Kỹ Năng

8 Điều Giúp Nhân Viên Vui Vẻ Và Tin Tưởng Doanh Nghiệp Trong Đại Khủng Hoảng Lao Động

Những công ty quan tâm tới sự vui vẻ thoải mái của nhân viên ở nơi làm việc thì cuối cùng sẽ giành được chiến thắng, đó là nhận định từ chính những người đứng đầu của doanh nghiệp, tổ chức. Người lao động hiện nay đang đòi hỏi phải có một số kinh nghiệm nhất định và những người sử dụng lao động không thể đáp ứng tiêu chuẩn mới này đang phải đối mặt với mức doanh thu cao hơn, thách thức quan hệ nhóm tăng lên và trở nên thụt lùi so với những người còn lại. Một cuộc khảo sát gần đây do Wisetail ủy quyền cho thấy sáu trong mười Millennials và Gen-Xers tin rằng rời bỏ công việc gần đây của họ là quyết định sáng suốt nhất của họ, với 55% trong số những người được hỏi đã khẳng định rằng họ đã quyết định như vậy để có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống của mình. Do đó chúng tôi đã xác định được 8 điều mà hầu hết người lao động muốn từ cấp trên của họ. Có thể bạn sẽ thấy rằng đây không phải là những sáng kiến ​​đắt giá bởi chúng liên quan tới cách chúng ta đối xử với nhau giữa những con người.

1.Sự minh bạch và rõ ràng

     Nhân viên phải tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo của họ và phải biết rằng tất cả những gì ban lãnh đạo đang làm đều là những điều đúng đắn vì lợi ích của nhân viên và tổ chức nói chung. Ngay cả khi có những thông tin khó để có thể chia sẻ ra thì các nhà lãnh đạo giỏi sẽ vẫn có thể thông báo thông tin này cho nhân viên của họ.

2.Nhận được những phản hồi

Chắc hẳn tất cả những người đã thực hiện các cuộc phỏng vấn để xin nghỉ việc sẽ nói với bạn rằng nhân viên không rời bỏ công ty, điều họ quyết định rời họ rời bỏ chính là người sếp. Lý do rời đi thường được nhắc đến nhiều nhất là nhân viên không có mối quan hệ tốt với sếp của họ và họ cũng không nhận được sự đáp lại từ chính sếp của mình. Những nhà quản lý,lãnh đạo giỏi sẽ thêm sự liên kết với nhân viên vào lịch trình của mình. Ví dụ tổ chức các cuộc họp riêng tư hàng tuần hoặc hàng tháng và thông báo cho từng nhân viên để họ nắm được.

 3. Có quyền tự chủ

Nói đơn giản là để nhân viên tự chủ về công việc của họ và không bị quản lý ,đốc thúc. Nhân viên tự quản lý, giải quyết các vấn đề của riêng họ và tự giải quyết những thách thức hàng ngày trong công việc. Người giám sát vẫn ở đó để hỗ trợ khi nhân viên cần nhưng là một cách âm thầm quan sát từ xa.

4. Sự trợ giúp và cố vấn  

Đôi lúc người nhân viên sẽ cần đến sự hỗ trợ từ một người khác không phải là người giám sát trực tiếp của họ. Sự cố vấn và huấn luyện giúp cho nhân viên có thể kết nối với những người khác trong và ngoài tổ chức. Một người cố vấn có thể hỗ trợ hướng dẫn cho công cuộc phát triển doanh nghiệp, xác định các cơ hội phát triển cá nhân và hoàn thiện kỹ năng cần thiết.

5. Sự coi trọng

Đây có lẽ là phần dễ đạt được nhất trong danh sách này, nhưng bạn cần lưu ý rằng sự quan tâm và tôn trọng là những điều mà nhân viên mong muốn nhất từ chính người sếp của mình, những người mà quan tâm đến giá trị của nhân viên và để ý tới nhân viên không chỉ là những đóng góp mà nhân viên đem lại cho công ty. Bất kể người nhân viên nào cũng đều muốn cảm thấy bản than có giá trị và được đánh giá cao vì những đóng góp của mình. Một người quản lý tốt, người sếp tốt sẽ luôn sẵn sàng trợ giúp khi cần thiết, lắng nghe phản hồi và tạo cơ hội để trò chuyện cùng nhân viên.

6. Có ý nghĩa nhất định

Nhân viên luôn muốn cảm thấy họ đang đóng góp những thứ lớn lao hơn cho doanh nghiệp, đây chính là cơ hội để các công ty xác định rõ ràng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và mục đích của mình và một khi người lao động nắm bắt được các nguyên lý này, họ có thể sẽ gắn bó và có những đóng góp nhiều hơn nữa về sau cho công ty của mình.

7. Cơ hội phát triển

Nghiên cứu của Gallup chỉ ra rằng có tới 87% thế hệ lao động chủ lực có “cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc”, điều này đặc biệt quan trọng với họ trong công việc. Những nhân viên không nhìn thấy cơ hội của sự nghiệp trong tổ chức có khả năng là đã không giành thời gian để tìm hiểu và họ đang làm việc một cách kém hiệu quả. Các sáng kiến ​​phát triển sẽ luôn đem lại cho bạn kiến ​​thức, kỹ năng và cơ hội thăng tiến trong công việc.

8. Những phúc lợi từ công ty

Đại dịch vừa qua đã chứng minh rằng lực lượng lao động ngày nay đang rất eo hẹp. Những công ty nỗ lực chăm sóc bồi dưỡng cho nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ thấy rằng họ có khả năng xây dựng sự gắn bó với nhân viên tốt hơn. Chỉ khi các nhà lãnh đạo thực hiện đúng cách và hiệu quả, các chương trình phúc lợi, an sinh của công ty góp phần như một thứ công cụ để nhân viên có những hành vi cư xử phù hợp và chăm chỉ làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

———————————————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

* Bài viết gốc: Entrepreneur.com

* Người dịch: Nguyễn Thị Mai Quyên

* Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Mai Quyên – Nguồn iVolunteer VietNam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10803

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ