Sau một loạt các nghiên cứu đang diễn ra, Microsoft đã chính thức quyết định rằng một khoảng cách sau một dấu chấm câu là hợp lý, chứ không cần hai khoảng cách.
Trong tương lai, các tài liệu Word sẽ nhận diện 2 khoảng trống sau dấu chấm câu là một lỗi sai và sẽ đưa ra các đề xuất thông qua các trình chỉnh sửa đặc trưng trên các ứng dụng khác nhau của chúng. Tất nhiên, những đề xuất này có thể bị bỏ qua, nhưng sự thay đổi cho thấy bước chuyển mình trong tiêu chuẩn ngữ pháp.
Những người vẫn cho rằng 2 khoảng trống sau dấu chấm câu là cách đúng đắn hoặc ít nhất vẫn bảo thủ trong thế kỷ 21 có khả năng là sản phẩm phụ của thời đại máy đánh chữ.
Máy đánh chữ kiểu cũ sử dụng phông chữ một khoảng trống để phân phối một lượng khoảng cách ngang bằng nhau cho mọi ký tự. Để cho phép các ký tự hẹp như “I” có được cùng một lượng không gian như các ký tự như “m”, một khoảng trống bổ sung được yêu cầu sau khi dấu câu kết thúc một câu. Bằng cách này, chúng ta đã đi đến được kết luận cụ thể.
Với những ứng dụng kỹ thuật số tạo phông chữ, 2 khoảng trống đã không còn cần thiết. Ngay cả khi những phát triển này được xem xét, hai khoảng trống vẫn giữ được vị thế ngữ pháp trong một khoảng thời gian nhất định.
Tất cả điều này đã thay đổi khi chủ tịch Denver, Alan Chen trở nên nổi tiếng sau khi tài liệu mà anh ta tham gia báo lỗi hai khoảng trống sau dấu chấm câu.
“Một khoảng trống là đủ,” Mr.Chen chia sẻ. “Điều này thật tuyệt vời. Bạn sẽ cho rằng các cá nhân sẽ băn khoăn nhiều điều trong suốt thời gian dịch.”
“Là mấu chốt của cuộc tranh luận về khoảng trống, chúng tôi biết đây là một lựa chọn liên quan đến phong cách nên có thể không phải là sở thích của tất cả các nhà văn, đó là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục thử nghiệm với người dùng và cho phép những đề xuất này dễ dàng được chấp nhận, bỏ qua hoặc loại bỏ trong bản biên tập”, Kirk Gregersen, giám đốc đối tác quản lý chương trình tại Microsoft, nói, trong một tuyên bố với The Verge.
Có những xác nhận học thuật có giá trị cho nhiều khoảng trống. Rebecca Johnson, phó giáo sư tại khoa tâm lý học của Skidmore, đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa các kích thích (được chỉ định về mặt vật lý) và những cảm giác và nhận thức được gợi lên bởi những kích thích này liên quan đến cuộc tranh luận khoảng trống lớn. Theo nghiên cứu của cô, tất cả độc giả đều được hưởng lợi từ việc có hai khoảng trống sau dấu chấm câu.
Trong báo cáo Skidmore, những người viết với hai khoảng trống sau dấu chấm câu cho thấy sự gia tăng tốc độ đọc 3% khi đọc văn bản với hai khoảng trống sau các dấu chấm câu, so với một khoảng trống. Điều này tương đương với trung bình chín từ bổ sung mỗi phút so với hiệu suất của họ trong điều kiện một khoảng trống.
“Tăng khoảng cách đã được chứng minh là giúp tạo điều kiện xử lý trong một số nghiên cứu đọc khác”, Johnson giải thích trong một bản phát hành. “Loại bỏ khoảng trống giữa các từ hoàn toàn ảnh hưởng tới khả năng đọc trôi chảy của chúng ta và tăng dung lượng khoảng trống giữa các từ giúp chúng ta xử lý văn bản nhanh hơn.”
Trong khi đó, việc áp dụng hai khoảng trống được đánh giá cao như một sở thích phong cách. Điều này có thể thay đổi khi nhiều hệ thống thừa nhận bản chất lỗi thời của cách tiếp cận có lợi cho các chương trình phông chữ tỷ lệ.
“Đặt hai khoảng trống sau một dấu chấm câu có ý nghĩa trong thời đại cơ học, khi các chữ cái được tạo ra bởi máy đánh chữ có cùng chiều rộng. Với một khoảng trống ở cuối câu, trang web xuất hiện có chút chật chội. Các chuyên gia được ủy quyền thường lội bằng giấy tờ dày đặc chứa đầy trích dẫn là một trong nhiều người ủng hộ lớn nhất,” Metropolitan News báo cáo.
_________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10617
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 24