùng bởi đó là một tình huống đòi hỏi một phản ứng cảm xúc vui mừng, phấn khích. Chúng ta không hẳn là được dạy về cách sử dụng lý trí của mình khi phản ứng với điều gì đó mà nhanh chóng phản ứng với các tình huống thay vì bình tĩnh quan sát, hít thở sâu và xem xét các chuyển động để quyết định cách ứng phó. Người có khả năng giao tiếp tốt sẽ nhận ra được vai trò của lý trí và cảm xúc trong cuộc trò chuyện. Chúng ta cũng không thể kiểm soát cách người khác phản ứng với từng tình huống. Vì vậy ngay cả khi chúng ta đã tìm thấy sự cân bằng hoàn hảo giữa lý trí và cảm xúc khi giao tiếp với người khác thì vẫn luôn có sự khác biệt bởi vì không có ai là giống nhau 100% và suy nghĩ của mỗi người cũng không giống nhau.
📌Vậy thì làm thế nào để mang lại sự cân bằng cho các cuộc trò chuyện ở nơi làm việc?
Khi nghĩ về những thứ như thế này, tôi thường suy nghĩ xem nó phù hợp với công việc kinh doanh của tôi như thế nào. Cho dù chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn cách mọi người giao tiếp, nhưng chúng ta có thể chỉ cho nhau cách để hiểu được sự khác biệt giữa các loại giao tiếp.
1.Thừa nhận sự thiếu nhận thức của bản thân
Tôi không chắc mọi người có thực sự biết về sự khác biệt trong cách chúng ta phản ứng với mọi thứ hay không. Tôi sẽ thừa nhận rằng từ vài năm trước bản thân tôi đã không như vậy. Tiềm thức của chúng ta dường như không quan tâm nhiều đến việc giữ lại thông tin này. Nhận thức là bước đầu tiên để trở thành một người giao tiếp giỏi. Hãy ghi nhớ điều này khi giao tiếp với đồng nghiệp, biết thừa nhận bản thân thiếu nhận thức và tự hỏi bản thân xem bạn có thể làm gì để giúp người khác nhận ra khi nào họ phản ứng hợp lý và khi nào họ phản ứng dựa trên cảm xúc.
2. Thừa nhận cảm xúc
Kỹ năng lắng nghe tích cực rất quan trọng trong việc khuyến khích sự giao tiếp hài hòa. Bắt đầu bằng cách đặt các câu hỏi để thăm dò và đảm bảo bạn đã thực sự hiểu được vấn đềvà hãy lắng nghe câu trả lời một cách khách quan nhất. Điều quan trọng là phải chấp nhận cảm xúc của người khác khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Những câu đại loại như “Tôi có thể hiểu tình huống này khiến bạn phải bực bội như thế nào” có thể giúp người kia cảm thấy họ được lắng nghe và giúp họ cảm thấy bản than được xoa dịu sự căng thẳng trong cảm xúc. Nó sẽ là bước đệm để cùng nhau tìm ra các giải pháp cho vấn đề tồn đọng.
3. Sắp xếp lại cuộc trò chuyện
Một cách khác để tạo cuộc trò chuyện là thông qua lăng kính của sự tích cực và tiêu cực. Sau khi để cảm xúc lấn áp và bắt đầu ngày mới với một suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ bắt đầu có một chuỗi những phản ứng cùng với nguồn năng lượng tiêu cực bên trong mình và rồi chúng được chuyển qua lại giữa bạn và bất kỳ ai mà bạn giao tiếp. Lý trí và cảm xúc cũng có những điểm chung giống nhau do đó hãy lựa chọn lối suy nghĩ tích cực và rồi bạn sẽ biết cân bằng những cảm xúc tích cực, tiêu cực của mình.
4. Xác định nguồn gốc của xung đột tự phát
Chúng ta không nên đổ lỗi cho người khác để cảm xúc leo thang mà hãy học cách đối mặt với những xung đột của bản thân. Giao tiếp sễ bị phá vỡ khi một bên áp đặt nguồn gốc của xung đột vào người còn lại. Thực tế là xung đột là thứ tồn tại giữa hai người. Khi tập trung vào việc tìm kiếm cách giải quyết của vấn đề hơn là vào đối phương, bạn sẽ thể tìm thấy điểm chung và một khi cả hai người ở cùng một phía để tìm kiếm giải pháp, thì việc giải quyết xung đột đã trở nên hợp lý và mọi người đều đã thành công với việc xác định nguồn gốc xung đột và tìm được giải pháp của vấn đề.
5. Áp dụng tại nơi làm việc
Luôn có những chương trình đào tạo tại nơi làm việc vậy hãy thêm một cái gì đó như thế này vào chương trình giảng dạy của bạn. Nếu không có người nào trong nhóm của bạn đứng ra chịu trách nhiệm về việc này, thì hãy thuê một chuyên gia đến và để họ thuyết trình. Điều quan trọng là phải dạy họ những kỹ năng giao tiếp bằng cách sử dụng các ví dụ thực tế. Và nhớ kiểm tra bản thân thường xuyên để chắc rằng bạn có đang thiết lập mô hình giao tiếp hiệu quả không? Có thể phân biệt giữa giao tiếp lý trí và cảm xúc là một siêu năng lực của nhà lãnh đạo. Đúng vậy, đó là một con người siêu năng lực. Tìm sự cân bằng giữa hai điều đó – để đúng lúc, đúng chỗ – và giúp những người khác làm điều tương tự. Mọi người đều muốn cảm thấy được thấu hiểu, không ai thích xảy ra những cuộc xung đột. Hãy bắt đầu bằng cách đánh giá cách thức giao tiếp của riêng bạn, sau đó nuôi dưỡng, gây dựng văn hóa giao tiếp hợp lý kết hợp với nhóm của bạn bởi có ai lại không muốn lãnh đạo một công ty chứa đầy những nhà giao tiếp tài ba xuất chúng chứ?
———————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
* Bài viết gốc: Entrepreneur.com
* Người dịch: Nguyễn Thị Mai Quyên
* Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Mai Quyên – Nguồn iVolunteer VietNam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10763
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.