Những nhà quản lý tuyển dụng luôn biết cách “đánh hơi” ra xem liệu ứng viên có thực sự hứng thú với công việc hay chỉ đến phỏng vấn với mục đích thoát khỏi tình trạng hiện tại của họ.
Người phỏng vẫn cũng có thể dễ dàng biết được liệu bạn có thực sự bỏ công sức ra tìm hiểu về công ty của họ và sản phẩm hay dịch vụ họ đem lại hay không hay chỉ là muốn dạo qua thử sức. Dưới đây là 5 cách để giúp bạn gây ấn tượng với phía quản lý tuyển dụng ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên.
1. Biết rõ lý do vì sao bạn tới cuộc phỏng vấn
Đi phỏng vấn xin việc cũng không khác mấy với đi một buổi hẹn hò giấu mặt. Nếu bạn không hào hứng lắm với việc đi tới đó, phía quản lý tuyển dụng (hoặc đối tượng của bạn) sẽ nhận thấy ngay lập tức và tự hỏi vì sao bạn cảm thấy việc đến đó khiến bạn muộn phiền. Nếu bạn trông như giả bộ cho có và dường như tới đây vì những lý do sai lầm, nhà tuyển dụng nhiều khả năng sẽ loại bỏ tư cách ứng viên của bạn ngay khi bạn bước ra khỏi cửa.
Khi nhà quản lý tuyển dụng hỏi rằng tại sao bạn hứng thú với công việc này, bạn không thể trả lời rằng, “vì bên phía anh/chị liên lạc với tôi,” hay là “vì bạn tôi giới thiệu.” Câu trả lời của bạn phải truyền tải được sự nhiệt huyết—và quan trọng nhất là sự kết nối—với cơ hội đó. Đưa ra một lý do thành thật vì sao bạn đồng ý tới cuộc phỏng vấn bằng cách cho thấy sự tò mò với vị trí đó cũng như niềm tin rằng đó là một cơ hội việc làm thú vị.
2. Dùng thử các sản phẩm trước khi đi phỏng vấn
Cách tốt nhất để có một cuộc hội thoại hào hứng và sâu sắc về công ty và các sản phẩm hay dịch vụ của họ, chính là dùng thử các sản phẩm đó trước khi bạn có mặt ở buổi phỏng vấn. Điều đó có thể có nghĩa là lên YouTube và xem từng video phát hành sản phẩm hay hướng dẫn sử dụng bạn có thể tìm thấy. Trước buổi phỏng vấn, hãy tỏ ra tò mò về sản phẩm đó và về công ty. Tìm hiểu lịch sử công ty, quỹ đạo tăng trưởng, và cách mà sản phẩm và dịch vụ của họ thay đổi qua từng năm. Điều này sẽ giúp bạn có một cuộc trò chuyện mang tính hợp tác về những mục tiêu của công ty và đưa ra gợi ý về những giải pháp và cách cải thiện.
3. Biết những ‘điểm đau’ của họ
Khi đã đến bước nghiên cứu về công ty và các sản phẩm rồi, bạn sẽ có được một mức uy tín nhất định mà cho phép bạn tạo ra một sự kết nối với phía quản lý tuyển dụng ngay lập tức. Sau đó hãy sử dụng chuyên môn của bạn—dù là trong lĩnh vực kỹ thuật, điều hành doanh nghiệp, phân tích dữ liệu, đột phá tăng trưởng, vân vân—để cho bên quản lý thấy được góc nhìn độc đáo mà bạn đem tới. Ví dụ, bạn có thể nói rằng, “Đây là những gì tôi thấy từ góc nhìn của tôi, và những gì mọi người có thể làm để cải thiện,” dù là bạn có đang nói về các cách thu hút nhóm khách hàng thích nghi nhanh hay cách đưa ra nhiều thông điệp mục tiêu cụ thể tới khách hàng hơn.
4. Đừng sợ hãi việc không tán thành
Các quản lý tuyển dụng thích các ứng viên thể hiện cách mà họ truyền tải những thông điệp có tính tiêu cực. Họ muốn đảm bảo rằng những bất đồng của bạn sẽ không dẫn tới một môi trường ‘độc hại’. Bạn cần phải cho thấy rằng dù bạn có những ý kiến khác biệt, bạn vẫn có thể làm việc tốt với người khác vì thế đừng sợ việc phải bày tỏ quan điểm trái ngược của mình trong buổi phỏng vấn. Một cách để thể hiện khả năng phản đối mà không dẫn tới drama là bạn có thể có một cuộc thảo luận lành mạnh kể cả khi bạn có một quan điểm khác hoàn toàn. Một cách để nói về điều này đó là hãy hỏi bên quản lý rằng, “Thực ra tôi có một góc nhìn khác. Anh/chị muốn nghe nó chứ?
5. Hãy thể hiện qua bảng trắng
Nếu người phỏng vấn hỏi bạn cách giải quyết một vấn đề mà trong phòng khi đó lại có một tấm bảng trắng, hãy sẵn sàng sử dụng nó. Quản lý tuyển dụng muốn nhìn thấy cách bạn suy nghĩ thông suốt các vấn đề và cách giải quyết chúng vì thế hãy chớp lấy cơ hội và dẫn dắt họ xem dòng suy nghĩ của bạn bằng việc viết ra những ý tưởng cơ sở xây dựng cho chiến lược của bạn. Mời họ cùng động não. Và đừng lo lắng khi câu trả lời đó sai. Mục đích chính của bạn là cho họ thấy cách bạn xử lí vấn đề và mời những người khác tham gia vào quá trình đó.
Nếu bạn không thoải mái với việc dùng bảng trắng, có thể mang laptop của bạn tới buổi phỏng vấn và có một biểu đồ sẵn để cho họ thấy cách bạn giải quyết vấn đề tương tự. Bạn có thể cho họ xem cách bạn đã xử lí nó và kết quả sau cùng. Nó có thể tạo ra một buổi đối thoại tuyệt vời và một ấn tượng mạnh mẽ trong vòng phỏng vấn.
Luôn khắc ghi tâm thế rằng bạn nên thể hiện sự tự tin của mình và cho họ thấy bạn là một ứng viên mà công ty thực sự muốn tuyển.
_______________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Hoàng Khánh Linh.
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Hoàng Khánh Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9401
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 22