“Thật sự phải cảm ơn tên bạn trai “miệng lưỡi” của mình (tác giả) nhiều, từ việc người ta chỉ cần thuê một con bé viết content, nhờ hắn giúp mình thể hiện, họ cho mình lên làm co-founder, và giờ họ vừa đề xuất tăng gấp rưỡi lương cho mình trong mùa dịch, mặc dù mình không đòi hỏi.
Công thức chỉ gói gọn trong một câu: Đừng nghĩ như nhân viên, hãy nghĩ như co-founder!
Bài này mình sẽ nói ngắn gọn, chủ yếu tập trung vào quá trình ban đầu khi mới tiếp xúc và tìm hiểu về “sếp” của bạn. Sau đó, mình sẽ viết một bài khác để chia sẻ kĩ hơn về quá trình làm việc. Trường hợp của mình là làm việc cho start-up, nhưng tư duy này cũng có thể áp dụng khi bạn làm việc tại bất kì tổ chức nào.”
📌I. QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU NHAU
🌵1. Khi startup nói họ sẽ không trả cho bạn được nhiều, hãy hỏi lại ngay: “Vậy em sẽ nhận được gì ngoài lương không anh?”. Nói đến đây sẽ đụng trúng vào quả tim đen của các founder startup, vì về cơ bản thì founder nào cũng tự hào về startup của mình cả.
“Có chứ, để anh miêu tả mô hình kinh doanh của công ty anh cho em, chắc chắn em sẽ thấy hứng thú”.
Sau đó họ sẽ kể cho bạn một tràng dài về “đứa con tinh thần tiền bạc tâm huyết tâm can mồ hôi nước mắt của họ”.
👍Lúc này, hãy nói chuyện thân tình với họ, cứ thoải mái bộc lộ suy nghĩ, tư duy của mình ra:
“Em thấy mô hình này khá hay nè, ở nước ngoài họ đang làm nhiều mà Việt Nam chưa có, nhưng về Việt Nam có lẽ nó sẽ khó lan tỏa được do ABC, em nghĩ mình đổi việc A này sang B, hoặc C, anh đã nghĩ đến việc đó chưa?”
👍Bất cứ founder nào cũng muốn tìm được một người chịu lắng nghe hay cùng bàn luận về ý tưởng kinh doanh và tầm nhìn lớn lao của người ấy – như một người nghiện rượu tìm được bạn nhậu, như một người say tìm được người trút bầu tâm sự. Người ta sẽ say mê bàn luận với bạn cả buổi, đến quên cả thời gian.
Chốt câu chuyện, hãy chủ động hẹn người ta đi cà phê để trao đổi kĩ hơn về các khía cạnh trong công việc.
🌵2. Trước khi đến gặp họ, hãy nghĩ thật kĩ về mô hình kinh doanh của họ, hãy kể với người khác và cùng bàn luận về nó. Giờ thì bạn đã xác định được mô hình này có vấn đề gì, điểm nào bạn cần chất vấn lại founder, điểm nào bạn muốn đề nghị giải pháp.
Lưu ý: Không phải vì người ta chỉ thuê bạn làm một vị trí content nho nhỏ, mà không quan tâm đến khâu vận hành, marketing, tài chính của startup đó. Trong sâu thẳm, founder nào cũng khao khát tìm được một co-founder nhiệt huyết và sẵn sàng gánh vác cùng mình.
🌵3. Sau buổi cà phê (đây chính là một buổi phỏng vấn ít nghiêm túc), cần nắm được ít nhất 4 ý chính sau:
• Công ty bán sản phẩm gì?
• Nguồn tiền kiếm được từ đâu?
• Tầm nhìn của lãnh đạo là gì?
• Họ đang mong muốn gì ở mình?
🌵4. Sau buổi nói chuyện thân mật, có thể còn bước làm bài test theo quy trình tuyển dụng của một số công ty, tuy nhiên, nếu cậu đã làm đầy đủ 3 bước trên rồi, thì khả năng được nhận là 99,9%, bài test chỉ là để hợp thức hóa mọi thứ mà thôi.
Nhớ nhé, nếu làm đủ 3 bước trên rồi, thì founder SẼ MUỐN CÓ CẬU, chỉ là cậu có muốn chọn người ta hay không thôi. Cậu ở kèo trên, cậu có quyền.
Giờ thì cậu không cần deal lương, người ta tự giác trả cho cậu cao hơn so với mặt bằng chung. Vì người ta không muốn mất cậu.
“Nghệ thuật của việc deal lương nằm ở việc đừng deal lương.”
📌II. TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
🌵5. Trong quá trình làm việc, đừng “im lặng là vàng”, hay đợi người ta hỏi về công việc mình mới trả lời. Dù có ít nói đến mấy bạn cũng phải thường xuyên trao đổi với founder/leader về các cách phát triển công việc.
“Anh, em nghĩ mình nên làm như thế này thì tối ưu hơn…”, “Anh, em đang thấy có vấn đề này, anh định hướng giải quyết sao?”, “Anh, em thấy có bọn này cũng đang làm giống mình nè…”.
Khi làm việc, chắc chắn cậu sẽ bị “ám ảnh” đôi chút về công việc. Nhưng đừng trở thành một nhân viên âm thầm, mẫn cán, chăm chỉ trong bóng tối. Phải thể hiện điều đó ra với leader của mình. Nghe buồn nhưng mà nếu bạn không nói, sếp sẽ không biết bạn đang quan tâm đến công việc đâu!
(Còn phần 2)
Tác giả: Khương Sao Mai
Chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng hữu ích!
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/3015
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 17